TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, May 31, 2011

'Cần áp dụng mọi giải pháp để bảo vệ chủ quyền'


Không chỉ bày tỏ phẫn nộ việc 3 tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhiều độc giả gửi tới VnExpress những trăn trở, đề xuất biện pháp nhằm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.
'Hành động của Trung Quốc gây lo ngại an ninh cả khu vực'Tàu Trung Quốc ngang ngược xâm phạm lãnh hải Việt Nam

*ClipTàu Trung Quốc cắt cáp địa chấn của Việt Nam

Chép lại bài thơ "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng" của Chế Lan Viên, độc giả Lê Văn Sơn chia sẻ anh cảm nhận được niềm tự hào chính đáng của dân tộc trong lịch sử chống thù trong giặc ngoài. Tuy nhiên, hôm nay đọc tin Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, anh cảm thấy nhức nhối vì "lại thấy những hình ảnh của kẻ mạnh ngang ngược ngạo mạn".

Theo độc giả Trần Đình Quang, không ít lần Trung Quốc đã bắt giữ tàu cá của Việt Nam và bây giờ là hành động trắng trợn xâm phạm chủ quyền, phá hoại tài sản của đất nước. "Trung Quốc cần chấm dứt ngay những hành động trên, công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, tránh làm căng thẳng thêm tình hình", anh Quang viết.

Độc giả Hồng Liên cho rằng việc làm sai trái này của Trung Quốc thể hiện sự thiếu hiểu biết. "Sang nhà hàng xóm chơi còn phải chào hỏi, báo trước, muốn lấy cái gì phải hỏi, phải xin phép chủ nhà đồng ý mới được lấy. Còn kiểu mò mẫm tự ý coi mọi thứ của người khác là của mình thì gọi là kẻ gian, không thể chấp nhận", độc giả này bày tỏ.

truong sa
Hải quân tuần tra trên đảo Trường Sa Đông. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Lên án hành động của phía Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại xu thế hòa bình và cam kết về ứng xử biển Đông, độc giả Phạm Trung Hiếu đề xuất, Việt Nam cần yêu cầu Trung Quốc có lời giải thích rõ ràng cho những hành động vừa qua. Bạn Lê Thanh Hải đề nghị đưa vụ việc lên bàn nghị sự thế giới để các nước thấy rõ việc làm sai trái của Trung Quốc. Độc giả Y Phong cho rằng có thể đưa vụ việc ra tòa án quốc tế, kiên quyết không khoan nhượng cho những hành động xâm phạm chủ quyền và lợi ích của Việt Nam.

Cho rằng nhà cầm quyền Trung Quốc không ngừng nuôi ý định biến biển Đông thành "ao nhà", theo độc giả Lê Anh Tuấn nếu chỉ đối thoại thì khó có thể khiến họ từ bỏ âm mưu. "Từ ngàn đời nay chúng ta chỉ có hòa bình thực sự khi có tiềm lực quốc phòng hùng mạnh. Vấn đề Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của ta một mặt cần phản đối mạnh mẽ trên các diễn đàn quốc tế, một mặt khi có đủ chứng cứ họ xâm phạm vùng tài phán của ta thì cần có biện pháp mạnh để ngăn chặn, không để họ lấn dần", độc giả này viết.

"Chúng ta phải có những biện pháp mạnh hơn, hãy đề nghị Liên hợp quốc can thiệp giải quyết", độc giả Trần Văn Dẫu đề xuất.

Cho rằng để bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam cần thực hiện nhiều biện pháp, độc giả Trần Văn Cường kiến nghị trước mắt, khi thực hiện công việc tại biển Đông, doanh nghiệp cũng như ngư dân Việt Nam cần có hải quân hay bộ đội biên phòng bảo vệ. Về quốc phòng, Việt Nam cần xây dựng lực lượng hải quân mạnh đủ sức đối phó với các sự cố. Về ngoại giao, Việt Nam nên tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, tích cực thương lượng tìm giải pháp giải quyết tranh chấp thông qua hòa bình, nhưng đồng thời cũng phải cứng rắn hơn nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.

Việt Nam cần có kế hoạch trang bị hải quân mạnh hơn để bảo vệ ngư dân và kinh tế biển là đề xuất của độc giả Nguyễn Văn Hoa. "Đất nước ta còn nghèo nhưng nếu nhà nước có chủ trương huy động kinh phí cho việc trang bị vũ khí từ nhân dân tôi xin đăng ký là người đầu tiên góp 100.000 đồng. Tôi nghĩ mỗi người Việt yêu nước ít nhất cũng nhất trí đóng góp như tôi", độc giả này bày tỏ.

Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc quy định rõ phạm vi, quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển cũng như vùng biển quốc tế. Theo điều 76 của công ước, thềm lục địa của quốc gia ven biển có chiều rộng tối thiểu 200 hải lý (mỗi hải lý bằng 1.852 mét).

Lô 148 mà tàu Bình Minh 02 đang thăm dò hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Vị trí cáp thăm dò bị phía Trung Quốc cắt chỉ cách mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên 116 hải lý, tức là còn 84 hải lý nữa mới đến ranh giới 200 hải lý.

Xuân Hoa

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty