TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Monday, November 30, 2009

"Nếu tôi là Chủ tịch thành phố...."

Việc đầu tiên cần là làm sạch những cái hồ. Hà Nội sẽ rất khó khăn, để cạnh tranh được với Singapore, Hongkong, Bangkok... trừ khi nhận diện được những đặc điểm độc nhất vô nhị khiến trở nên khác biệt. Trở thành "thủ đô văn hoá" chính là cách thế giới nhận ra Hà Nội - Paul Shuttenbelt, Giám đốc khu vực Châu Á, Urban Solutions.

Sông, hồ = Bản sắc riêng

Tôi nghĩ rằng những cái hồ rất quan trọng với Hà Nội, trong đó có hồ Tây, cả ở vị trí địa lý và trong tình cảm của người Hà Nội.

Thứ nhất, chúng tạo dựng hình ảnh, biểu tượng, mang đến cho Hà Nội nét đặc trưng. Khi nói đến Hà Nội, người ta thường nói đến một đô thị với những không gian nước, hệ thống sông hồ phong phú, nhưng dường như Hà Nội chưa sử dụng được ưu thế này một cách triệt để.

Tôi không biết thành phố nào có nhiều hồ như ở Hà Nội. Nhưng tôi xin đưa ra hai ví dụ cụ thể là Amstecdam (Hà Lan) và Bacerlona (Tây Ban Nha) là hai thành phố sử dụng rất tốt mặt nước để tô điểm cho hình ảnh đô thị và thu hút khách du lịch.

Trước năm 1992, Bacerlona vẫn là một thành phố nằm quay lưng lại biển, chưa tận dụng được ưu thế thiên nhiên này. Khi Bacerlona được lựa chọn là địa điểm đăng cai Thế vận hội Olympic mùa hè 1992, những nhà chức trách đã lập một kế hoạch lớn để tái thiết thành phố, đưa yếu tố biển vào đời sống đô thị.

Ông Paul Shuttenbelt. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bacerlona không quay lưng ra biển nữa mà mặt tiền thành phố hướng ra biển. Hàng loạt nhà hàng, khách sạn, dịch vụ, công trình giải trí được xây dựng quay mặt ra biển. Du khách có thể vừa sử dụng các dịch vụ thương mại vừa tận hưởng cảnh quan biển. Từ đó, Bacerlona trở thành một trong những thành phố hấp dẫn nhất thế giới, thu hút số lượng lớn khách du lịch hàng năm.

Thành phố thứ hai, Amstecdam lại sử dụng rất hiệu quả hệ thống kênh đào trong việc làm đẹp thành phố. Vào các buổi tối, mọi người đi bộ dọc hệ thống kênh đào này ngắm nhìn quang cảnh. Hệ thống kênh mương này trở thành trái tim của Amstecdam.

Thế nhưng đã có lúc hệ thống kênh đào đã suýt biến mất. Vào những năm 1960, sau Chiến tranh thế giới thứ 2 tại Châu Âu, Amstecdam cố gắng phục hồi và phát triển để trở thành một đô thị hiện đại.

Trong quá trình này, người ta đã định phá bỏ các kênh đào để lấy mặt bằng xây dựng và làm đường. Khi ý tưởng đó được đưa ra biểu quyết tại Hội đồng thành phố, chỉ duy nhất một ý kiến chống lại, nhưng cuối cùng thật may mắn hệ thống kênh vẫn được giữ lại nguyên trạng. Hiện nay hàng triệu du khách tới Amstecdam chỉ để thăm quan hệ thống kênh đào, mang lại nguồn lợi nhuận và tự hào cho người dân Amstecdam.

Cũng giống như Hà Nội hiện nay đang trong quá trình phát triển nhanh, giống như Sinhgapore hay Bangkok, Hongkong. Những công trình cũ bị phá huỷ, những cái hồ bị san lấp, nhà cổ di sản biến mất. Đó sẽ là điều rất đáng tiếc. Các toà nhà có thể được xây dựng bất cứ lúc nào, nhưng di sản mất đi không bao giờ lấy lại được. Do vậy những nhà quy hoạch đô thị một mặt cần hiện đại hóa Hà Nội, mặt khác cũng cần đảm bảo rằng việc hiện đại hóa phải dựa trên những giá trị lịch sử cốt lõi của Hà Nội.

Sông, hồ = Phát triển bền vững

Hà Nội phải có cách phát triển khác mang tính đặc trưng. Hà Nội rất đẹp về cảnh quan tự nhiên, cây xanh, hồ nước, di tích văn hoá... Ảnh: Hoàng Hường
Thứ hai, hệ thống sông hồ rất quan trọng trong việc thoát nước. Có thể nhận thấy trận lụt hồi tháng 11 năm ngoái tại Hà Nội chính là một hệ quả của việc mất cân bằng môi trường tự nhiên. Những cái hồ nối tiếp nhau bị san lấp để nhường chỗ cho các công trình xây dựng, và đó chính là nguyên nhân của lụt lội, ngập úng vì nước không có chỗ thoát. Sẽ còn bao nhiêu trận bão hay lũ lụt xảy đến với Hà Nội trong vòng 10 năm nữa nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn? Không ai biết!

Vấn đề lớn nhất hiện nay là Hà Nội đang phát triển rất nhanh nhưng lại không có một tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển đó. Xây dựng và lụt lội luôn là hai vấn đề có liên quan tới nhau nhưng không ai tìm ra giải pháp đầy đủ. Hà Nội đang phát triển, nhưng không ai biết nó sẽ đi đến đâu. Ai cũng mong ước xây dựng Hà Nội thành đô thị hiện đại với những toà nhà cao tầng, hình ảnh quen thuộc ở mọi đô thị khác.

Không nên như vậy! Hà Nội phải có cách phát triển khác mang tính đặc trưng. Hà Nội rất đẹp về cảnh quan tự nhiên, cây xanh, hồ nước, di tích văn hoá... Những điều đó mang lại cho Hà Nội sự khác biệt, nếu mất đi những nét độc đáo này, dường như Hà Nội đã để mất đi linh hồn. Không nên bắt chước bất cứ mô hình nào, hãy giữ Hà Nội như những gì nó vốn có.

"Nếu tôi là Chủ tịch TP..."

"Việc đầu tiên tôi làm là giải quyết vấn đề môi trường". Ảnh: Hoàng Hường

Tôi sẽ xây dựng Hà Nội thành thủ đô văn hoá không chỉ của Việt Nam mà của Châu Á. Bằng cách nào?

Hà Nội có rất nhiều hồ cả lớn và nhỏ, nhưng hiện nay chúng đều có một tình trạng chung: bị ô nhiễm nặng. Diện tích mắt nước có nguy cơ bị các công trình cao tầng quây kín. Việc đầu tiên Hà Nội cần là làm sạch những cái hồ, không chỉ trên mặt nước mà khu vực xung quanh. Tạo cho hồ thành địa điểm mọi người có thể dễ tiếp cận để thụ hưởng không gian cảnh quan, cần giáo dục người dân về ý thức bảo vệ, tạo ra hành lang xanh bao quanh những cái hồ.

Việc này ngoài sự can thiệp từ UBND TP Hà Nội, mỗi người dân cũng đóng góp công sức, sau đó là cải tạo hệ thống giao thông, thoát nước, nhà ở...

Hà Nội cần tìm ra điểm thu hút độc đáo riêng đó, giống như Sinhgapore được coi là điểm đến của giáo dục công nghệ, HongKong là đầu mối giao thương luân chuyển. Yếu tố làm Hà Nội khác biệt chính là lịch sử - văn hoá. Hà Nội hãy là nơi đăng cai tổ chức những festival, hội thảo về nghệ thuật, khoa học và dịch vụ... giống như thành phố Amstecdam hiện nay. Hà Nội có thể hấp dẫn cả thế giới bằng cách như thế, và thu hút được nhiều đầu tư.

Rất nhiều thành phố ở Châu Âu việc xây dựng bất cứ công trình nào ở các khu vực trung tâm và gần mặt nước như sông hồ, kênh đào đều phải xin phép. Các công trình xây dựng không được phép cao quá 5 tầng và phải được thiết kế theo cùng phong cách nhằm đảm bảo cảnh quan và các công trình cổ trong khu vực bảo vệ được một cách tối đa.

Tôi nghĩ Hà Nội cũng cần làm như vậy. Tất nhiên Hà Nội không thể ngừng phát triển, cũng không thể bảo vệ được tất cả mọi công trình, nhưng việc phát triển cần giữ mối liên hệ chặt chẽ với thành phố văn hoá lịch sử. Những toà nhà nên có cùng một phong cách, và công tác bảo vệ cần tập trung vào các điểm nhấn như khu phố cổ, biệt thự Pháp, hoàng thành Thăng Long, hệ thống sông hồ.

Singapore, Hongkong, Bangkok... đã phát triển trước rất nhiều. Hà Nội sẽ rất khó khăn, hoặc không thể bắt chước hay đuổi kịp mô hình hiện đại đó. Trở thành "thủ đô văn hoá" chính là cách thế giới nhận ra Hà Nội.

  • Paul Shuttenbelt, Giám đốc khu vực Châu Á, Urban Solutions
  • Hoàng Hường ghi

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty