Đức Tâm
Bài đăng ngày 04/12/2009 Cập nhật lần cuối ngày 04/12/2009 19:43 TU
Hôm
qua, thành phố Arles đã tổ chức lễ vinh danh những người lính thợ Việt
Nam, tiếng Pháp thời thực dân gợi là công nhân không chuyên ngành
(Ouvriers Non Spécialisés - ONS) vì những đóng góp của họ trong thời kỳ
thế chiến thứ hai, đặc biệt trong việc phát triển trồng lúa và làm muối
tại vùng Camargue.
Hoàn cảnh của những người lính thợ Việt Nam trong
thời đệ nhị thế chiến vẫn còn là một đề tài ít được biết đến. Một số
báo đài bắt đầu quan tâm đến chủ đề này, trong đó có nhà báo Pierre
Daum đã viết một cuốn sách tựa đề "Những người bị cưỡng bách nhập cư"
nói về số phận của những người nông dân Việt Nam bị chính quyền thực
dân bắt đưa sang Pháp phục vụ chiến tranh. Cuốn sách đang được dịch
sang tiếng Việt.
Vào năm 1939, bộ Thuộc địa Pháp đã tuyển dụng cưỡng bức khoảng 20 ngàn người để đưa sang Pháp làm việc trong các nhà máy sản xuất vũ khí đạn dược, giống như thời kỳ đại chiến thế giới lần thứ nhất. Là những nông dân ở Bắc Kỳ, An Nam (tức miền trung) và Nam Kỳ. họ được đưa lên tầu thủy, nằm ở khoang gầm tầu, sang Pháp, sau một chuyến hành trình dài mệt mỏi. Lúc mới sang, tất cả được dồn vào ở một nhà tù Baumettes, vừa mới xây, chưa sử dụng ở phía nam nước Pháp.
Cục diện chiến tranh thay đổi đột ngột vào tháng 6 năm 1940. Đường biển bị phỏng tỏa, khoảng 14 ngàn người buộc phải ở lại Pháp và bị đưa xuống nhiều địa phương ở phía nam. Công việc chính của họ là rửa nước mặn cho đồng ruộng và phát triển trồng lúa để có lương thực sinh sống.
Theo nhà báo Pierre Daum, trước đây, lúa đã mọc tại vùng Camargue, ở miền nam, nhưng nhờ có những người lao động nhập cư Đông Dương tới vùng này năm 1941 mà ở đây trồng được loại lúa thóc con người ăn được. Từ năm 1942, các vụ lúa tại vùng Camargue bội thu và cho đến tận những năm 60 của thế kỷ trước, nhiều người trong số họ đã làm giầu nhờ nghề trồng lúa.
Trong suốt thời gian làm việc tại Pháp, những người lính thợ Việt Nam chỉ nhận được mức lương bằng một phần 10 lương công nhân Pháp và sau này, không ai trong số họ được nhận tiền trợ cấp nghỉ hưu, khi về già.
Vào năm 1939, bộ Thuộc địa Pháp đã tuyển dụng cưỡng bức khoảng 20 ngàn người để đưa sang Pháp làm việc trong các nhà máy sản xuất vũ khí đạn dược, giống như thời kỳ đại chiến thế giới lần thứ nhất. Là những nông dân ở Bắc Kỳ, An Nam (tức miền trung) và Nam Kỳ. họ được đưa lên tầu thủy, nằm ở khoang gầm tầu, sang Pháp, sau một chuyến hành trình dài mệt mỏi. Lúc mới sang, tất cả được dồn vào ở một nhà tù Baumettes, vừa mới xây, chưa sử dụng ở phía nam nước Pháp.
Cục diện chiến tranh thay đổi đột ngột vào tháng 6 năm 1940. Đường biển bị phỏng tỏa, khoảng 14 ngàn người buộc phải ở lại Pháp và bị đưa xuống nhiều địa phương ở phía nam. Công việc chính của họ là rửa nước mặn cho đồng ruộng và phát triển trồng lúa để có lương thực sinh sống.
Theo nhà báo Pierre Daum, trước đây, lúa đã mọc tại vùng Camargue, ở miền nam, nhưng nhờ có những người lao động nhập cư Đông Dương tới vùng này năm 1941 mà ở đây trồng được loại lúa thóc con người ăn được. Từ năm 1942, các vụ lúa tại vùng Camargue bội thu và cho đến tận những năm 60 của thế kỷ trước, nhiều người trong số họ đã làm giầu nhờ nghề trồng lúa.
Trong suốt thời gian làm việc tại Pháp, những người lính thợ Việt Nam chỉ nhận được mức lương bằng một phần 10 lương công nhân Pháp và sau này, không ai trong số họ được nhận tiền trợ cấp nghỉ hưu, khi về già.
No comments:
Post a Comment