Ai cũng đã biết chương trình xây
dựng lò điện nguyên tử hạt nhân tại
tỉnh Ninh Thuận là một dự án do nhà nước
Việt Nam đưa ra và đang tiến công thực
hiện. Công trình này sẽ hoàn thành vào năm 2010 đúng theo
kế hoạch sau đó sẽ tiếp tục vạn hành.
Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao chính
quyền Việt Nam phải đưa kế hoạch
dự án xây dựng lò hạt nhận này tại tỉnh
Ninh Thuận nơi dung thân cuối cùng của 100,000
người dân bản địa Chăm còn sống sót sau
cuộc nam tiến của Vua chúa Việt Nam .
Địa lý của vùng đất khô cằn Phan Rang
Trước khi đi vào vấn
đề về hiểm
họa của lò điện nguyên tử hạt nhân, chúng ta
cần nên biết sơ lược về địa
dư của vùng đất Phan Rang là một vùng
đất eo hẹp khí hậu khô cằn, phía Đông giáp
biển có bải nước sạch mặn mà, có nhiều
ruộng muối được khai thác dọc bờ
biển. Trước năm 1975 có rừng dương
liểu dọc bải biển thơ mộng mát mẻ và
lý tưởng, nhưng ngày nay rừng dương liểu
này gân như bị thiêu rụi vì chính quyền mở
rộng thành phố xây cắt khách sạn biến bải
tắm thành khu du lịch. Phía
Tây nhiều rừng núi cao bao quanh, từ quốc lộ
số 1 chúng ta có thể nhìn thấy những ngọn tháp
Chàm cổ trên những đồi cao thơ mộng đã
được xây dựng từ thời vua chúa của
vương quốc Champa. Nhân dân Phan Rang sống bằng
nghề ruộng rẩy nhưng vì mưa gió bất
thuận nên chỉ ăn nhờ vào nguồn nước
từ đập đa nhim dẫn xuống, đập này
nằm giửa biên giới Phan Rang và Đà Lạt mà
mọi du khách khi lên Đà Lạt đều nhìn thấy.
Song song với nghề làm ruộng rẩy, những
người dân sống dọc bờ biển thì hành
nghề chài lưới. Đây là hai ngành nghề chính mà
người dân Phan Rang dựa vào để mang nguồn
lợi nhuận về nuôi sống gia đình. Thế nhưng
hai nghề này có còn tồn tại hay không một khi nhà máy
điện nguyên tử hạt nhân bắt đầu
hoạt động? Vì rằng Phan Rang không phải là khu
công nghệ cũng không có công ty cơ nghiệp nào
đến xây dựng nơi đây, cho nên nhân dân không còn
chọn lựa nào khác nên buộc nphải bám víu vào hai nghề
nông và ngư nghiệp này để mà sống. Vì không còn
chọn lựa nên người dân của Phan Rang không
biết mình sẽ đi về đâu nên đành chấp
nhận sống dưới
không khí ô nhiểm khắc nghiệt cộng với môi
trường dơ bẩn tẩu thoát từ ngọn
ống thải kinh hoàng của lò điện hạt nhân một khi lò này bắt
đầu hoạt động trong một tương lai
rất gần.
Hậu quả của chất phóng xạ và sức
khỏe
Ngoài những chất chứa nhiều
hạt nguyên tố phóng xạ
nguy hiểm Plutonium và uranium tồn tại rất lâu trong
không gian. Theo tài liệu khoa học được ngiên
cứu thêm từ cơ quan “Environmental Protection Agency”
của Hoa-Kỳ cho biết những tinh chất nguyên
tử hạt nhân còn sản xuất và thải ra nhiều khoáng
chất phóng xạ nguy hiểm khác như Ionizing, chất
này sẽ hủy hoại làn
da, một khi da bi nhiểm chất độc này thì vết
thương sẽ không được chửa lành trở
lại, nguy hiểm hơn nữa là những nơi bị
thiệt hại sẽ trở thành ung thư.
Loại phóng xạ Ionizing có thể
được phân loại thành ba thành phần Alpha, Beta hay
Gamma và X-Rays. Nếu con người bị ảnh
hưởng vì hít nhập loại phóng xạ này sẽ gây
các chứng bệnh như: Ung thư, con người
thường xuyên ói mửa, nhức đầu mệt
mỏi kinh niên, rụng tóc, tiêu chảy, bán thân bất
toại, chảy máu trong người, thiết hại toàn
bộ thần kinh, mất trí nhớ và tuổi thọ của
con người thu ngắn và
chết yểu ..v.v. Toàn
bộ các căn bệnh nêu trên dể lay lan từ
người sang người, nếu vợ chồng bị
nhiểm bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến
bào thai khi có mang, và bào thai sẽ bị khuyết tật bất
thường. Song song với những thảm họa
kể trên, theo nghiên cứu của O.C Watchdog tại
tiểu bang California đăng trên báo OC.Register ngày
30/7/2009 cho biết rằng lò điện
hạt nhân cần hút một khối lượng
nước biển khổng lồ để làm nguội
máysau đó sẽ thải ngược ra một
lượng nước nóng khổng lồ đầy
nhiễm khí độc hại nên tất cả loại cá
trong biển sống gần khu vực sẽ bị tiêu
diệt và đa số sẽ
di lội dời đi nơi khác để tránh bị
diệt. Vấn đề này chắc chắn sẻ
ảnh hưởng to lớn đến ngành ngư
nghiệp của dân chúng sống bằng nghề chài
lưới.
Chúng ta còn nhớ gần đây vào tháng 12
năm 2005 lò điện nguyên tử hạt nhân ở
tỉnh Jilin, Trung Quốc khi rỉ xì thải chất phóng
xạ vào con sông Songhua đã gây một ảnh hưởng
đến hơn bốn triệu người dân sống
trong vùng, chính quyền phải ngân cấm nhân dân dùng
đến nguồn nước của con sông này. Tai
nạn ở nhà máy điện hạt nhân ơÛ Canada, Liên
Sô, Mông Cổ, Nhựt Bổn đã liên tục khiến
nhiều người tự hỏi nên làm gì sau những
thảm họa của những nhà máy điện nguyên tử hạt nhân gây ra?
Tại sao CQCSVN phải vội vả xây dựng lò
điện nguyên tử hạt nhân tại Tỉnh Ninh
Thuận?
Nhìn thoáng qua,
năng lượng hạt nhân có thể là câu trả
lời cho mọi khó khăn về mặt năng
lượng trên tất cả các quốc gia trên thế
giới ngày nay, do bởi nó cung cấp một nguồn
năng lực điện rẻ và liên tục với công
xuất cao trong tổng sản lượng điện
năng quốc gia. Theo tài liệu cho biết Thủ
tướng Việtnam đã thông qua dự án do bộ Khoa
Học và Công Nghệ chủ trì. Ông Vương Hửu
Tấn, viện trưởng Viện Năng Lượng
nguyên tử tuyên bố rằng “Chiến lược này
thể hiện quyết tâm trong ứng dụng và phát
triển năng lượng nguyên tử nhằm phuc vụ
quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước” Thế nhưng ông không nêu ra lộ trình xây
cất và nguồn chi phí cho
việc xây dựng dự án là từ đâu và lợi
hại của nó ra sao? Vì thế dự án trở thành
những câu hỏi gây tranh cải mạnh mẻ trong
mọi tầng lớp nhân dân và các giới khoa học
Việtnam.
Phải thừa
nhận rằng nhân dân Việtnam hãy còn quá nghèo, Kinh tế
khó khăn, nhân tài lực chưa hội đủ kiến
thức để lảnh đạo bảo trì và phát
triển công ngiệp này. Theo GS. Phạm Duy Hiển, nguyên
viện Trưởng Viện lò phản ứng hạt nhân
Đàlạt nói công khai rằng: “Việtnam không có
đủ người am hiểu, làm chủ được
công nghệ phức tạp lại có hệ thống
luật pháp nghiêm minh, biết quản lý theo công ngiệp
hiện đại”. Dự án này cũng không dể dàng và
đơn giản như ông Nguyên Đăng Vang phó chủ
nhiệm Ủy Ban Khoa học Công Nghệ và Môi
Trường của quốc Hội Việtnam nói với
báo Tiền Phong rằng: “để quản lý vận hành
một nhà máy như vậy, người ta chỉ cần
11 người, chẳng lẻ đất nước ta
không tìm được 11 người có kỷ luật cao,
có đủ trí tuệ để làm việc đó”. Ông còn
nói thêm rằng “chỉ cần 32 tháng để đào
tạo cán bộ không lẻ chúng ta lại không đào
tạo được mấy trăm người.” Đây
là một lời tuyên bố nộng cạn chứng tỏ
ông là người không hội đủ kiến thức và
thiếu trình độ văn hóa kỷ thuật nên chỉ
tuyên bố bừa bải vô trách nhiệm. Song song với
lời tuyên bố nong cạn trên còn có ông Lê Tuấn Phong,
Phó vụ trưởng Vụ năng Lượng còn bổ
xung thêm rằng “Bảo vệ chủ trương xây
bốn lò hạt nhân cùng lúc”, ông còn cho rằng “chỉ xây
một lò về quy mô kinh tế là không hợp lý.” Ông này
lại quá hồ đồ tham vọng nên quên đi lối
xuy diển để nhận định tình hình kinh tế
và tài chính đất nước để phục vụ
cho dự án quy mô to lớn này
về kế hoạch và nguồn kinh phí để thực
hiện công trình là từ đâu? Ông không nhận thức
được khi chỉ làm một bài tính cộng trừ
đơn giản để chi phí cho công trình xây dựng,
bảo hiểm, xử lý chất thải sẽ cần
một khoản trợ cấp vô cùng to lớn bao nhiêu.
Ở Anh Quốc, Tổ chức “Friends of the Earth” cho
rằng phải tốn hơn 50 tỷ bảng chỉ để
dọn sạch chất hạt nhân đã tạo ra
đến nay. Việtnam ta có tiền đâu mà chi trong
việc bảo quản, huấn luyện cán bộ và
đào tạo công nhân...V.V ?
Chính quyền đã
bất cần dư luận, bất chấp khó khăn,
bất cần suy xét đến vận mạng đất
nước, đến đời sống nghèo nàn của
nhân dân và hậu quả của việc xây dưng một lò
máy quá tốn kém và nguy hiểm này nên đã mù quáng ngoan
cố cho tiến công xây dựng lò điện nguyên tử
hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận. Vì lẻ đó toàn
thể người bản địa Chămpa đã hoang
mang lo sợ cho tương lai u ám của một dân tộc
thiếu may mắn chỉ vì một câu hỏi “tại sao
phải đặt lò này tại Tỉnh Ninh thuận nơi
dung thân cuối cùng của con cháu Champa còn sống xót sau
chính sách tàn sát của Minh Mạng năm 1831 – 1832?” Có lẻ
nào Chính quyền Việtnam lại mang dụng ý tiếp
tục chính sánh tiêu dệt ngưới bản địa
Champa lần nữa? Lẻ nào con người ta lại vô
đạo đức đến thế? Phan Rang nắng cháy quanh năm
tại sao chính quyền không nghỉ đến một
dự án xây dựng lò điện năng dùng tia nắng
mặt trời rẻ và an toàn nhứt lại phù hợp
với địa thế? Đây là mục tiêu mà chính
quyền Hoa-Kỳ đang theo đuổi vàø đang
tiến hành nhằm mục đích để tránh tiếp
tục chi dụng tốn kém ngân sách quốc gia cho việc
bảo trì hằng trăm lò điện nguyên tử hạt
nhân mà Hoa Kỳ đã có từ lâu, nhứt là việc tránh ô
nhiểm hủy hoại môi trường gây ra từ lò
đện hạt nhân. Nên biết rằng Hoa-Kỳ có
đủ khả năng thi hành xây dựng cũng như
bảo trì bất kỳ một công trình hiện đại
to lớn nào.
Tóm lại, không ai
chống đối việc nhà nước Việtnam xây
xựng lò điện hạt nhân nhưng chỉ đòi
hỏi nơi đặt lò phải là nơi an toàn thuận
lợi nhứt, phải đúng lúc đứng thời
điểm. Toàn thể người Champa trí thức
từ trong nước
đến hải ngoại cùng nhứt trí chống dự
án này vì rằng Phan Rang không phải là nơi an toàn
để đặt lò sát sinh khoa học này, dự án
chỉ mang hiểm họa đến cho dân tộc Champa nói
riêng và cho toàn thề cộng đồng người
Việt đang sống trên toàn lảnh thổ nói chung.
Nhắc lại rằng, Chính quyền không chỉ nên
đưa một số thân hào nhân sỉ người
Chăm lên Đàlạt thăm quan nhà máy thủy
điện Đa Nhim để học tập về tuyên
truyên nhồi xọ buộc họ đồng thuận cho
việc xây cắt nhà máy hạt nhân tại Ninh Thuân. Chúng tôi
thừa biết nhóm người này hoàn toàn thiếu trình
độ văn hóa cũng không hiểu biết gì
đến cái lợi hai của lò hạt nhân, Chính quyền
cũng không thể nào lừa bịp nhóm trí thức
người bản địa Champa chúng tôi, chúng tôi
thỉnh cầu Chính quyền nên di dời Nhà máy đến
khu an toàn khác. Chỉ có thế thôi. http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vnenews1/bandocviet/news/hoso%20lo%20nguyentu.htm
No comments:
Post a Comment