TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, November 29, 2009

Hội nghị người VN ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ nhất

"Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ nhất" được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 24 tháng 11. Theo như thông báo của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ ngoại giao Việt Nam, chủ đề của hội nghị là "Vì một cộng đồng đoàn kết vững mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp đất nước". Tin này đã gây tiếng vang trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, và nhiều người đã lên tiếng phản đối hoặc ủng hộ. Hà Vũ ghi nhận ý kiến của một số giáo sư và luật gia người Việt ở Hoa Kỳ trong bài tường thuật sau.

"Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ nhất" tại Hà Nội được cho là quy tụ khoảng 1000 đại biểu. Tin của giới truyền thông trong nước trích thuật lời Thứ trưởng Bộ ngoại giao kiêm chủ tịch Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nói rằng nhà nước Việt Nam dự trù có sự tham dự của 650 Việt kiều từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc Khoa Lịch sử trường đại học Maine, miền đông bắc Hoa Kỳ, chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam cho rằng hội nghị này không có ích lợi gì.

Giáo sư nói: "Chính ở trong nước đối xử với những người trong nước không đàng hoàng. Bắt bớ những người phản đối đảo Hoàng Sa, Trường Sa; những chuyện cấm báo chí ở trong nước, Bát Nhã v.v... Kể cả chuyện bắt trung tâm nghiên cứu phát triển giải tán thì tôi nghĩ đem bao nhiêu Việt kiều về cũng vô bổ."

Giáo sư Lê Sĩ Long, giám đốc Sáng kiến Quốc tế về nghiên cứu toàn cầu thuộc trường kinh doanh Bauer, đại học Houston, Texas, phụ trách những lớp học chuyên về các vấn đề Việt Nam cũng đồng ý với giáo sư Ngô Vĩnh Long về những lo ngại của Việt Kiều trước việc chính quyền Việt Nam đàn áp những người bất đồng chính kiến trong nước.

Giáo sư Long nói: "Mình cũng nghe chuyện của luật sư Lê Công Định. Nhiều sinh viên Việt Nam học bên đây, thấy mấy chuyện đó họ đâu muốn về đâu."

Tuy nhiên giáo sư Ngô Vĩnh Long công nhận là có những Việt kiều về tham dự hội nghị và ông có nhận xét về những người này:

"Tôi không chê trách những người về. Phần lớn những người về họ yêu nước, cũng là cơ hội để gặp những người Việt khắp năm châu là điều tốt nhưng họ về sẽ bị lợi dụng tuyên truyền."

Tiến sĩ Tạ Văn Tài, có văn phòng luật sư tại Boston, Massachusetts, nguyên giáo sư các trường đại học tại Việt Nam trước năm 1975 đưa ra nhận xét.

"Cái câu nói về là tay sai hoặc nói nặng hơn ai được mời thì người đó là đặc công Việt cộng. Tôi không có đồng ý. Những người được mời về cũng tùy. Mời về hay là tự ý xin về, hai chuyện khác nhau. Mời về và cũng về nhưng về với tính cách như thế nào và ăn nói trong nước, trong hội nghị như thế nào. Nếu ăn nói đàng hoàng thì không làm sao cả."

Trong buổi hội thảo nhân ngày "Người tị nạn Việt Nam" vào tháng 5 năm nay tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, Tiến sĩ Tạ Văn Tài đề nghị một điều kiện tiên quyết có thể giúp thu hút người Việt tại hải ngoại góp phần vào việc phát triển Việt Nam.

Tiến sĩ Tài cho biết: "Chế độ có lẽ phải nói rằng 'chúng tôi rất tiếc có những chính sách sai lầm về học tập quá lâu dài.' Việc xin lỗi như vậy hay những lời tỏ ra chấp nhận đã sai lầm thì mới có thể đi dần đến chỗ bỏ qua chuyện quá khứ, giải tỏa được ẩn ức và người Việt Nam trong nước với hải ngoại mới có thể đi đến chỗ hòa giải ở một mức khá cao hơn là hiện nay chỉ mới có giữa dân và dân."

Danh sách và con số chính thức những người Việt được mời tham dự "Hội nghị người Việt Nam tại hải ngoại trên toàn thế giới lần thứ nhất" tại Hà Nội năm nay chưa được rõ.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty