TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, May 10, 2011

BIA CHỦ QUYỀN CỘT CỜ LŨNG CÚ BỊ SAI CHÍNH TẢ.

Sai chính tả ngay trên tấm bia khẳng định chủ quyền
 
Mai Thanh Hải Blog - "Xấu hổ và thấy nhục cho quốc thể" - Rất nhiều khách du lịch đã thốt lên như vậy khi đọc những dòng chữ trên tấm bia ghi tọa độ đặt ngay dưới chân cột cờ Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang và chứng kiến cảnh khách du lịch nước ngoài đọc xong, nhún vai, xúm vào chụp ảnh.

Trên bản đồ Việt Nam, Lũng Cú là đỉnh "chóp nón" nơi cực Bắc Tổ quốc. Cùng với mũi Cà Mau, Lũng Cú là địa danh mà trong tim mỗi người Việt Nam đều nhớ, đều yêu và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ sự toàn vẹn. Thế nên, dẫu vượt qua những trập trùng núi đá, lên Lũng Cú, đặt chân tại đỉnh núi Rồng, ngắm nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay phần phật trong gió, ai cũng tự hào được làm người con đất Việt. Tuy nhiên, hành vi cẩu thả, viết sai chính tả trên tấm bia thiêng liêng, khẳng định chủ quyền, ngay nơi chóp nón Tổ quốc là khó chấp nhận được.

Tiếng Tây - tiếng ta vừa sai, vừa... lẫn lộn
Tấm bia này mới được dựng lên cuối tháng 9-2010. Toàn tấm bia là một tảng đá màu xanh hình chữ nhật, đẽo gọt vuông vắn. Phía trên tấm bia là Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dưới đó, được gạch ngang chia làm 2 phần chú thích. Phần chú thích phía trên ghi rõ: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam/ Cột cờ quốc gia/ Lũng Cú/ huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang". Phần phía gạch dưới là phần dịch bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, khi dịch chữ "tỉnh Hà Giang" sang tiếng Anh, người ta rất hồn nhiên ghi "Ha Giang Provine". Họ hoàn toàn không biết, từ "tỉnh" trong tiếng Anh là Province.

Với lỗi chính tả hiện nay, người nước ngoài sẽ không thể hiểu bởi đó là từ tiếng Anh (Pháp) không có nghĩa. Nếu vào Trang tra từ điển Anh - Việt, thì sẽ ra kết quả: "Danh từ: Cành chiết; ngoại động từ: Chiết cành". Rất nhiều người đã lắc đầu khi đọc chệch thành: "Cành chết Hà Giang".

Hài hước hơn, hết phần "chuyển ngữ tiếng Anh", người ta lại chuyển sang ghi chú tọa độ - độ cao bằng tiếng Việt và dĩ nhiên, không thể quên ghi năm khánh thành công trình: Năm 2010.

Khách du lịch chụp hình lưu niệm
Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao 1.468,73m so với mực nước biển. Đây là điểm nhỏ trên đoạn đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Nếu mô phỏng tương đối hình dạng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc thành một chóp nón, thì hai điểm thấp nhất theo kinh độ là Tây Trang, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái. Còn Lũng Cú là đỉnh của chóp nón và là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam.

Cột cờ Lũng Cú gắn liền với truyền thuyết được lưu truyền ở miền núi đá Đồng Văn rằng: Sau khi đánh thắng quân xâm lược nhà Thanh, Hoàng đế Quang Trung cho đặt một cái trống rất to tại nơi biên ải thuộc địa bàn xã Lũng Cú (địa điểm đóng quân của Đồn Biên phòng Lũng Cú hiện nay). Cứ 1 canh giờ, 3 tiếng trống lại vang lên đĩnh đạc, khẳng định chủ quyền biên giới.

Cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt và ban đầu chỉ làm bằng cây sa mộc. Cột được xây dựng lại từ thời Pháp thuộc (năm 1887). Những năm sau đó như 1992, 2000 và đặc biệt năm 2002 cột cờ tiếp tục được trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian, trong đó năm 2002 cột cờ được dựng với độ cao khoảng 20m, chân và bệ cột có hình lục lăng và dưới chân cột là 6 phù điêu họa tiết bề mặt trống đồng Đông Sơn. Trên đỉnh cột là cán cờ cao 9m cắm Quốc kỳ nước CHXHCN Việt Nam, chiều dài 9m, chiều rộng 6m và tổng diện tích rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước.

Được sự cho phép của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngày 8-3-2010, với tư cách là chủ đầu tư, UBND huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã tiến hành khởi công trùng tu, nâng cấp Cột cờ quốc gia Lũng Cú mới ngay tại vị trí cũ. Sau 196 ngày thi công, cột cờ quốc gia Lũng Cú đã khánh thành ngày 25-9-2010.
Các đồng chí lãnh đạo Trung ương và địa phương trong lễ khánh thành cột cờ Lũng Cú mới và vỗ tay chào mững, chụp hình lưu niệm ngay tại tấm bia ghi tọa độ (sai chính tả)
Theo tìm hiểu, đơn vị được chọn để tư vấn thiết kế dự án là Văn phòng Tư vấn và chuyển giao công nghệ xây dựng (Trường Đại học kiến trúc Hà Nội); nhà thầu thi công là Cty Cổ phần Xây lắp và sản xuất công nghiệp (TCty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam); nhà thầu tư vấn giám sát là Cty Cổ phần Tư vấn xây dựng Lê Hoàng (tỉnh Hà Giang). Cột cờ quốc gia Lũng Cú mới có tổng chiều cao 33,15m (trong đó phần thân cột cao 20,25m, phần cán cờ cao 12,9 m, đường kính ngoài thân cột là 3,8m), với cầu thang 135 bậc để khách tham quan lên tới cột cờ. Về kiến trúc, cột cờ được thiết kế theo hình bát giác, chân cột cờ được gắn 8 tấm phù điêu đá xanh minh họa cho các giai đoạn thời kỳ lịch sử của đất nước và các phong tục tập quán của nhân dân tỉnh Hà Giang, phía trên có gắn 8 mặt trống đồng.
Đường lên cột cờ xây mới

Ngoài ra, còn các hạng mục kiến trúc khác gồm: Nhà lưu niệm cấp 4 được thiết kế như nhà sàn với 5 gian, diện tích sàn là 230 mét vuông. Đường lên xuống đi bộ từ nhà khách lên nhà lưu niệm với tổng 425 bậc thang và đường đi bộ đi xuống từ nhà lưu niệm đến cột cờ với tổng số 279 bậc thang (2 hạng mục này đều có lan can bằng inox và đèn chiếu sáng).

Quần thể kiến trúc cột cờ quốc gia Lũng Cú được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn tài trợ với tổng mức đầu tư là 20,8 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách Nhà nước là 3 tỷ đồng.

Trong lễ khánh thành cột cờ mới, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hoàng Minh Nhất khẳng định: "Cột cờ quốc gia Lũng Cú được trùng tu, nâng cấp có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, đồng thời tôn tạo cảnh quan, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với huyện Đồng Văn nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung" và nhấn mạnh: "Việc trùng tu, nâng cấp cột cờ Lũng Cú lần này nhằm khẳng định vị thế của đất nước, chủ quyền của Tổ quốc và tôn vinh tinh thần yêu nước, anh dũng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc của đồng bào, chiến sĩ nơi đây". Thấm nhuần ý nghĩa, giá trị của cột cờ quốc gia như vậy, nhưng không hiểu ngành chức năng của tỉnh Hà Giang có lơ đãng trong khi viết câu - ghi chữ cho tấm bia chủ quyền, nơi cột cờ thiêng liêng địa đầu Tổ quốc và có phát hiện được lỗi chính tả để sửa sai, xứng đáng để cột cờ quốc gia gìn giữ thể diện của cả một dân tộc, một đất nước?..

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CỘT CỜ, TẤM BIA GHI TỌA ĐỘ KHI CHƯA XÂY MỚI:

Cận cảnh tấm bia cũ

Khách du lịch chụp hình lưu niệm

Cả cột cờ và tấm bia ghi chủ quyền khi chưa xây mới

Tiếng Anh của cán bộ Đồng Văn, Hà Giang nữa đây (Mai Thanh Hài và Phạm Xuân Nguyên chỉ trỏ)

Phía sau cột cờ là đất đai Tổ quốc

Source: http://ntranh.blogspot.com/2011/05/bia-chu-quyen-cot-co-lung-cu-bi-sai.html

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty