TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, December 4, 2009

Sở hữu căn hộ tiền tỷ vẫn như đi thuê nhà

> Ở chung cư 5 năm chưa được cấp sổ đỏ
Nhiều năm nay, 66 hộ dân ở tòa nhà 184 Hoàng Quốc Việt (Hà Nội) không làm được sổ đỏ vì cả tòa nhà này bị thiếu các giấy tờ pháp lý. Dân đi tìm chủ đầu tư thì họ đã thay tên đổi chủ mấy lần.

Anh Tùng, chủ căn hộ 603, cho biết, 5 năm trước, các gia đình làm hợp đồng góp vốn mua căn hộ với Công ty CP đầu tư thương mại Asean. Dù nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư làm đủ thủ tục để người dân đi xin cấp sổ đỏ, song đơn vị này cứ khất lần. Đến nay, việc chứng nhận quyền sở hữu căn hộ của người dân tại đây vẫn không thể tiến hành.

"Chúng tôi ở nhà mình mà như ở nhà thuê, nhiều người ngoại tỉnh vẫn phải chịu cảnh hộ khẩu tạm trú, con cái phải học trái tuyến, căn hộ không thể thế chấp ngân hàng để vay vốn, nếu bán nhà thì chịu giảm giá vì thiếu sổ đỏ..." anh Tùng bức xúc.

Mối lo lắng của các hộ dân nơi đây là chủ đầu tư cũ đã "biến mất". Theo người dân, đơn vị này đã được chuyển tên đổi chủ mấy lần, địa chỉ công ty cũng thay đổi nhiều nơi. Theo hóa đơn mua bán căn hộ mới đây cấp cho các hộ dân, đơn vị bán là Công ty Đầu tư xây dựng Mỹ Đình. Do vậy, việc yêu cầu đơn vị này thực hiện đúng các thủ tục cho người dân đang được coi là vấn đề nan giải.

Khu ký túc xá Thăng Long với khoảng 80% dân số là các hộ gia đình. Ảnh: Đoàn Loan.

Hơn 100 hộ dân ở khu ký túc xá Thăng Long cũng trong tình trạng tương tự. Từ năm 2003, những hộ dân này đã góp vốn mua căn hộ với chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thăng Long.

Dự án này ban đầu là xây ký túc xá cho sinh viên ở, sau đó, phần lớn chuyển thành chung cư để bán cho người dân, với 9 khối nhà thì chỉ có 2 khối dành cho sinh viên. Vì dự án xây ký túc xá sinh viên, nên đất là thuê có thời hạn, không được thành phố cấp sổ đỏ. Đến giờ người dân ở đây chưa được biết những khúc mắc này, dù đã nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư giải thích rõ nhưng không hề nhận được hồi âm.

Anh Vũ Ngọc Minh, căn hộ 204, nhà B2, cho biết, nhiều người bỏ ra hàng tỷ đồng mua nhà, nhưng không thể làm sổ đỏ và theo đó là không thể đăng ký hộ khẩu, mặc dù nhà ngay cổng trường nhưng con vẫn thuộc diện trái tuyến. Nếu ai đó muốn dùng căn nhà để làm tài sản thế chấp vay ngân hàng lấy vốn làm ăn thì đây là một giấc mơ xa vời. Khu dân cư này cũng chưa thành lập tổ dân phố, không có ban quản trị như các chung cư khác.

Theo ông Bùi Trương Luân, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, sai phạm của Công ty Thăng Long là rõ ràng, thanh tra thành phố đã yêu cầu đơn vị tuân theo mục đích ban đầu là ký túc xá sinh viên, song họ không chấp hành. Tuy nhiên, việc cấp sổ đỏ của người dân cũng là một vấn đề bức thiết, quận đã kiến nghị thành phố xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng đất ký túc xá sang đất ở. Vấn đề này đang được các ngành chức năng xem xét.

Chậm các thủ tục pháp lý để hoàn thiện thủ tục sở hữu nhà ở cho dân là tình trạng khá phổ biến tại nhiều khu dân cư, ngay cả trong các khu đô thị lớn như Pháp Vân, Việt Hưng, Mỹ Đình... Theo nhiều hộ dân ở Nơ 23 Khu đô thị Pháp Vân Tứ Hiệp, họ mua nhà đã 2 năm vẫn chưa nhận được các thủ tục làm sổ đỏ, hỏi chủ đầu tư thì chỉ nhận được câu trả lời là... phải chờ.

Trao đổi với VnExpress.net, luật sư Phan Thanh Bình, Công ty Luật Hồng Hà, cho biết, người dân mua nhà chung cư chưa biết tận dụng các quyền của mình. Khi chủ đầu tư không thực hiện đúng hợp đồng như chậm trễ làm thủ tục để cấp sổ đỏ theo Luật nhà ở thì dân phải khởi kiện ngay bởi theo Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể phá sản, chuyển đổi... sẽ gây khó khăn cho các hộ dân sau này.

Theo ông Bình, với trường hợp chung cư 184 Hoàng Quốc Việt, người dân cần khởi kiện doanh nghiệp đã đổi tên, đơn vị này dù có chuyển đổi vẫn có hợp đồng chuyển giao.

Còn Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ bày tỏ quan điểm, cơ quan nhà nước phải nghiêm túc chấn chỉnh việc sử dụng đất sai mục đích. Khi chủ đầu tư sai phạm thì phải có biện pháp kiên quyết buộc bồi thường cho người dân và khắc phục sai phạm, hoặc phải truy cứu trách nhiệm hình sự nếu sai phạm nghiêm trọng.

"Người dân phải tìm hiểu kỹ về dự án và mạnh dạn khiếu kiện nếu có vướng mắc quyền lợi với chủ đầu tư xây dựng nhà ở", ông Võ nhắn nhủ.

Đoàn Loan

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty