TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, December 2, 2009

Đánh cược với thiên nhiên - Kỳ cuối: Thủy điện - chuyện xứ người



Chính trị - Xã hội

Chủ Nhật, 25/10/2009, 04:17 (GMT+7)

TT - Đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới phải trả giá đắt vì các đập nước thủy điện. Giờ đây nhiều nước đã chấm dứt chuyện xây đập làm thủy điện, thậm chí có nơi còn chấp nhận tốn tiền để phá bỏ. Trong khi đó, VN lại dẫn đầu về thủy điện trong khu vực Đông Nam Á...



Đập Hoover đã làm thay đổi nghiêm trọng dòng chảy sông Colorado, Mỹ. Số phận nó đã được quyết định: phá bỏ! - Ảnh: wikimedia.org
1. Phá bỏ và ngưng làm mới
Đầu tháng 10-2009, The New York Times đưa tin 29 tổ chức ở Mỹ đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc phá bỏ bốn đập thủy điện để trả lại nguyên vẹn dòng sông Klamath chảy dọc ranh giới hai bang California - Oregon. Quyết định này được đưa ra sau nhiều năm gây áp lực từ các nhóm bảo vệ môi trường.
Lý lẽ của họ rằng các đập nước phá hoại môi trường tự nhiên của sông Klamath, ngăn cản sự di trú của cá hồi và các loài cá khác cũng như làm nhiễm độc dòng nước. Dự kiến đến năm 2020, các đập nước khổng lồ sẽ được phá bỏ để trả lại dòng sông như nguyên trạng lịch sử của nó. Đây là dự án phá bỏ đập thủy điện lớn nhất thế giới với tổng chi phí lên tới 450 triệu USD.
Tại Nhật Bản, theo Hãng tin Kyodo News, ngay sau khi vừa thắng cử vào tháng 9-2009, chính quyền của tân Thủ tướng Yukio Hatoyama đã ngừng ngay 48 trong số 56 dự án đập thủy điện, thủy lợi trên toàn nước Nhật. Trong số các dự án bị hủy bỏ, nổi bật nhất là dự án xây đập Yamba có chi phí dự kiến lên đến 5 tỉ USD và hiện đã hoàn tất 70%.
Dự án Yamba được khởi động từ tận năm... 1952 nhưng không thể hoàn tất do những cuộc phản đối lớn của người dân và các nhóm môi trường muốn giữ nguyên trạng dòng sông Agatsuma xinh đẹp tại tỉnh Gunma.
Trang mạng của Hiệp hội Những công dân quan tâm đến vấn đề đập thủy điện Yamba (http://www.yamba-net.org/eng/) cho biết dự án này sẽ khiến một vùng 316ha bị ngập lụt, 422 gia đình phải tái định cư và ảnh hưởng tới đời sống 1.000 người dân trong vùng.
2. Hậu quả lớn hơn hiệu quả!

"Không lẽ chúng ta không nhìn thấy bất cứ một kinh nghiệm nào từ các nước, để cứ loay hoay trong một canh bạc với thiên nhiên mà chắc chắn chúng ta sẽ là người thua cuộc?"
NGUYỄN ĐẠI ANH TUẤN
(Th.S quản lý tài nguyên)
Vào đầu tháng 10 năm nay, Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) thông báo rằng vụ mùa năm 2009, thu hoạch ngũ cốc tại Iraq chỉ bằng một phần ba so với mức trung bình mười năm trước.
Nguyên nhân do các đập thủy điện Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng ồ ạt ở thượng nguồn hai dòng sông Euphrates và Tigris đã khiến vùng hạ lưu trở nên khô hạn. Thổ Nhĩ Kỳ đã chi 25 tỉ USD để xây 22 đập nước, 19 nhà máy thủy điện trên hai dòng sông lớn nhất khu vực Trung Đông.
Trích dẫn nghiên cứu “Các dòng sông câm lặng: Sinh thái học và chính trị các đập nước lớn” của Patrick McCully đăng trên International Rivers cho thấy trong vòng chín năm sau khi xây đập thủy điện Hoover ở Mỹ, 110 triệu mét khối đất từ lòng sông và hai bên bờ sông Colarado đã bị cuốn phăng. Một ví dụ khác, đập nước Aswan Thượng trên sông Nile khiến dòng sông sau đó cuốn mất 124 triệu tấn phù sa ra biển mỗi năm, khiến chất đất ở đồng bằng Ai Cập trở nên cằn cỗi hơn rất nhiều so với trước khi xây đập.
Một vấn đề khác từ các đập thủy điện là làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng nguồn nước. McCully cho biết đập Glen Canyon, cũng trên sông Colarado, làm nhiệt độ nước giảm trung bình 8OC ở khu vực trước và sau đập, đồng nghĩa với việc đảo lộn môi trường sống của các loài thủy sản và thực vật dựa vào con sông.
Cuối cùng, các đập nước lớn làm thay đổi kết cấu địa chất dữ dội đến mức đó có thể là nguyên nhân dẫn đến các thảm họa kinh khủng như động đất hay lũ lụt. Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia (Mỹ) được New York Times trích dẫn cho thấy trận động đất kinh hoàng làm 80.000 người chết và mất tích ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) có thể khởi nguồn sâu xa từ việc tích trữ 320 triệu tấn nước ở hồ chứa Zipingpu, cách nơi xảy ra động đất hơn 1,5km.
Lời giải thích là việc nén một lượng nước quá lớn ở một khu vực chật hẹp có thể gây ra những nứt gãy bên dưới các lớp địa chất mới hình thành.
3. VN đứng đầu Đông Nam Á về thủy điện
Thống kê từ trang web của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy ở hầu hết các nước phát triển, năng lượng thủy điện chỉ chiếm vai trò thứ yếu. Ví dụ với Nhật Bản, thủy điện chỉ chiếm 3% nguồn cung cấp năng lượng trong năm 2005, so với 20% từ năng lượng than đá và 13% năng lượng nguyên tử.
Ở các nước có nhiều điểm tương đồng với VN như Indonesia và Malaysia, theo số liệu của EIA năm 2009, thủy điện chỉ chiếm 2% nhu cầu năng lượng quốc gia. Còn Trung Quốc, mặc dù các nhà máy thủy điện đã được chính quyền Bắc Kinh xây dựng khá rầm rộ, nhưng thống kê của EIA cho thấy trên thực tế năng lượng thủy điện chỉ chiếm 6% tổng nguồn cung cấp năng lượng của nước này.
Trong khi đó, thống kê của EIA cũng cho biết thủy điện chiếm 20% nguồn năng lượng cung cấp ở VN, cao nhất ở Đông Nam Á.
Vậy các nước dựa vào nguồn năng lượng nào để thay thế thủy điện? Chúng ta hãy tham khảo người láng giềng Trung Quốc: năm 2007, quốc gia này đã khởi động chiến dịch đầy tham vọng là đến năm 2010, họ sẽ đáp ứng 10% nhu cầu năng lượng cả nước từ các nguồn năng lượng sạch (gió, thủy triều, năng lượng sinh học và các năng lượng có thể tái chế khác) và năm 2015 sẽ là 15%.
HẢI MINH
..............................
Hạn chế thủy điện để dân vùng hạ bớt lo
TT - Khi đập thủy điện A Vương xả lũ trong đợt bão số 9 góp phần làm tan hoang cuộc sống một bộ phận người dân miền Trung, các phóng viên Tuổi Trẻ đã giật mình nghĩ đến phong trào thủy điện “trăm hoa đua nở”.


Mặc dù đã biết trước miền Trung chi chít thủy điện, Tây nguyên nhà nhà làm thủy điện, nhưng chúng tôi cũng không khỏi giật mình khi tiếp cận các con số chính thức từ những cơ quan chức năng về số lượng đập thủy điện vừa và nhỏ đã, đang và sẽ xây dựng: Quảng Nam có 62 nhà máy, Đắc Nông 70, Đắc Lắc 104, Gia Lai 113...
Nhưng một người bạn của tôi có trang trại vài chục hecta ở Tây nguyên đã cho biết: “Đó là mấy ông chỉ mới tính loại nhà máy thủy điện nhỏ và vừa, có công suất 3MW đến dưới 20MW chứ còn loại nhỏ (dưới 3MW) thì bạt ngàn đếm không xuể”!
Nói đâu xa, chính trong trang trại của anh bạn này có một con suối chảy qua. Thế là ngăn dòng, đắp đập, mua tuôcbin Trung Quốc giá rẻ bèo về lắp đặt, không chỉ đảm bảo nguồn điện phục vụ mình mà còn bán được cho một số hộ dân cư lân cận.
Đó là cái được, còn tác hại? Anh ngần ngừ một hồi rồi mới nói: “Lợi thì chỉ mình tôi, nhưng những người sống cạnh con suối dưới tôi thì bị ảnh hưởng, thiếu nước tưới cà phê. Chưa kể con suối giờ đây cũng không còn như xưa, cá cua đã mất sạch, thảm thực vật cũng biến mất sau gần năm năm khi nhà máy mini của tôi ra đời”.
Anh bạn của tôi có lợi thế được con suối chảy qua nông trại của mình nên không có chuyện đốn cây phá rừng. Nghĩa là thiệt hại thuộc vào loại giảm thiểu. Nhưng nếu tính trên lợi ích chung của cộng đồng, nhà máy mini 1MW là một sự đầu tư chỉ biết đến mình. Từ nhà máy mini này, chúng ta sẽ hình dung được thiệt hại khủng khiếp thế nào với hàng ngàn cái như thế ở Tây nguyên, với trên 300 nhà máy vừa và nhỏ ở bốn tỉnh nói trên.
Nhưng  cũng có người đặt ngược lại vấn đề: nói thủy điện tác hại như thế, không lẽ phủ nhận hết những công trình đã “cứu” đất nước thoát khỏi nạn thiếu điện trầm trọng như Hòa Bình, Trị An? Không. Không ai phủ nhận lợi ích của những công trình đó, đặc biệt vào thời kỳ mà ngay chính các nước tiên tiến cũng chưa lường được hậu quả của thủy điện.
Nói đâu xa, Liên Xô (cũ) cùng Trung Quốc được mệnh danh là “vua thủy điện”, nay cũng đã nhận ra được cái lợi không đủ để chi trả cho điều hại. Hiện tại Trung Quốc và Nga đã có chính sách hạn chế thủy điện, tập trung chuyển sang khai thác năng lượng xanh như gió, mặt trời, thủy triều.
Rồi cũng phải đến lúc VN chuyển hướng sang năng lượng xanh như Nga, Trung Quốc. Nhưng trong khi chờ đến cái ngày đẹp trời ấy thì việc trước tiên, khẩn cấp phải làm là cần có sự phối hợp chặt chẽ khi cấp phép làm thủy điện.
Phải xem thủy điện là ngành kinh doanh có điều kiện và Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn cũng như Bộ Tài nguyên - môi trường phải được tham khảo, có ý kiến trước khi Bộ Công thương cấp phép. Có thế dân ở vùng hạ mới bớt lo những tai họa từ trên cao đổ xuống.
HUY THỌ

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty