TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, November 28, 2009

"VN phá giá tiền gây căng thẳng ở châu Á" , sao "Thủ tướng khẳng định không phá giá tiền đồng???"

Quyết định phá giá đồng tiền Việt Nam đang làm căng thẳng gia tăng trên cả châu Á vì các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu trong vùng đang tranh nhau tạo ưu thế khi đơn đặt hàng từ Âu Mỹ dần phục hồi.

Đó là đánh giá của báo Wall Street Journal trong bài từ Hà Nội và Hong Kong 27/11/2009 về tin Việt Nam phá giá 5 phần trăm tiền đồng hôm thứ Tư vừa qua.

Các tác giả bài báo, James Hookway và Alex Frangos cho rằng đây là lần thứ ba từ tháng 6/2008 Việt Nam phá giá đồng tiền của mình.

Tuy nhiên, lãnh đạo Việt Nam chỉ gọi sự kiện quan trọng này là "điều chỉnh linh hoạt".

Tờ Wall Street Journal nhận định rằng có thể không có mấy nước châu Á làm theo Việt Nam nhưng nước cạnh tranh như Thái Lan đang phải chuẩn bị để không bị rớt khỏi cuộc chơi.

Nhà đầu tư quan tâm

Ông Phạm Thiên Long, chuyên gia tài chánh độc lập từ thành phố Hồ Chí Minh gọi quyết định thay đổi tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra tâm lý lo lắng cho nhà đầu tư.

Bấm Trả lời BBC hôm 27/11, ông Phan Thiên Long nói:

"Chứng khoán thế giới chỉ biến động hai ba hôm nay thôi, nhưng ở Việt Nam thị trường có 5 hay 6 phiên giảm giá, với lý do là người ta đặt dấu hỏi về khả năng điều hành vĩ mô, làm cho kinh tế không có ổn định.

Ông Long gọi siết chặt tín dụng là điều cần làm. Và lẽ ra phải làm từ nhiều tháng trước đây.

"Quan trọng nhất là ngành ngân hàng. Vì cái sự quyết liệt nhất của chuyện này là thắt chặt tín dụng. Nhưng phải thắt trước khi nó lên đỉnh điểm."

Thời điểm điều hành tỷ giá và lãi xuất cho vay của Ngân hàng Nhà nước cũng đã làm cho nhiều người quan tâm. Theo ông Long, Ngân hàng Nhà nước trước sau cũng sẽ độc lập khỏi chính phủ vì "đây là xu thế chung của thế giới."

"Việt Nam đi sau nước khác, các nước khác họ đã làm như vậy, không có lý do gì mình đi ngược lại, làm như vậy không giống ai."

Tính cạnh tranh

Báo kinh tế có uy tín ở Anh, tờ Financial Times hôm qua 26/11 cũng có bài cho rằng quyết định phá giá tiền của Việt Nam"chắc chắn không làm tính cạnh tranh cao hơn" (non-competitive devaluation).

Trên thực tế, như Financial Times (FT) đánh giá, đây là cách "trợ giá thô" cho ngành xuất khẩu Việt Nam, là làm thiệt hại cho các nước xuất khẩu khác.

Nhưng sẽ không có chuyện Việt Nam bị trả đũa.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam không phá giá VND mà chỉ điều chỉnh linh hoạt

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu

Theo tờ báo này, các chính phủ châu Á khác đang tìm cách hạn chế nguồn "tiền nóng" chảy vào.

Còn Việt Nam đang có vấn đề ngược lại, với khoản thâm hụt ngân sách 9,4 phần trăm GDP năm nay.

Theo FT, cả tiền đầu tư nước ngoài trực tiếp và nguồn ngoại hối về Việt Nam cũng giảm.

Ngoài ra, trên thực tế giá chợ đen của đồng đôla cũng đã biến đổi, khiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải chính thức hóa tỷ giá mới nhằm ngăn chặn tình trạng "trượt dốc", theo FT.

Tuyên bố chính thức

Hãng tin Bloomberg 25/11 cho hay việc tiền đồng mất giá trên thị trường chợ đen cũng đã bắt đầu.

Còn theo bài trên Wall Street Journal, Việt Nam vừa phá giá tiền đồng, vừa tăng lãi suất lên 8% nhưng cả hai quyết định đều có động cơ là giải quyết các vấn của trong nước, như nhu cầu chống lại nạn đầu cơ.

Các nguồn tin khác thì đặt câu hỏi vì sao các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam trước đó liên tục nói là "không phá giá tiền đồng".

Hồi tháng 6/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu được báo chí Việt Nam trích lời, nói như thế.

Đấy cũng là quan điểm của cả Thủ tướng và Chủ tịch nước Việt Nam phát biểu tương tự, ít ra là theo các báo Việt Nam.

Tuy nhiên, đây có thể chỉ là cách dùng từ khác của quan chức Việt Nam.

Theo lời Thống đốc Nguyễn Văn Giàu được VnExpress trích lời mới hôm 25/11 thì: "Thủ tướng khẳng định Việt Nam không phá giá VND mà chỉ điều chỉnh linh hoạt tăng hoặc giảm ở mức độ hợp lý, dựa trên mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, diễn biến cán cân thanh toán quốc tế".


Cập nhật lúc 20:57, Thứ Tư, 25/11/2009 (GMT+7)
,

 - Đây là khẳng định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu về các quyết định can thiệp thị trường tiền tệ vừa ban hành và áp dụng từ ngày 26/11/2009.

 

Ông Giàu cho biết, trước diễn biến phức tạp của thị trường ngoại hối mấy ngày qua, giá vàng cũng tăng đột biến,  tối 24/11, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ đã ngồi bàn kỹ và đi đến quyết định điều chỉnh chính sách tỷ giá.

 

"Thủ tướng khẳng định Việt Nam không phá giá VND mà chỉ điều chỉnh linh hoạt tăng hoặc giảm ở mức độ hợp lý, dựa trên mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, diễn biến cán cân thanh toán quốc tế. Vì thế, đã quyết định điều chỉnh nhanh để can thiệp"- ông Nguyễn Văn Giàu nói.


Mô tả ảnh.
Thống đốc Nguyễn Vău Giàu: "Thủ tướng khẳng định Việt Nam không phá giá VND" - ảnh Phước Hà. 

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết thêm:

 

- Tôi cũng vừa công bố với tổng giám đốc 5 ngân hàng thương mại lớn và Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng là NNHH sẽ can thiệp mạnh từ chiều 25/11.

 

Cùng với can thiệp từ NHNN, các bộ ngành khác sẽ thực hiện rà soát thuế, mức thuế nhập khẩu nào còn khoảng trống thì phải xem để điều chỉnh. 

 

Bộ Công Thương cũng xem mặt hàng nhập khẩu nào không cần thiết, có tác động đến nhập siêu. Đồng thời, Thủ tướng sẽ yêu cầu một số tập đoàn kinh tế nhà nước xuất khẩu nắm giữ ngoại tệ lớn, tập trung nguồn tiền đó vào hệ thống ngân hàng và bán cho NNNN.

 

- Thưa ông, NHNN tính toán sự mất giá của VND như thế nào sau các quyết định điều chỉnh nói trên? Tác động của nó đến kinh tế vĩ mô, người dân và DN?

 

- Với hai nội dung giảm biên độ tỷ giá từ ±5% xuống ±3% và  tăng tỷ giá liên ngân hàng,  qua lần điều chỉnh này, VND mất giá khoảng 3,44% nếu như tỷ giá giao dịch cao nhất là 18.500 đồng/USD. 

Việc đều chỉnh lần này khiến nghĩa vụ trả nợ quốc gia sẽ tăng lên. Nhưng nếu kinh tế thế giới ổn định, nền kinh tế Việt Nam ổn định và tăng trưởng thì đến một giai đoạn nào đó, nghĩa vụ trên sẽ giảm dần, chứ không tăng mãi.

 

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho biết, tính đến thời điển này, các DN trong nước đã nhập khẩu gần 7 tấn vàng.

 

Cụ thể, trong ngày sốt giá thời điểm 11/11/2009, NHNN đã cấp phép cho nhập 1,1 tấn và vàng đã về nước ngay. Sau đó, các DN tiếp tục nhập và đến nay đã nhập về 6,8 tấn.

 

Tổng cộng, đã có 11 DN được phép nhập khẩu vàng, trong đó có 3 DN không phải ngân hàng.

 

"Hiện tại cung cầu vàng không có gì mất cân đối như lúc trước", ông Giàu nói

 

Ông Giàu cảnh báo, việc kinh doanh vàng hiện nay và việc giá vàng tăng không tạo ra của cải vật chất cho xã hội, không thu hút lao động hay tạo ra lợi ích khác mà chỉ là sự đầu cơ ăn chênh lệch.

Việc điều chỉnh có tác động đến các doanh nghiệp đang vay ngoại tệ. Hiện bình quân lãi suất vay ngoại tệ khoảng 5%/năm,  nếu cộng cả các lẫn điều chỉnh trước đây, lãi suất sẽ là 12,7%. Theo tôi, mức này có thể chấp nhận được.

 

Thế nhưng việc điều chỉnh cũng mang lại nhiều lợi ích. Rõ nhất là tác động hỗ trợ xuất khẩu. Mặt khác, khi điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng, nghĩa vụ đóng thuế sẽ cao hơn, giúp hạn chế nhập siêu ở mức độ nào đó. Bên cạnh đó, khi có chính sách can thiệp đúng thì sẽ tạo tâm lý và lòng tin.

 

- Ông dự báo ra sao về diễn biến giá ngoại tệ trên thị trường tự do sau các quyết định này?

 

- Khi điều chỉnh tỷ giá và can thiệp mạnh, tỷ giá sẽ trở lại mức bình thường, thực tế này đã từng xảy ra. 

 

- Thủ tướng yêu cầu một số tập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ ngoại tệ lớn bán ngoại tệ cho ngân hàng, ông có thể cho biết nguồn này vào khoảng  bao nhiêu?

 

Tôi khẳng định, đến nay, nguồn ngoại tệ vẫn đủ 12 tuần nhập khẩu, chúng ta chưa yêu cầu kết hối ngoại tệ, và giải pháp đó chưa cần thiết.

 

Nhưng để tránh tình trạng găm giữ ngoại tệ, Chính phủ có ý kiến chỉ đạo một số tập đoàn nhà nước, yêu cầu họ có trách nhiệm trước quốc gia. Quan điểm của tôi là chỉ cần vài ba doanh nghiệp lớn, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu tài nguyên bán ngoại tệ cho ngân hàng thì thị trường sẽ diễn biến tích cực.

 

Lượng ngoại tệ trên tài khoản của các tổ chức, doanh nghiệp gửi ở ngân hàng là khoảng 10,3 tỷ USD. Hiện do tâm lý ngại VND mất giá nên có tình trạng găm giữ.

 

- Với những quyết định này, tỷ giá sẽ biến động mạnh, ông có thể nói gì về tỷ giá trong thời gian tới?

 

Về nguyên tắc, tỷ giá sẽ linh hoạt theo thị trường có sự quản lý của nhà nước. NHNN tùy theo diễn biến của thị trường để điều hành, nhưng tư tưởng là làm sao phải ổn định để các DN có điều kiện làm ăn tốt hơn. Nếu như lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, diễn biến của cán cân thanh toán quốc tế ổn định đúng như dự báo, tỷ giá cũng sẽ ổn định.

 

Chúng ta điều hành tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước, dựa trên mối tương quan với lãi suất, cán cân thanh toán, lạm phát... chứ không phá giá VND. Vì thế, chính sách thời gian tới vẫn đảm bảo sự ổn định và linh hoạt.

 

- Tại sao NHNN quyết định tăng lãi suất cơ bản khi cách đây không lâu vẫn tuyên bố ổn định. Liệu có phải do lo ngại lạm phát?

 

Việc điều chỉnh tăng các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu là nhằm kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại huy động vốn.

 

Đến thời điểm này, tăng trưởng tín dụng đã lên mức 34,5%. Tăng trưởng tín dụng cao thì gây áp lực trở lại với tỷ giá. 

 

Ông Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ KH - ĐT, cũng cho biết điều chỉnh như vậy không ảnh hưởng gì đến sự tăng trưởng. Lãi suất cao hơn làm cho giá thành cao hơn một chút.

 

Về mặt lạm phát, lạm phát tháng 11/2009 vào khoảng 0,5-0,6%. Tăng lãi suất cơ bản làm giá  thành của DN tăng nhưng DN sẽ làm mọi cách để không tăng cao, nhằm đảm bảo tính cạnh tranh đầu ra, sẽ tiết kiệm vốn, sử dụng hiệu quả nguyên liệu.

 

 

 Sẽ không tiếp tục hỗ trợ lãi suất ngắn hạn

 

Ông Nguyễn Văn Giàu cho biết, Thủ tướng cũng kết luận sẽ kết thúc gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn theo Quyết định 131 đúng thời hạn ngày 31/12/2009.

 

Trước đây, có thông tin ra ngoài là kéo dài gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đến hết quý I/2010 với mức hỗ trợ 2%, nhưng trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 10 của Chính phủ không đề cập vấn đề này.

 

Đây là điều hợp lý vì đã nâng lãi suất cơ bản, mà vẫn giữ gói hỗ trợ này thì không có ý nghĩa.  

 

Phước Hà

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty