TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, June 3, 2011

Thầy nhét phấn vào miệng trò: Xem lại ý thức của trò


02/06/2011 15:41:21

Sau khi Bee đăng tải hai bài viết liên quan đến sự việc thầy giáo Đỗ Minh Cường bị học sinh và phụ huynh lớp 6A4, trường THCS Hưng Phú, huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) "tố" ném phấn, nhét phấn vào miệng học trò, tòa soạn đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ phía độc giả. Để bạn đọc có cái nhìn đa chiều về sự việc này, Bee xin đăng tải các ý kiến này.
Không thể chấp nhận được
 
Độc giả tên Linh ở Vĩnh Long bức xúc: "Giờ là thời đại văn minh không phải thời đại man di mọi rợ đâu mà thầy dùng cách xử sự như vậy.  Nhà trường cần có biện pháp xử lý thật nghiêm khắc thầy giáo này để người dân được an tâm mà cho con em theo học. Đừng để vụ việc này ảnh hưởng đến danh dự người thầy".

Còn độc giả Phạm Văn Hiếu "trách cả đôi bên": "Đứng về phía học sinh và tư cách nhà giáo thì tôi không thể chấp nhận được hành động ném đá vào học sinh. Giả sử tôi làm như thế với thầy hoặc con thầy thì thầy sẽ nghĩ như thế nào? Và việc đến lớp có phải là một cực hình đối với các em hay không? Các em có học hành thoải mái được không? Các em không biết nên mới đến lớp để học. Ngoài việc đến lớp để học kiến thức thì giáo dục phẩm chất và đạo đức cho các em là điều quan trọng nhất trong nền giáo dục hiện nay, mà thầy giáo phải thực hiện đầu tiên trong việc giữ gìn đạo đức, tác phong của mình.

Các em đến lớp vi phạm nề nếp thì có nhiều biện pháp để phạt mà, nhà trường cũng có hình thức xử phạt theo quy định rồi.

Còn về phần các em học sinh, các em cũng là người có lỗi. Mang trên mình màu khăn quàng đỏ của Đội các em phải tuân theo nội quy và kỷ luật của trường lớp chứ. Có nhiều chuyện để nói nhưng đến trường để học là chính chứ đâu phải để làm việc riêng đâu!

Qua sự việc trên, tôi mong các bậc cha mẹ học sinh, các em học sinh cùng thầy giáo phải xem lại mình để có cách ứng xử và có biện pháp giáo dục phù hợp".
 
Thầy đánh là chuyện bình thường?
 
Trong khi đó, một số độc giả lại cho rằng, chuyện thầy đánh trò là bình thường.
 
Bạn Nguyễn Tiến Đích cho rằng: "Chúng ta hay thái quá khi chê trách thầy giáo. Nếu đánh trò thành tật thì tuyệt đối không được. Còn vài hành động răn đe học sinh thì có làm sao đâu".
 
Thầy giáo Đỗ Minh Cường, người bị
Thầy giáo Đỗ Minh Cường, người bị "tố" nhét phấn vào miệng học sinh. Ảnh: C.X.L
 

Một độc giả viết: "Học sinh ngày nay nói chuyện không cần biết đang ở đâu... Đối với sự việc như thế thì bình thường thôi. Học sinh không tôn trọng thầy cô thì làm sao thầy cô có thể dạy dỗ. Theo mình thì việc làm của thầy ở đây là đang cố sức dạy các bạn trẻ này chứ không có gì gọi là ghê gớm mà kiện.

Đối với cấp 3 mình đang trải qua, chỉ cần nói chuyện bị nhắc 2 lần là vào sổ đầu bài. Sau nhiều lần thì sẽ bị hạ bậc hạnh kiểm và điều đó tương đương sẽ được mời cha mẹ. Cha mẹ không đến thì sẽ được báo đoàn trường đình chỉ học. Học sinh nên "tập ngoan" ở cấp 2 vì lên cấp 3 thầy cô sẽ không nói gì cả mà đã làm thì rất dữ".

Một độc giả tên Nguyễn Nam cho rằng: "Học sinh bây giờ nhiều em có những hành động quá đáng lắm nên để duy trì kỷ luật cũng cần có biện pháp thích hợp. Bản thân tôi cách đây hơn 30 năm học cấp 3 đã chứng kiến nhiều lần thầy giáo ném viên phấn đang viết  vào học trò nói chuyện vì đã nhắc nhở một lần không chịu sửa. Khi đó không phụ huynh nào phản đối cả và ai cũng coi đó là hành động vừa thân thiện vừa nghiêm khắc với học trò! Các phụ huynh cứ thử đi làm thầy 1 tuần thôi thì sẽ thông cảm với hành động của các thầy cô!"

Độc giả Lê Tám cũng coi kể lại thời mình đi học: "Thời trước tụi tui đi học, nói chuyện bị thầy đứng trên bục giảng ném mẩu phấn đang cầm trên tay xuống là chuyện thường, có như vậy trò mới lập tức nín khe, hoặc dọa học trò một chút như câu chuyện trên thì có gì mà ầm ĩ. Làm cha mẹ cũng phải đánh đòn, dọa con cái thì cũng mới có hiệu nghiệm. Những chuyện cỏn con như vậy nếu có mà cứ thưa kiện, xem xét, xử lý riết ai muốn làm thầy nữa. Các vụ việc tương tự khiến việc làm thầy ngày nay nhọc nhằn vô cùng. Thầy cô giờ phải sợ luôn cả trò, làm chúng phật ý, chúng suy diễn thưa kiện, quay phim, tố cáo .... muốn bỏ nghề".

Hãy xem lại  thái độ của học sinh trước khi trách thầy

Bên cạnh những ý kiến lên án, bênh vực, nhiều độc giả cho rằng nên xem lại thái độ của học trinh trước khi trách thầy.

Độc giả T.H ở địa chỉ email thaiha@gmail.com.vn viết: Qua đọc bài viết về thầy giáo nhét phấn vào miệng học sinh, tôi thấy trong chuyện này không quá trách thầy giáo mà học sinh bây giờ nói rất khó bảo, nói một hai lần nhẹ nhàng không nghe, nên khiến cho nhiều thầy, cô giáo rất bực tức. Thứ hai, các em bây giờ không như trước, không còn biết sợ thầy, cô giáo như trước, cố tình xấc láo trong cách xưng hô.

Nên trước khi khiển trách thầy giáo trong bài viết này hãy xem lại thái độ của các em học sinh trước đã, vì sao thầy lại cố hành động như vậy. Không lý nào trò ngoan thầy giỏi lại cố tình hành động với các em như vậy".

Độc giả Nguyễn Khắc Thái cũng đồng tình với ý kiến trên: "Tôi thấy việc này nên xem lại ý thức của học sinh. Không vô cớ trò ngoan, học giỏi thầy giáo lại làm như vậy. Học sinh bây giờ rất hỗn và không ngoan và sợ thầy, cô như trước, thậm chí có thái độ rất khiếm nhã, thách thức thầy, cô. Trước khi kỷ luật thầy xem lại học sinh trường đó trước".
 
Phạm Lý

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty