TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, November 29, 2009

BIỂN ĐÔNG VÀ AN NINH TRONG VÙNG ĐÔNG NAM Á *

http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vnenews1/bandocviet/nguyenvancanh/EastearnseaViet.htm
                                                Nguyen van Canh
                                                                 15 tháng 11, 2009
          Đây là bản dịch của Bài Eastern Sea and Security in South East Asia (được cập nhật ngày 15 tháng 11 năm 2009). Bài này được viết bằng tiếng Việt vào năm 1995 và được ô. Loc Pham tóm lược và dịch ra tiếng Anh và sử dụng trong tập Bạch Thư (phần tiếng Anh) có nhan đề là “Âm Mưu của Đảng Cộng sản Trung Hoa chiếm đoạt Hoàng Sa và Trường Sa với sự đồng lõa của Đảng Cộng Sản Việt nam- Nguy cơ bất ổn trong khu vực và thế giới.” Vào thập niên 1990, các tài liệu trong bài này được sử dụng để thuyết trình trong một hội nghị về An Ninh ở Hoa Thịnh Đốn.
                                      
                                                          *
 Về phương diện lịch sử, Biển Đông mà nay người ta  gọi là Biển Nam Hải là lãnh hải của Việt nam từ thời lập quốc. Biển Đông, phần lãnh thổ Việt nam nối dài ra mặt biển, nay dưới thời cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam ( VC)  trở thành nơi tranh chấp vể chủ quyền giữa Trung Hoa Đỏ, Đài loan, Mã lai, Phi Luật Tân, Brunei và Việt nam. Biển Đông là một vùng biển quan trọng vì đường giao thông hàng hải vận tải hàng hóa và nguyên liệu giữa Đông và Tấy nằm trong đó. Do đó, các quốc gia Tây phương ở Âu Châu, Bắc Mỹ và trong vùng Đông Á cũng có quyền lợi kinh tế thương mại.


          Đông hải là một khu vực có nhiều tiềm năng kinh tế về ngư nghiệp và khoáng sản.
Do đó, an ninh Biển Đông là một vấn đề có liên hệ đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Đặc biệt đối với Việtnam, Biển Đông là tài sản của dân tộc chúng ta.
      Câu hỏi đặt ra là yếu tố nào hiện nay là nguyên nhân gây ra bất ổn trong vùng ?
Vào khoảng 1995, Phi Luật Tân có cảnh cáo Trung Cộng về việc thiết lập một số kiên trúc và cắm cờ trên 5 đảo đá ngầm quanh vùng đảo Mischiefs mà Phi Luật Tân nhận có chủ quyền.  Trung Cộng lúc đầu phủ nhận.  Sau đó vì có bằng cớ rõ rệt, Trung Cộng lại nói rằng đó là những kiến trúc giúp cho ngư dân Trung Cộng tá túc khi hành nghề. Đó là sự kiện mà Thứ Trưởng  ngoai giao Phi Luật Tân đến Trung Cộng nêu ra vào ngày 19 tháng 3, 1995.  Đồng thời Phi cho hải quân ra đặt chất nổ phá hủy kiến trúc ấy.

Đây là sự kiện mới nhất trong một chuỗi dài hoạt động: lấn chiếm dần dần của Trung Cộng trong vùng biển Đông của Việtnam.


XÂM CHIẾM HOÀNG SA.  Bắt đầu từ năm 1956, khi quân đội Pháp rút khỏi Việtnam, và Việtnam vừa mới thu hồi được độc lập, quân đội mới được thành lập, hải quân chưa có gì, thừa cơ hội có một khoảng trống quyền lực tại vùng này, Trung Cộng đưa hải quân ra đánh chiếm  vài đảo thuộc nhóm Tuyên Đức, nằm về phía Đông quần Đảo Hoàng Sa.
Rồi đến tháng 1 năm 1974, vào lúc quân đội Hoa Kỳ rút lui khỏi Việtnam, lại có một khoảng trống quyền lực khác tại vùng này, Trung Cộng liền mang quân xuống chiếm nhóm Nguyệt Thiềm, nằm về phía Tây Hoàng Sa. Hải quân Việtnam Cộng Hòa ra mang quân đến đổ bộ một số đảo, đánh chiếm lại phần đất mà cha ông chúng ta đã để lại.  Chiến hạm Trần Khánh Dư -HQ.04- mà Cựu Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San, à hạm trưởng, cùng với 3 chiến hạm khác đến tập trung ở đảo Duy Mộng thuộc nhóm Nguyệt Thiềm để đánh đuổi quân xâm lăng, đòi lại các đảo đã bị chiếm.
Theo tài liệu của Trung Cộng, cuộc chiến đấu diễn ra như sau :
- Ngày 17 tháng 1, Hải Quân Việtnam cho đổ quân lên đảo Kim Ngân (hay Vĩnh Lạc), xông vào đảo Cam Tuyền hạ cờ Trung Cộng và trục xuất quân Trung Cộng mà chúng gọi là ngư dân đang trấn giữ đảo này.
- Ngày 18, chiếm hạm Việtnam đụng vào 2 chiến hạm Trung Cộng: 402 và 407, và rồi sau đó lại đụng làm hư hại chiếc 407 ở phía Bắc đảo Linh Dương (Bạch Qui )
- Sáng sớm ngày 19, Hải Quân Việtnam tiến chiếm đảo Thâm Hàng (Quang Hòa ) và sau đó Việtnam cho oanh tạc cơ đến bắn xuống đảo này.
Báo chí Trung Quốc nói về biến cố này: Saigòn cho rằng một chiếc tàu Trung Cộng có ý định tiến về hướng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư và các hạm đỉnh của Việt Nam pháo kích vào các toán tuần phòng của Trung Cộng.  Cuộc hải chiến bắt đầu và diễn ra ở đảo Thâm Hàng.
Trung Cộng báo cáo là phía Việt nam có 2 người chết, 2 bị thương, một chiến hạm chở hơn 100 người bị đắm và một chiếc bị tổn thương.  Về phía Trung Cộng, thì Việt nam loan báo là một chiếm hạm bị bắn chìm.  Và sau đó, toàn bộ quân Việt nam rút về đảo San Hô (Tri tôn), Kim Ngân và Cam Tuyền .
- Ngày 20 tháng 1: 2 nhóm quân Trung Cộng phối hợp với 4 chiến đấu cơ Mig 21 và 23 trong khoảng 20 phút đã đánh đuổi binh sĩ Việtnam khỏi đảo San Hô, Cam Tuyền và Kim Ngân.
Ba chiến hạm Việtnam rút về Đà Nẵng, chở theo 4 binh sĩ chết, và 20 người bị thương: hơn100 thất tung và 48 người bị bắt.
           Toàn quần đảo Hoàng Sa từ đó lọt vào tay Trung Cộng .

 TRƯỜNG SA
Vào tháng 3 năm 1988, Trung Cộng đưa Hải Quân tiến sâu về phía Nam, đánh chiếm một số đảo của Trường Sa.  Chúng đánh đắm 2 tàu của Việt Cộng.  Ba thủy thủ bị chết, 74 bị bắt và một số bị mất tích.  Rồi lần lượt, Trung Cộng thỉnh thoảng lại cho
Một điểm đáng lưu ý ở đây là cũng theo tài liệu trích từ báo chí của Bắc Kinh, thì ngày 1 tháng 2, 74, đài Phát Thanh Liên Sô ở Mạc Tư Khoa khi nói về biến cố Hoàng Sa đã trách cứ giai cấp lãnh đạo Trung Cộng như sau: Sự kiện quần đảo Tây Sa (danh từ Trung Cộng gọi Hoàng Sa) đã gây một phản ứng rất mạnh mẽ khắp thế giới, sẽ đưa tới những tình trạng bất ổn và đáng cảnh giác.  Bức địa đồ do Trung Quốc phát hành đều bị các quốc gia Á Châu nhận thấy các nhà lãnh đạo Trung Cộng bộc lộ ý đồ xâm lược.
Trong khi đó Đảng Cộng Sản Việt Nam theo chính sách của Hồ Chí Minh đề ra, với văn thư của Phạm Văn Đồng vào tháng 9, 1958 công nhận toàn vùng Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Cộng, đã hoàn toàn im lặng; một thái độ ưng thuận. Như vậy VC đồng lõa với tội phạm.


LẤN CHIẾM quân tiến chiếm thêm một đảo.  Trung Cộng đã chiếm cả thảy 8 đảo, và lần cuối cùng vào tháng 7, 92, chúng cho một tàu kéo và một số tàu nhỏ, mang quân đổ bộ lên đảo đá ngầm Đa Lạc và dựng một MC đánh dấu chủ quyền ở đây.
Đến nay, chúng cắm cờ trên 16 đảo.
Ngoài ra, Trung Cộng có nhiều hoạt động khác :
Vào năm 1983, chúng cho vẽ lại một bản đồ cho vùng Đông Hải mà chúng gọi là Nam Hải, và tuyên bố rằng chúng có chủ quyền trên toàn vùng này.  Ranh giới vùng này gồm: về phía Đông, sát với bờ bể Phi luật Tân: về phía Tây, giáp với bờ bể Việtnam; và về phía Nam, giáp với Mã Lai Á.  Đến tháng 2 năm 1992, Quốc Hội Trung Cộng thông qua một đạo luật nói rằng vùng lãnh hải đó là của Trung Cộng và các tàu quân sự cũng như các tàu khoa học (ám chỉ tàu tìm dò dầu hỏa) trước khi đi qua vùng này phải xin phép , nếu không sẽ bị đánh chìm.
Ba tháng sau, chúng ký với Công Ty tìm dầu Crestone có trụ sở ở Denver, Colorado, Hoa Kỳ, một khế ước tìm dò dầu hỏa nằm trong vùng phía tây Trường Sa với một diện tích 25.000 cây số vuông.  Thompson chủ tịch công ty này loan báo rằng Trung Công hứa dùng quân sự bảo vệ công tác tìm dầu và khoan dầu.  Theo tài liệu, thì vùng này trùng với khu vực trước đây Việt Cộng đã ký với Công Ty Total của Pháp để tìm dò dầu hỏa.  Công Ty Total đã bỏ khu vực này vào đầu năm vì các giếng ở đó là giếng khô, không đào được dầu.


Trong tháng 8, 92 Trung Cộng cho ra khơi 2 tàu khoa học là Phấn Đấu 5, dàn khoan tìm dò dầu hỏa, tiến sâu vào Vịnh Bắt Việt, cách cảng Ba Lạt 112 cây số về phía Đông, tầu Nam Hải 6, tàu nghiên cứu địa chất học ở cửa bể Hải Phòng, cách Thái Bình 70 hải lý về phía Bắc.  Hoạt động của hai tàu khoa học này nằm sâu trong đường ranh giới thuộc phạm vi lãnh hải của Việtnam do Hiệp Ước 1885 giữa Pháp và Trung Hoa ký kết và qui định.


Vậy việc xây cất các kiến trúc to lớn bằng xi măng cốt sắt, cắm cờ, và thả các phao sắt đánh dấu chủ quyền trên khu vực Mischiefs là những hoạt động mới nhất biểu lộ ý đồ bá quyền của Trung Cộng trong vùng này tố cáo hành vi bá quyền của Trung Cộng.  Chúng còn xây cất nhiều kiến trúc kiên cố trên bãi đá Chữ Thập, trên các bãi khác như Johnson, Kennen, Chgiua  nữa
Với căn cứ Tam Á, tại Hải Nam gồm một hải cảng cho hàng không mẫu hạm, và một căn hầm rộng lớn cho tàu ngầm, TC tiến thêm một bước nũa trong âm mưu không chế Biển Đông.
Về sự hành sử chủ quyền, vào tháng 2007, tàu hải quân Trung cộng đánh chìm ngư thuyển Việt nam đang hành nghề gần đảo Trường Sa, giết một ngư dân Việt.
Hàng năm, TC tổ chức các cuộc tập trận trên vùng quần đảo Hoàng Sa, cấm ngư dan Việt đến đánh cá tại vùng này. Mùa hè vừa qua, TC loan báo cấm đánh cá tại  một khu vực rộng lớn phía Bắc Vĩ tuyến 12 trở lên  từ ngày 16 tháng 5 đến 1 tháng 8, với lý do bảo vệ tài nguyên của biển. Những ai vi phạm sẽ không được tha thứ.


Để cưỡng hành thông cáo đó, vào ngày 16 tháng 6 năm 2009, hải quân TC bắt 2 thuyền đánh cá Việt nam tại vùng Hoàng Sa. Trên mỗi ngư thuyền , có 12 ngư dân  thuộc tỉnh Quảng Ngãi; họ đang  hành nghề gần đảo Lincoln. Một tàu hải quân TC, mang số đăng ký là 309 bất thình lình xuất hiện gần các ngư thuyền ấy.

Lính hải quân TC nhảy xuống ngư thuyền này, buốc thuyền của họ, rồi kéo về đảo Phú Lâm. Ngày hôm sau, một thuyền thứ 3 bị bắt và cững được đưa vào đảo Phú Lâm. Đến ngày 21 tháng 6,  tất cả thuyển trưởng của các ngư thuyền này bị buộc pải ký vào biên bản viết bằng chữ Tàu, qui định rằng họ đã xâm phạm lãnh thổ TC và phạt US$31,000.00. Ngày 25 tháng 6, 25 ngư dân được thả ra về trên 2 chiếc thuyền, vói lời nhắn rằng trong hạn 10 ngày họ phải nộp đủ tiền phạt đó để những ngư dân còn lại được thả cho về nhà.


Ngày 26 tháng 9, 09, 17 thuyền đánh  cá của ngư dân Quảng Ngãi với
200 ngư dân đánh cá trên vùng Quần Đảo Hoàng Sa. Vào buổi chiều, họ được tin là có bão lớn thổi đến vùng này. Họ chạy vội vào đảo Hữu Nhật để lánh nạn. Vào đến gần bờ, hai thuyền đầu tiên bị lính TC trên đảo bắn. Họ phải chạy ra. Các thuyền khác không dám lại gần và tất cả phải thả neo ở ngoài khơi, 

  
 ông Lê Du và người con trai
trong khi đó các tàu của Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Hoa được phép vào một cách an toàn.  Ngày hôm sau, gió thổi mạnh và sóng lến cao. Họ sợ bị cuốn trôi  đi mất, tất cả các thuyền dương cờ trắng chạy ùa vào bờ, với hi vọng rằng họ được sống sót, dù có thể có người bị lính TC bắn chết. Cuối cùng, tất cả được an toàn trong hải cảng của TC và ở đó 3 đêm.
  Vào  sáng ngày 30 tháng 9, khi trời đã êm, biển đã lặng, trong khi họ chuẩn bị ra khơi,  hàng chục lính TC ập đến, kẻ thì cầm súng, kẻ cầm búa, nhẩy xuống từng ngư thuyền Việt nam.
Trong một thuyền của ông Dương văn Thọ, lính TC chĩa mũi súng vào ông ta và từng người một trong thủy thủ đoàn.
Một vài người quì xuống, hai cánh tay dơ lên. Người khác thì van xin tha tội. Trên thuyền này, không ai bị đánh đập, có lè có sự hiện diện của một viên sĩ quan.
Tuy nhiên, tất cả mọi tư trang và dụng cụ, kể cả máy mọc truyền tin, và 1 tấn cá đều bị vội vã cướp đoạt hết.
 Ông Thọ xin lại máy định vị (GPS), vì không có máy này, thì ở ngoài khơi, không biết đường mà đi, Tuy nhiên, họ không trả lại. Photobucket
Trong một thuyền khác của ông Lê Du, ông Lê Du và người con trai, cả hai người bị đánh tàn nhẫn. Cả 2 người bị tra khảo để tìm xem máy điện thoại di động và các dụng cụ khác dấu ở đâu. Bị tra tấn nhiều, người con không chịu nổi và chỉ chỗ dấu là trong thùng đựng gạo. Anh này lại bị đánh vì tội nói dối, trong khi đó các lính khác của TC tìm tòi và
                                                          Xác một ngư dân được chở vào đất liền.


lục lọi các đồ tư trang. Mặt của  hai cha con ông Lê Dư bị sưng và máu chảy ra từ trong mắt của người con trai. Tất cả đồ đạc của cải đều bị cướp sạch.


Tóm lại, tất cả 17 ngư thuyền bị cướp hết, kể cả thức ăn. Có ngư dân bị đánh bất tỉnh và có người bị  trọng thương.
ĐÁNH ĐẮM NGƯ THUYỀN
-Ngày 19 tháng 5, 09, một “tàu lạ” ( danh từ được Báo chí VC dùng, không dám nói là tàu TC) đánh đắm một thuyền, có số ký danh là Qng-95348 tại vùng Hoàng Sa. Tất cả 26 ngư dân bị văng xuống biển và tàu lạ đó rời bỏ nơi xảy ra biến cố này, không cứu giúp nạn nhân. Họ phải bám vào phao hay bất cứ vật gì để tự cứu. May thay, các ngư thuyền khác hành nghề gần đó đã cứu họ.
-Ngày 16 tháng 7, 09 lại có một “”tàu lạ” đâm vào một ngư thuyền có số ký danh là  Qng2203 của một ngư dân khác của  Quảng ngãi, cũng tại Hoàng Sa. Tất cả 9 ngư dân được  đồng nghiệp cứu thoát chết, tuy nhiên 7 người bị thương.


BIẾN CỐ VỊNH BẮC VIỆT:
Vào ngày 8 tháng 1, 05, 3 tầu chiến của hải quân TC vây một số thuyền đánh cá của ngư dân Thanh Hóa tại một khu vực nằm về phía tây của đường ranh do Hiệp ước 2000 thiết lập. 9 ngư dân bị giết chết   và một số bị bắt mang về đảo Hải Nam giam lại vì đánh cá trái phép. Nơi xảy ra biến cố này nắm cách điểm chuẩn 14 về phía tây của đường phân ranh theo hiệp ước 2000 là 12 cây số. Điều này có nghĩa là đây là khu vực thuộc Việt nam.



    

 PHẢN ỨNG CỦA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM.


1. Khi TC mang hải quân xuống chiếm Hoàng Sá vào năm 1956 và 1974, VC giữ một thái độ hòan toàn im lặng. Các hành động cửa Hồ chí Minh và Đảng CS cho thấy sự im lặng đó là sự đồng lõa với sự xâm lăng của ngoại bang.
2. Từ năm 1975 trở về sau, vào thời kỳ VC chiếm đóng trên toàn lãnh thồ, TC tiếp tục tiến về phía Biển Đông. Vào năm 1988 khi TC chiếm 6 đảo trên vùng Trường Sa, VC mới có phản ứng chống lại TC.
Tại sao Hà nội thay đổi thái độ từ “phục tùng” sang “chống đối” như vậy?  Ta ghi nhận rằng  Hà nội và Liên Bang Sô Viết ký một Hiệp Ước hợp tác và viện  trợ hỗ tương vào tháng 11  năm 1979. Vào lúc đó, Lê Duẩn là Tổng Bí Thư Đảng CSVN ký hiệp ước này. Hiệp ước có điều khoản nói rằng hai bên tham khảo nhau nếu một bên bị xâm lăng. Điều này có bao gồm vấn đề  an ninh của 2 quôc gia, nghĩa là  CHXHCNVN sẽ được bảo vệ nếu bị TC xâm lăng.
Một tháng sau khi ký hiệp ước đó, CHXHCNVN đưa 135,000 quân sang đánh chiếm Cao Miên. Tàu thủy của Liên Bang Sô Viết chuyên chở quân VC cùng quân trang quân dụng vào chiến trường Cao Miên.  Các chiến phí do Liên Bang Sô Viết đài thọ.
CHXHCNVN lúc này sắp hàng với Liên sô để ngăn ngừa TC bành trướng xuống phía nam và đồng thời giúp  phát huy ảnh hưởng của Liên sô trong vùng Đông Nam Á, tới Ấn Độ Dương, sử dụng hải cảng Cam Ranh làm khởi điểm.
Năm 1988 , viện trợ kinh tế và quân sự của Liên sô cho VC giảm bớt, nghĩa là Liên số không còn ý định hỗ trợ cho VC nữa, thì TC bắt đầu sử dụng biện pháp quân sự trong vùng Trường Sa. Vì vậy, Liên Sô giữ thái độ yên lặng, chỉ đứng nhìn TC xâm lấn Trường Sa dù Hiệp ước kể trên vẫn còn hiệu lực..
Một số đảo nửa bị chiếm và đến tháng 7, 1992, TC chiếm 8 đảo.
Cho đến này TC đã chiếm 16 đảo, xây dựng nhiều căn cứ quân sự kiên cố mà không có phản ứng tích cực của VC đế bảo vệ, ngoài vái lời tuyên bố xuông, chiếu lệ.


                                                X
Tháng 9 năm 1990, Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn BCHTU Phạm văn Đồng bí mật đi Trung Hoa gặp lãnh đạo Đảng CSTH tại Thành Đô, xin tái lập bang giao.
Chính tại nơi đây các lãnh đạo VC nhượng bộ. Và về sau  người ta thấy chuyển giao một phần lãnh thổ trên biên giới phía Bắc, 11,000 cây số vuông trong Vịnh Bắc Việt và Biển Đông , để đổi lấy sự hỗ trợ của Đảng CSTH, cung cấp cho VC để duy trì xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:


Về vấn đề nhượng đất gồm cả Biển Đông, Tổng bí Thư Đỗ Mười với sự hỗ trợ của Chủ tịch nước Lê đức Anh, nhân vật số 2 trong chính trị bộ
vào tháng 6 năm 1992 trong buổi họp Ban Chấp Hành Trung Ương kỷ  III, Đại Hội VII tuyên bố rằng “ chủ nghĩa xã hội là mối quan tâm lớn của Đảng, còn vấn đề đất đai và biển không quan trọng. Ta phải hi sinh cái nhỏ để được cái lớn.”


Trong những năm qua, Đảng CSVN đã tận dụng uy quyền của mình để dập tắt mọi chống đối, gồm cả các tiếng nói chống lại TC xâm lăng Biển Đông. Ngay cả đến những thanh niên/thanh nữ mặc áo T-shirts màu xanh dương hay xanh lá cây cũng bị bỏ tù: mặc áo  màu xanh dương là biểu hiệu chống đối TC xâm chiếm Biển Đông; mặc áo xanh lá cây là biểu hiệu chống đối TC khai thác bauxite ở Tây Nguyên, vì ở nơi đây TC cấy vào Việt Nam 20,000 “công nhân” làm việc. Đây sẽ là một trong nhiều nơi ở khắp lãnh thổ Việt Nam mà đạo quân thứ 5 của TC sẽ nổi lên trong tương lai để chiếm cả nước Việt.
Đi xa hơn nữa, vào ngày 20 tháng 9, 09, Báo Điện Tử, phương tiện truyền thống chính thức của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN đã dịch và in một bài báo của báo Hoàn Câu của Đảng CSTH, tường thuật cuộc tập trận của hải quân TC trên vùng bãi đá Chữ Thập thuộc phía Nam quần đảo Trường Sa mà TC mang quân xuống chiếm của Việt Nam vào năm 1988. Tại nơi này TC đã xây 5 căn cứ bằng xi măng cốt sắt trên các bãi đá ngầm này để bảo vệ vùng biển đã chiếm. Tờ báo Điện Tử đo do nhân vật số 2 của Ban Tuyên Giáo của ban Chấp Hành Trung Ương, Đào duy Quát làm Tổng Biên Tập. Làm như vậy, có nghĩa là phương tiện truyền thông này của Ban Chấp Hành TƯ Đảng CSVN trở thành phát ngôn viên cho Đảng CSTH. Như vậy mặc thị VC nhìn nhận TC có chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.
Và cũng vì vậy, không ai ngạc nhiên về việc hải quân TC đánh đập, cướp  bóc tài sản ngư phủ Việt nam từ tháng 6 đến tháng 9 vừa qua tại vùng Hoàng Sa và VC không có một phản ứng nào.
Âm mưu bành trướng của TC được tính toán và thực hiện một cách chu đáo trong vòng 60 năm qua có sự tiếp tay ngấm ngầm của VC.

                                      xxxxx

          KẾ HOẠCH BÀNH TRƯỚNG CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH
VaryagHiện đại hóa hải quân của TC là một phần nằm trong Chương Trình Tứ Hiện Đại Hóa của Đặng tiểu Bình đưa ra vào năm 1978. Năm 1991, TC mua 24 oanh tạc cơ SU-27 và 4 vận tải cơ của Nga sô. Từ biến cố Thiên An Môn đến 1991,  TC đã bỏ ra  2 tỉ MK để canh tân quân đội. Ngân sách quốc phòng gia tăng hàng năm là 10% như đã báo cáo từ nhiều năm nay. Cũng đã có báo cáo cho biết TC thương thảo với Ukraine để mua một hàng không mẫu hạm hoặc là Tbilisi trọng tải 60,000 tấn hay Varyag, 67,000 tấn. Tuy nhiên, về sau TC mua được 4 hàng không mẫu hạm phế thải của Nga, Ukraine, và Úc và
1. Hàng không mẫu hạm phế thải.


sửa lại thành hàng không mẫu hạm của họ. Loại hàng không mẫu hạm Varyag có thể chở được 18 oanh tac cơ SU-27 hay 25 Migs-25. Một hàng không mẫu hạm sẽ ra đời vào năm 2010. TC đã mua của Iran kỹ thuật tiếp liệu máy bay ở trên không để nới rộng tấm xa của máy bay xuống tới Mã Lai. Vì mục tiêu này, việc ải biến máy bay H-6 đã được hoàn tất.
mô-hình-hàng-không-mẫu-hạm-ở-vũ-hán-ship2.jpg

2. Hàng không mẫu hạm kiểu TC? (đóng ở Vũ Hán) và sẽ hoạt động vào năm tới.



 3.Varyag
  


4. Varyag  tương đương với Kuznetsov của Nga sô.

TC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ TRÊN BIỂN ĐÔNG

Hải quân TC nay là một lực lương hải quân  đứng hàng đầu trong vùng với 300,000 lính, 900 tàu chiến, 100 tàu ngầm và 1000 oanh tạc cơ. Hiện đại hóa lực lượng hải quân nhắm kiểm soát mặt biển trên toàn vùng. Tướng Zhang Xusan, Phó Tổng Tư Lệnh Quân Đội TC được trích dẫn nói trên Nhật Báo Nhân dân  vào ngày 7 tháng 4 năm 1992 rằng “ hải quân của chúng tôi hiện nay yểm trợ cho công cuộc phát triển kinh tế trong vùng, gồm cả các hải đảo đang bị tranh chấp của dặng Trường Sa. Phó Đô Đốc Zhang Lianzhong, Tư Lện Hải Quân,  vào cùng thời gian đó, nói với Hãng Tin TH  rằng Quân Ủy Hội của Đảng CSTH đã ra lệnh hải quân phải sẵng sàng bảo vệ  lãnh hải  và các vùng biển kế cận. Vì thế,  với sụ khai thác kinh tế ở ngoài khơi, tình thế càng trở càng ngày càng trở lên  phức tạp và cuộc chiến đấu để kiểm soát biển cả sẽ trở lên gay gắt hơn.”


Cùng với, kế hoạch xâm lăng trên Biển Đông trong lãnh hải của Việt Nam, những lời tuyên bố kể trên của các tướng lãnh TC đã xác nhận tham vọng vai trò lảnh đạo của họ trong vùng này. Đây là nguyên do của các tranh chấp trong khu vực.

                   VÀI CĂN CỨ QUÂN SỰ TRÊN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA
  



1. Trên đảo Phú lâm (Woody), có một sân bay ( nới rộng từ 1,000 m lên 2,600m), có nhiều bể chứa nước ngọt, có nhiều doanh trại cho quân đội trú đóng, có cả hải cảng …đã được xây cất. Có báo cáo cho biết hàng ngàn binh lính trú đóng tại đó. Phú Lâm là một căn cứ  hải quân tiền phong để tiến xuống phía Nam.
     
2. Bộ chỉ huy trên đảo Quang Hòa.

 
 3. Căn cứ gồm cả doanh trại, hải cảng… trên Phú Lâm 

  

 4. Kho chứa hỏa tiễn va võ khi Laser, Đảo Đá
  
 5. Doanh trai trên đảo Hoàng Sa

PHỐI TRÍ LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN ĐỂ KIỂM SOÁT VÙNG BIỂN
 

HÌNH TAM GIÁC
-ĐỈNH CỦA TAM GIÁC: Hải cản Tam Á. Có hai phần: Phần I gồm hải cảng cho hàng không mẫu hạm, có 3 cầu tàu, dành cho 6 hàng không mẫu hạm. 6 hàng không mẫu hạm này được dùng để thành lập hai hạm đội biển xanh. Một cầu tàu dài 800 m đã xây xong. Phần II gồm một hầm  rộng, có cửa ra vào, có thể chứa được 20 tầu ngầm nguyên tử loại 094. Tàu 094 được trang bị 12 hỏa tiễn tầm xa là 10,000 cây số với đầu đạn nguyên tử. Mỗi bên có 6 hỏa tiễn. Hiện nay, TC đã có 5 chiếc, và trong vòng 5 năm nữa, TC có thêm 5 chiếc nữa.


Bên cạnh Hảo ảng Tam Á là căn cứ Hoàng Sa, với các kiến trúc dành cho  quân sự trên khắp quần đảo này dùng để yểm trợ cho Tám Á,


-GÓC A của Tam Giác: Về phía Trái trên Tam Giác  là Bãi Đá Chữ Thập ( TC chiếm của Việt nam tháng 3 năm 1988). Trên đó, hiện có 5  cơ sở  kiên cố, đồ số, xây từ trên đá ngầm, mọc từ dưới nước lên.
- GÓC B của Tam Giác: Về phía Phải là căn cứ Vành Khăn,  Hiện nay có 4 kiến trúc kiên cố, to lớn, đã xây xong,  cũng xuât hiện trên mặt nước.
- Điểm C: Ở giữa Tam Giác là một số kiến trúc kiên cố để cho quân đội trú đóng.

 


1. CĂN CỨ HẢI QUÂN BÍ MẬT: TAM Á

A. Ba cầu tầu cho hàng không mẫu hạm.
B. Cửa ra vao cho tàu ngầm 094.























-Tàu ngầm nguyên tử 094, được trang bị 12 hỏa tiễn tầm xa. Hình trên cho thấy 6 cái ở một bên.

 Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ
-Tàu ngầm: Song- 20 class sub (?) chạy bằng diesel, trang bị bằng máy của Đức, rất êm ( không gây ra tiếng động). Satellite không thê khám phá khi di chuyển. Được trang bị hỏa tiễn chống tàu chiến,Yingji- 8 có thể được phóng đi trong lúc đang chạy dưới mặt biển để diệt hàng không mẫu hạm của “địch” đang di chuyển trên mặt biển. Hỏa tiển này có  tầm xa 1,000 cây số.


                                      VÙNG QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Góc A của Tam giác: Bãi Dá Chữ Thập:


1. Bộ Chỉ Huy.

 
2. Cơ sở tiếp vận.

 
3. Dàn phóng hỏa tiễn ( 96x116 m) chống vệ tinh. Ở một góc, môt khu dành cho trực thăng Change Z-8 đậu.
 Góc B: Bãi Đá Vằnh Khăn

1. Bộ Chỉ Huy

 Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở trên đảo san hô ngoài Biển Đông
2. Căn cứ tiếp vận.

Điểm C: Hình vệ tinh còn cho thấy có một số kiến trúc khác, cũng xây cất từ dưới nước đi lên: Đó là  Chigua, Johnson ( Giác Ma) , Kennan, South East Cay . Các bãi đá ngầm này nằm trong phãm vi hình Tam Giác kể trên.


Mục đích của sự phối trí lực lượng hải quân của TC là để “ yểm trợ các công tác phát triển kinh tế” và “ bảo vệ vùng biển của TC” như TC đã tuyên bố.
Tuy nhiên, tham vọng của TC không chỉ dừng ở việc bảo vệ lãnh hải mà chúng đã chiếm của Việt Nam. Chúng còn có am mưu tiến xa hơn: nới rộng lãnh thổ TH đến các nước Đông Nam 1 như Mao trạch Đông tuyến bố vào năm 1954. Trước khi tiến đến mục tiêu ấy, Việt nam phải được sát nhập vào lãnh thổ TH. Đảng CSVN dần dần càng lộ diện đóng vai trò mà Đảng CSTH giao phó cho công tac sát nhập này.
Ngoài ra, trước mắt, TC còn nhằm tới kiểm soát được giao thông Đông Tây: eo biển Malacca, một yết hầu của nên kinh tế thế giới.


Xa hơn nữa, trong trường kỳ, TC còn có ý định giải quyết nạn dân số như Trì hạo Điền, Bộ trưởng Quốc Phòng TC tuyên bố vào tháng 4 năm 2005 : Lãnh thổ TH chỉ có thể chứa được 500 triệu người. Số dân thặng dư như hiện nay là ( 800 triệu ( đến nằm 2030: 1 tỷ 400 triệu) sẽ được di chuyển đến Úc, và Mỹ.


Trên căn bản đó, chủ nghĩa bá quyền của TC là nguyên do bất ổn toàn vùng. Cho đến khi mà hai hạm đội Biển xanh của TC chưa được thành lập, thì Vùng Đông Nam Á còn được hưởng ổn cố. Tuy nhiên, khi mà hải quân TC đủ mạnh, lúc đó sẽ là vấn đề lớn cho các cường quốc Tây phương. Eo biển Malacca sẽ bị phong tỏa, nếu TC có thể và dám làm việc đó, đặc biệt là với sự tiếp tay của ĐCSVN như là một tay sai phục vụ bành trướng cho chủ nghĩa bá quyền TC.
Tới lúc đó, thi sự bất ổn sẽ trầm trọng.


 ***
 Tóm lại, với chính sách hiện hữu là “ hợp tác toàn diện”  mà Đảng CSTH đề ra hơn một thập niên qua và các lãnh đạo Đảng CSVN luôn luôn công khai cam kết thi hành, dù thi hành một cách từ từ và thận trọng. Đã từ lâu ĐCSTC đã cấy nhưng kẻ là người Việt, thân tín và trung thành với quyền lợi vật chất rộng rãi,  của họ vào vai trò lãnh đạo các cơ quan và các chức vụ then chốt trong guồng máy quyền lực tại Việt nam, từ trên trở xuống dưới ( cấp dưới được mua chuộc qua các khế ước khai thác tài nguyên) để thực hiện nhiệm vụ được giao phó.
Một cơ quan siêu mật vụ  là Tổng Cục 2 đã được thiết lập để kiểm soát, chỉ đạo tất cả các cơ quan chính quyền, kể cả Bộ Nội Vụ, Quốc Phòng, Thông Tin v.v. để hoạt động cho phù hợp với đường lối của ĐCSTH. Quyền uy của Đảng CSTH trên Đảng CSVN quá lớn. Vì thế cả guồng máy ĐCSVN đang vận hành theo sự chỉ đạo của TC.
Chính vì thế mới có hiện tượng chuyển giao lãnh thổ, lãnh hải trong vùng Vịnh Bắc việt một cách dễ dãi , dù lúc đầu được thực hiện trong vòng bí mật.
Nhà cầm quyền VN vẫn giữ mọi thái độ ôn hòa để làm vừa lòng quan thày và viện dẫn rằng đây là các vấn đề “nhạy cảm”:


- ĐCSVN sử dụng toàn lực, cảnh sát quân đội, tòa án  để đàn áp thanh niên, sinh viên về Olympic Bắc kinh, về việc TC thiết lập huyện Tam Sa, Đặc biệt là các hành động đàn áp của CHXHCNVN trở nên khốc liệt sau khi Tần Cương, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao TC ở Bắc Kinh đòi hỏi VC phải trấn áp/ dập tắt các chống đối của sinh viên Hà nội và Sài gòn.
-Hải quân TC bắn giết,  đánh đập cướp bóc tài sản của ngư dân Việt. Hơn 700 tờ báo của Đảng được lệnh không đả động đến các vấn đề Hoàng Sa , Trường Sa, gồm cả việc bắn giết ngư dân Việt. Hồ cẩm Tỏa một viên chức thuộc Tòa đại sứ TC tại Hà nội đã công khai cảnh cáo về việc này.
-Tờ “báo điện tử” của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt nam trở thành công cụ tuyên truyền cho TC để chúng chính thức xác nhận chủ quyền của TC trên quần đảo của VN.
Đảng CSVN đang cố gắng hết sức mình để phuc vụ quyền lợi của TC, mà một mục tiêu của TC là chủ nghĩa bành trướng xuống phía Đông Nam Á. Và VC như thế sẽ là lực lượng tiền phong của TC trong công tác này.
Chúng đã trở thành Thái Thú Người Bản Xứ của kẻ bành trướng Bắc Kinh./.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty