TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, June 4, 2011

Ba yếu tố trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước


2011-06-03

Vụ việc tàu hải giám Trung Quốc hôm 26 tháng 5, cắt cáp tàu Bình Minh 02 tại vị trí 120 hải lý cách bờ biển Việt Nam, và những vụ tấn công, tước đoạt tài sản của ngư dân Việt Nam do phía Trung Quốc liên tục diễn ra buộc chính quyền Hà Nội có phản ứng.

Source PetroTimes

Sau khi bị 3 tàu hải giám Trung Quốc bao vây phá hệ thống giây cáp, Tàu Bình Minh 02 cập cảng Nha Trang để làm công tác hậu cần, sửa chữa nhẹ.


Tuy nhiên dư luận vẫn cho rằng những phản ứng đó chưa đủ để bảo đảm chủ quyền và bảo vệ quyền lợi đất nước, cuộc sống ngư dân… Theo nhiều người chính quyền Hà Nội cần phải thực hiện đầy đủ những yếu tố cần thiết mới mong đạt được hiệu quả trong những mục tiêu vừa nói.
Quỳnh Chi trình bày trong phần sau.

1-Khẳng định nước có chủ quyền

Điều 1 Hiến pháp Việt Nam khẳng định "Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời". 
Phát biểu trên tờ Người Lao Động hôm 31 tháng 5, thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an đã khẳng định:
"Chủ quyền quốc gia là tối thượng của một dân tộc, là vĩnh cửu, là trường tồn. Không ai có quyền được mặc cả độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mình cả. Theo tôi, phải nói rõ việc làm của Trung Quốc đã vi phạm gì, vi phạm đến đâu sự độc lập của chúng ta".
Chủ quyền quốc gia là tối thượng của một dân tộc, là vĩnh cửu, là trường tồn. Không ai có quyền được mặc cả độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mình cả. Theo tôi, phải nói rõ việc làm của Trung Quốc đã vi phạm gì, vi phạm đến đâu sự độc lập của chúng ta
Thiếu tướng Lê Văn Cương
"Không có gì quý hơn độc lập tự do" – từ lâu câu nói này của Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã trở thành tôn chỉ của nước CHXHCN Việt Nam. Chủ quyền chưa bao giờ tách khỏi độc lập dân tộc và thực chất chủ quyền dân tộc là điều tối thượng của một quốc gia độc lập. Xâm phạm đến chủ quyền, là xâm phạm đến độc lập dân tộc. Chính vì thế mà khi một đất nước bị xâm phạm, việc đầu tiên là khẳng định chủ quyền. 
Một ngày sau khi tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp thăm dò ngay trên hải phận của mình, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động của Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt những hành động vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chiều ngày 29 tháng 5 (3 ngày sau khi sự việc xảy ra), người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam cũng lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc, đồng thời khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại vùng biển xày ra sự cố.  Trong buổi họp báo, bà Nguyễn Phương Nga cũng "mong rằng" "Trung Quốc sẽ thể hiện vai trò có trách nhiệm của một nước lớn, thực hiện đúng tinh thần tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc". 
Đó là một phản ứng hợp lệ và bình thường của bất kỳ quốc gia nào khi cảm thấy chủ quyền đất nước bị đe 
Hoàng đế Quang Trung
"Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ". Tượng Hoàng đế Quang Trung. Source amnhacphusi/ifrance
dọa. Tuy nhiên, chủ quyền không phải do ai ban phát hay "mong" là có  được bởi nếu chủ quyền có được từ những lời nói suông thì người ta đã không đổ máu để có được nó. Chính vì thế, khẳng định chủ quyền phải đi đôi với hành động bảo vệ chủ quyền. 

2-Nước sẵn sàng bảo vệ chủ quyền

Chiến tranh, xung đột đồng nghĩa với chết chóc và đao binh. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh cam go để và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trải qua chiến tranh làm người Việt Nam thấy được những mất mát hy sinh trong gươm giáo. Có lẽ chính vì vậy, nhân dân Việt Nam hiểu và yêu chuộng những giá trị của hoà bình và độc lập dân tộc. Theo lời nhà sử học Dương Trung Quốc, một trong những yếu tố cơ bản để giữ vững nền độc lập của Việt Nam là giữ thái độ hòa hiếu, mềm mỏng với Trung Quốc. Ông nói:
"Vua Quang Trung sau đánh bại quân Thanh vẫn phải cho người sang Trung Quốc xin sắc phong. Và không triều đại nào mà không nhận sắc phong của Trung Quốc cả". 
Cũng theo nhà sử học này, trong quá khứ việc Việt Nam nhận sắc phong của Trung Quốc hoàn toàn không xa lạ. Thế nhưng chưa có một vị vua nào thân chinh sang Trung Quốc để nhận tấn phong cả. Điều đó cũng có nghĩa Việt Nam chọn lối ngoại giao mềm mỏng nhưng cương quyết:
"Tính từ thời kỳ Thăng Long, một ngàn năm nay Việt Nam giữ được nền tự chủ của mình dựa vào 2 nguyên lý cơ bản. Đó là giữ hòa hiếu với Trung Quốc nhưng lại bảo vệ chủ quyền của mình. Tức là phải có được sự khôn ngoan mềm mỏng nhưng đồng thời phải kiên quyết". 
Tính từ thời kỳ Thăng Long, một ngàn năm nay Việt Nam giữ được nền tự chủ của mình dựa vào 2 nguyên lý cơ bản. Đó là giữ hòa hiếu với Trung Quốc nhưng lại bảo vệ chủ quyền của mình. Tức là phải có được sự khôn ngoan mềm mỏng nhưng đồng thời phải kiên quyết
nhà sử học Dương Trung Quốc
"Nhưng mà mỗi thời đại mỗi khác. Tôi nghĩ là với những gì đang diễn ra trong quan hệ Việt – Trung thì mục tiêu hòa hiếu vẫn là mục tiêu quan trọng nhưng không có nghĩa là theo 1 phương thức duy nhất là nhún nhược".
Mềm mỏng nhưng cương quyết khi cần thiết để không bị mang tiếng nhún nhường và nhu nhược. Chẳng vì thế mà vua Quang Trung đã nói "Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ". Một đất nước có chủ quyền, phải chứng minh cho thế giới biết điều đó. Đó cũng chính là cội nguồn của hai lần kháng chiến chống quân Nam Hán (913,938); của hai cuộc chiến chống quân Tống (981, 1075-1077); của ba lần chống quân Nguyên – Mông (1258, 1285, 1287-1288), của hai lần kháng chiến chống nhà Minh (1406-1407; 1418-1427); của cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789)…
Ngày nay, xét về tương quan lực lượng Việt Nam không thể đối trọng với Trung Quốc. Trong cuộc họp tại Đại hội XI Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết ngân sách quốc phòng Việt Nam năm 2011 sẽ đạt 52.000 tỷ VND (2,6 tỷ USD). Trong khi đó, con số này của Trung Quốc là 91,5 tỷ đô la theo như công bố vào đầu tháng 3 của phát ngôn viên Quốc hội Trung Quốc Lý Triệu Tinh. Với hàng không mẫu hạm, máy bay tàng hình, với 2,3 triệu binh lính, quân giải phóng nhân dân nước đang là lực lượng lớn nhất thế giới. Theo giới quan sát, hải quân và không quân Hoa Lục cũng không ngừng hiện đại hóa kho vũ khí của mình. Sự hùng mạnh của quốc phòng Trung Quốc đã khiến các nước trong khu vực tăng cường khả năng quân sự của mình.

3-Thể hiện ý chí dân chúng

Chính sách của một quốc gia kể cả đối ngoại hay đối nội đều phải xuất phát từ nguyện vọng của dân chúng – nhằm thể hiện quyền làm chủ đất nước. Đặc biệt khi Việt Nam nằm cạnh một nước lớn như Trung Quốc và nhân dân đã chứng kiến những cuộc xâm lược của nước này trong quá khứ, thì việc hình thành 1 chính sách đối với Trung Quốc mà thể hiện được ý chí và nguyện vọng người dân là rất quan trọng. 
Vị trí tàu hải giám Trung Quốc cắt  cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam.
Vị trí tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam.
Năm 1405, trước nguy cơ xâm lược của giặc Minh, Hồ Quý Ly cho họp quần thần để bàn kế chống giặc. Khi được hỏi, con trai ông là Hồ Nguyên Trừng đã nói: Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo.
Chia sẻ với RFA, nhà sử học Dương Trung Quốc cũng đã nói:
"Trong biến cố tàu Bình Minh 02 vừa rồi thì điều quan trọng nhất mà tôi quan tâm trong khía cạnh người làm sử là làm sao cho giữa nhà nước và người dân có 1 sự đồng thuận chung trong chính sách đối với Trung Hoa".
Trong biến cố tàu Bình Minh 02 vừa rồi thì điều quan trọng nhất mà tôi quan tâm trong khía cạnh người làm sử là làm sao cho giữa nhà nước và người dân có 1 sự đồng thuận chung trong chính sách đối với Trung Hoa
nhà sử học Dương Trung Quốc
Sử gia Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử Ký cũng đã nói rằng "Mệnh trời là ở lòng dân". Vậy lòng dân muốn Nhà nước phản ứng như thế nào khi chủ quyền bị xâm phạm?
Trong những ngày vừa qua báo chí Việt Nam xôn xao về vụ việc tàu Bình Minh 02 bị tấn công. Nhiều trang mạng đang kêu gọi tuần hành ôn hoà phản đối Trung Quốc. Bảo, một thanh niên tại Tp. HCM cũng cho biết nhiều bạn bè của mình không quan tâm đến chính trị nhưng lại kêu gọi tuần hành sau vụ tàu Bình Minh 02:
"Khá bất ngờ vì nhận được tin nhắn này từ những người trước giờ không quan tâm đến chính trị. Chính vì thế mà mình nghĩ tin mức độ lan rộng của lời kêu gọi này rất sâu".
 Các tầng lớp từ các giới chức ngoại giao cho đến giới học giả và thường dân đều tỏ ý bất bình vì hành động vô lý của Trung Quốc. Các thông tin, bài báo về sự kiện này trong thời gian qua xuất hiện nhiều vô kể cho thấy phản ứng này không phải chỉ là của một nhóm người.
Trên trang VNexpress, nhiều ngư dân cho biết bất chấp nguy cơ bị cướp ngư cụ và tài sản, kể cả nguy hiểm cho tính mạng, họ khẳng định vẫn bám trụ biển. Trên trang SGTT, Nguyễn Văn Lượng, xã đội trưởng xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi cho hay, con em của hàng chục tàu đánh cá trong vùng đã tự nguyện ghi danh làm lính. 
Hòa bình của chúng ta không phải là cầu hòa, Việt Nam không chấp nhận hòa bình lệ thuộc. Một nền hòa bình lệ thuộc, không bình đẳng, mất độc lập tự chủ, bị xâm phạm chủ quyền lãnh thổ thì không bao giờ chúng ta chấp nhận
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh
Có thể thấy, nguyện vọng của người dân không hơn không kém, là có thể tự do đi lại và mưu sinh trên lãnh thổ, lãnh hải dân tộc; được hoàn toàn thể hiện cái "chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ" như Hiến pháp Việt Nam ghi nhận. 
Khi ngay cả ngư dân còn muốn trở thành người để bảo vệ biển; khi các học giả đòi mang Trung Quốc ra toàn án quốc tế; khi những người không quan tâm đến chính lại muốn tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc…thì chắc chắn không phải là khi người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ đăng đàn "yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền Việt Nam". Bởi chủ quyền không thể chỉ "yêu cầu" là có được.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng từng phát biểu "Hòa bình của chúng ta không phải là cầu hòa, Việt Nam không chấp nhận hòa bình lệ thuộc. Một nền hòa bình lệ thuộc, không bình đẳng, mất độc lập tự chủ, bị xâm phạm chủ quyền lãnh thổ thì không bao giờ chúng ta chấp nhận".
Việt Nam không chấp nhận một nền hòa bình lệ thuộc nên cũng không chấp nhận việc sang sẻ lãnh thổ, lãnh hải của mình với bất cứ một ngoại bang nào. Khi Trung Quốc ngang nhiên vào sâu vùng thuộc đặc quyền của Việt Nam tại nơi chỉ cách đất liền chỉ 120 hải lý,  phải chăng khi Việt Nam chỉ lên tiếng khẳng định chủ quyền, là đã thiếu đi 2 yếu tố quan trọng: đó là hành động bảo vệ chủ quyền và quan trọng hơn – yếu lòng dân? Và đây không phải là một câu hỏi mang tính cảm thán. Đây là một câu hỏi cần lời giải đáp.

Theo dòng thời sự:

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty