TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, December 1, 2009

Việt Nam cần tìm đường thoát khỏi bóng kinh tế Trung Quốc

Cập nhật lúc 15:16, Thứ Hai, 30/11/2009 (GMT+7)
- Trao đổi với giảng viên, sinh viên ĐHQG Hà Nội  sáng nay (30/11) về vị trí của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế của Mỹ ở châu Á, nhưng buổi thảo luận của cựu Đại diện Thương mại Mỹ Susan Schwab lại tập trung nhiều hơn vào con đường phát triển kinh tế tiếp theo cho Việt Nam. Đặc biệt, bà đề cập cách thức để Việt Nam xác lập chỗ đứng trên thị trường nói chung và trong chính sách thương mại của Mỹ nói riêng.
Riêng trong phần thuyết trình, bà Susan Schwab đã dành ¾ thời lượng để đề cập đến Trung Quốc và mối quan tâm của Mỹ với nền kinh tế này. Không ít sinh viên và cán bộ ĐHQG Hà Nội cũng nêu câu hỏi về chiến lược phát triển của kinh tế Việt Nam và từng sản phẩm Việt Nam khi chia sẻ lợi thế cạnh tranh với người láng giềng khổng lồ Trung Quốc.
Mỹ muốn Trung Quốc chịu trách nhiệm lớn hơn
Theo bà Susan Schwab, Trung Quốc đang nổi lên trong ưu tiên của Mỹ ở châu Á. Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Barack Obama đã chuyển tải thông điệp ấy.
Thế nhưng bà cũng cho rằng, ý tưởng về một nền kinh tế Trung Quốc lớn mạnh vượt qua Mỹ là “có phần thổi phồng quá đáng”.
Mô tả ảnh.
GS Susan Schwab, cựu Đại diện Thương mại Mỹ: Việt Nam cần nỗ lực để trở thành điểm đến thứ hai của nhà đầu tư, sau Trung Quốc. Ảnh: PL
So sánh thế mạnh hai nền kinh tế sẽ cho thấy rõ điều đó. Đơn cử trong lĩnh vực chế tạo, sản phẩm Trung Quốc có mặt khắp các gian hàng của Mỹ nhưng đó là đồ gia dụng, tiêu dùng. Trong khi đó, lượng đầu ra của Mỹ vượt xa Trung Quốc và lại tập trung sản xuất máy bay, các phương tiện giao thông... đòi hỏi công nghệ cao hơn.
Khẳng định Mỹ không lo ngại về việc kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua mình, nhưng bà Schwab cho hay, Trung Quốc đang phát triển kinh tế rất nhanh. "Mỹ muốn Trung Quốc chịu trách nhiệm lớn hơn với thế giới và với các nền kinh tế kém phát triển hơn như Việt Nam".
Với Việt Nam, bà Schwab nhận xét, dù chính sách thương mại Mỹ dưới thời ông Obama mới ở giai đoạn xây dựng và thảo luận, nhưng nước Mỹ đã thể hiện sự quan tâm đang tăng lên, với sáng kiến về thúc đẩy hợp tác thương mại xuyên Thái Bình Dương. Đại diện Thương mại Mỹ hiện nay đã trực tiếp nhắc đến Việt Nam trong một bài phát biểu về chính sách thương mại tuần trước.
Việt Nam tìm đường riêng
Bà Susan Schwab nhấn mạnh: "Việt Nam phải tìm con đường riêng, khác Trung Quốc, không trở thành một Trung Quốc thứ hai trên con đường phát triển".
Với thị trường khổng lồ và nguồn lao động giá rẻ, các nước muốn đầu tư vào Trung Quốc nhưng không muốn bị phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường này.
Mô tả ảnh.
Cựu Đại diện Thương mại Mỹ: Cách tốt nhất để tăng khách hàng là tìm cơ hội mới. Ảnh: PL
Việt Nam cần nỗ lực để trở thành điểm đến thứ hai của nhà đầu tư, sau Trung Quốc. Đó là cách tốt nhất để thoát khỏi cái bóng của nền kinh tế Trung Quốc.
Bà chỉ rõ, Việt Nam và Trung Quốc có điều kiện khác nhau. Trung Quốc gia nhập WTO từ năm 2001 và đã thực được hưởng thành quả của việc hội nhập quốc tế. Trong khi đó, Việt Nam gia nhập WTO chưa lâu và đang trong giai đoạn từng bước thực hiện các cam kết với WTO.
Theo bà Schwab, trong quá trình Đổi mới, Việt Nam đã đi đúng hướng với lựa chọn chính sách dựa trên điều kiện thực tế cụ thể. Cựu Đại diện Thương mại Mỹ tin, Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng này và sẽ không là một nước Trung Quốc thứ hai.
Đơn cử, trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bà ghi nhận những nỗ lực thành công của Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc mang tiếng xấu là nước vi phạm bản quyền.
“Nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đang giúp xây dựng uy tín cho các bạn... Đó là lĩnh vực Việt Nam có thể tạo sự khác biệt với Trung Quốc”.
Tích cực hơn trong WTO
Với các doanh nghiệp Việt Nam, bà Susan Schwab lưu ý “tính cạnh tranh và đa dạng hóa cơ hội”. Hiện nay, có rất nhiều cơ hội ở châu Á, nơi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và là thị trường nhập khẩu rất tốt.
“Cách tốt nhất để tăng khách hàng là tìm cơ hội mới, thay vì chỉ chú trọng một thị trường vốn đã có lợi thế”.
Cộng đồng bán lẻ tại Mỹ đang có hướng quay trở lại nội địa nhiều hơn. Năm 2007, 2008, các nhà dệt may của Mỹ, Hiệp hội da giày đã tiến hành nhiều vụ kiện doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam. Các hiệp hội, tập đoàn bán lẻ Mỹ có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy Chính phủ quan tâm tới thị trường nội địa, đảm bảo các chương trình liên quan tới thương mại Mỹ không gây hại cho doanh nghiệp trong nước.
Trong bối cảnh đó, bà Schwab tư vấn, “các bạn phải nghiên cứu rất kỹ các chuỗi cung của Mỹ, đồng thời phải xem kỹ chính sách của mình trong hội nhập”.
Là thành viên của WTO, “Việt Nam phải thể hiện sự hiện diện tích cực hơn, mở rộng thị trường hơn với tư cách là một nền kinh tế mới nổi... trong WTO. Quá trình này đồng thời sẽ giúp Việt Nam cải cách tốt và nhanh hơn”.
Một số câu hỏi của sinh viên, giảng viên ĐHQG Hà Nội về định vị Việt Nam trong chính sách thương mại của Mỹ, cách thức để doanh nghiệp tiếp cận thị trường Mỹ... được cựu Đại diện Thương mại hẹn trả lời vào buổi thuyết trình ngày mai trước các doanh nghiệp và quan chức Việt Nam.
Chiều nay, bà Susan Schwab sẽ nhận bằng Giáo sư danh dự của ĐHQG Hà Nội.
  • Phương Loan

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty