TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, May 29, 2011

Tiền viện trợ cho quôc gia bị tham nhũng rơi vào ai?


29/05/2011 16:32:48
Tiền viện trợ dành cho những quốc gia có nạn tham nhũng hoành hành sẽ rơi vào túi một số ít người thay vì được trao cho cho người nghèo và các quan chức sẽ thay nhau 'xà xẻo' tiền viện trợ.

Sir Richard Feachem, Giám đốc đồng thời là người sáng lập Quỹ Toàn cầu Phòng chống bệnh AIDS, Ho lao và Sốt rét ,một trong những cơ quan viện trợ y tế lớn nhất thế giới cho các nước đang phát triển với số vốn lên tới 11 tỷ đôla đã nhấn mạnh điều này trong cuộc trao đổi về một số vấn đề trong chương trình viện trợ của Australia dành cho các nước đang phát triển trên thế giới.
Để giảm thiểu đến mức tối đa tệ nạn tham nhũng, một trong những biện pháp có thể được thi hành là tiền viện trợ sẽ chỉ được đổ về những nơi nào cho thấy thành quả rõ rệt trước đó
Để giảm thiểu đến mức tối đa tệ nạn tham nhũng, một trong những biện pháp có thể được thi hành là tiền viện trợ sẽ chỉ được đổ về những nơi nào cho thấy thành quả rõ rệt trước đó. Ảnh minh họa: howtostayafloat.


Richard Feachem khẳng định tệ nạn tham nhũng là "không thể tha thứ và nhân nhượng".

"Nếu chúng ta chi tiền cho các hoạt động như xây nhà cửa, mua sắm xe cộ... chúng ta đang khuyến khích tham nhũng phát triển. Lý do là vì chúng ta đang chú trọng tới 'đầu vào' chứ không chú trọng tới đầu ra' - vốn là phần phải được coi trọng".

Để giảm thiểu đến mức tối đa tệ nạn tham nhũng, một trong những biện pháp có thể được thi hành là tiền viện trợ sẽ chỉ được đổ về những nơi nào cho thấy thành quả rõ rệt trước đó. Ví dụ tiền viện trợ sẽ được chi nếu nước viện trợ biết rõ số lượng trẻ em được chủng ngừa hoặc số nữ học sinh tốt nghiệp trung học... Các số liệu này phải có thể được kiểm chứng qua các cuộc điều tra độc lập.

Một lưu ý từ Sir Feachem là chính các nỗ lực riêng rẽ của từng quốc gia, chứ không phải những khoản viện trợ từ nước ngoài, đã giúp làm giảm bớt tình trạng nghèo khó.

Nước nào có chính quyền tốt và có chính sách quản lý đúng đắn thì ở những nước đó tình trạng nghèo khó đã giảm bớt rõ rệt, sự phân cách giàu nghèo cũng không quá đáng. Sir Feachem cho rằng, các nước cung cấp viện trợ nên đầu tư nhiều vào việc tạo ra thế hệ lãnh đạo cho các quốc gia đang phát triển. 

Sir Feachem đề nghị, các nước hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Châu Âu, Australia cần phải cung cấp thêm nhiều học bổng cho việc đào tạo giới lãnh đạo tương lai cho các nước đang phát triển. 

Minh Giang (Tamnhin/ABC)

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty