Chương trình 9:00 tối 9.12.2009
Tải xuống - download
Trong
phần trước LS Trần Lâm nói về cách hành xử của chính quyền trước các
vấn nạn như Biển Đông, tình hình nông dân mất đất cũng như những hậu
quả chính trị và xã hội xảy ra như thế nào.Torng phần này ông đưa ra những đề nghị nhằm thay đổi hệ thống chính trị mà không làm biến động lớn có ảnh hưởng đến xã hội.
Luật Sư Trần Lâm, nguyên Thẩm phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, nguyên trưởng ban tuyên giáo tỉnh và hiệu trưởng trường Đảng trong nhiều chục năm. Ông được biết đến trong các vụ tranh cãi có liên quan đến dân chủ nhân quyền trong nước.
Luật sư Trần Lâm vừa có bài viết nhận định tình hình chính trị hiện nay với nhiều chi tiết đang gây sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước.
Tự do báo chí Mặc Lâm: Theo dư luận quốc tế thì Việt Nam đang thiếu trầm trọng tự do báo chí? Về lâu về dài thì ai sẽ là người thiệt thòi nhất khi thiếu quyền được thông tin này?
Luật Sư Trần Lâm: Không phải về lâu về dài đâu mà ngay ngày hôm nay. Tin tức thì phải nhiều chiều nhiều hướng để người ta so sánh rồi có chủ đạo về tin tức đưa ra. Hiện nay tất cả tin tức đều phải lấy ở Việt Nam Thông Tấn Xã. Cả trăm tờ báo mà đều lấy ở một chỗ cho nên người ta nói có 700 tờ báo nhưng chỉ có một tổng biên tập. Đấy tức là cầm đoán và anh không được tự tạo. Thế thì còn gì? Thế thì chỉ cần ra một tờ báo thôi.
Cả trăm tờ báo mà đều lấy ở một chỗ cho nên người ta nói có 700 tờ báo nhưng chỉ có một tổng biên tập. Đấy tức là cầm đoán và anh không được tự tạo.Mặc Lâm: Quyết định 97 đã khiến cho IDS tự giải thể, theo LS thì việc phong tỏa sự phản biện của nhà nước sẽ gây ra những nguy hại gì cho đất nước?
LS Trần Lâm.
Luật Sư Trần Lâm: Riêng về phản biện: Phản biện thì phải để người ta tự do, phản biện hay muốn phê phán điều gì mà phải viết đưa lên một cơ quan, rồi cơ quan ấy vất vào sọt rác thì làm gì? Người ta không thích người ta không dùng thì sao? Thế thì ai còn phản biện nữa?
Phản biện mà nói quá có khi còn bị là khác. Bị sách nhiễu bị làm khổ là khác nữa. Vì thế cho nên nó bị kiềm hãm ghê lắm. Phản biện phải được tự do chứ không được tự do thì phản biện làm gì? Mà đã không có phản biện không có báo chí thì coi như con người câm rồi, không có tiếng nói thì còn sống sao được nữa?
Mặc Lâm: Thưa LS, là người giảng dạy môn lý luận chính trị và tiếp cận với hệ thống Đảng trong nhiều chục năm, ông có nhận xét gì về cách tổ chức cũng như lý luận về vai trò của Đảng như từ trứơc tới nay?
Luật Sư Trần Lâm: Chân lý vẫn là nhiều người nhưng cuối cùng chân lý cũng chỉ một người mà thôi. Ở Việt Nam có cái gọi là tập thể, cái gì cũng hội họp rồi nói năm câu ba điều. Trong 10 người họp thì chỉ có một người có ý kiến thôi mà ý kiến đó cũng chẳng sâu sắc gì. Những người kia thì ngồi im lặng chờ đợi chứ biết gì đâu mà nói? Bây giờ cứ mở cái TV mà xem.
Đại biểu quốc hội của người ta thì về một điều luật thôi, người ta đứng lên bảo vệ điều luật ấy còn lấy tên mình mà đặt tên cho điều luật ấy. Mình thì không bao giờ có cái chuyện ấy chỉ họp và nói có người cầm giấy mà nói. Chính khách là những người tài trí mà lại cầm giấy đọc mấy chữ…ấy ông mở TV xem. Thế thì làm sao mà tài được?
Mặc Lâm: Như vậy theo ông thì Việt nam không còn người tài nữa hay sao?
Luật Sư Trần Lâm: Có người tài chứ không phải là không, nhưng họ nói ra là nguy lắm. Anh là cấp dưới tôi mà anh nói có vẻ như anh dạy tôi thì làm sao chấp nhận được? Thế thì ngày mai anh sẽ thất sủng. Anh đã làm việc trong cơ quan nhà nước thì anh phải biết nghe thủ trưởng. Ý thủ trưởng như thế nào thì anh phải lựa thế mà làm thì anh mới sống được.
Nếu làm theo ý anh thì thắng anh chẳng được lợi gì cả mà bại thì anh mất đầu. Thí dụ như ông Lê Duẫn nhé, cái này thì tôi biết vì tôi cũng đã hầu hạ ông ấy rồi. Ai mà nói khác ý ông ấy thì ông ấy không thích ai nói đúng ý ông ấy thì được nghe, ông sẽ bảo cái thằng ấy thế mà được đấy…Như vậy thì làm gì mà còn có sáng tạo nữa?
Chính khách là những người tài trí mà lại cầm giấy đọc mấy chữ…ấy ông mở TV xem. Thế thì làm sao mà tài được?Khi tôi làm việc tôi thấy có thằng cùng làm việc với tôi nhưng tự nhiên nó bị thất sủng, anh em người ta hỏi thằng ấy tội gì mà hoá ra như thế? Có người bạn nói với tôi mày không biết chứ nó có tội nặng lắm đó là tội khôn hơn thủ trưởng!
LS Trần Lâm.
Vì thế cho nên có việc gì làm được đâu? Hỏng nhiều lắm, sai nhiều lắm, mất nhiều lắm bởi vì không có sáng tạo. Ông Mao Trạch Đông cũng như vậy ông ấy nói ba người thuộc da còn hơn ông Gia Cát lượng cơ mà!
Đa Đảng
Mặc Lâm: Theo ông thì làm cách nào để xử dụng hết những người tài đang bị kềm kẹp đó một cách hiệu quả, và làm cách nào giải phóng tiếng nói cũng như tiềm năng của họ?
Luật Sư Trần Lâm: Ở Việt Nam hiện nay tất cả những người tài giỏi đều ở trong Đảng cả chứ người ngoài Đảng ít lắm. Tuy ở trong Đảng nhưng không ai đếm xỉa tới họ, người ta coi rất là thừa vì thế cho nên bây giờ những người tài giỏi những người có tâm nói chung đều ở trong Đảng cả. Người dân không đặt được trình độ ở cái mức cán bộ lãnh đạo, ở mức làm lãnh tụ hay chuyên viên…thế cho nên bây giờ phải tách cái Đảng ấy ra làm hai thôi.
Mặc Lâm: Tách Đảng ra làm đôi là sao? Ông có thể giải thích thêm cho rõ hơn không ạ?
Luật Sư Trần Lâm: Làm hai thì nó có cái lợi là có hai Đảng, ba Đảng thì nó có đấu tranh với nhau, nó có phản biện nó có công khai. Bây giờ đòi thành lập một Đảng mới thì không có người tôi nói thực như thế, không có người tài để làm cái Đảng khác. Quanh đi quẩn lại thì chỉ là những Đảng viên, vì Đảng viên người ta đã có hàng mấy triệu chứ có ít đâu? Cứ giỏi thì người ta kéo vào Đảng hết.
Tại sao người ta kéo vào Đảng? Kéo vào Đảng để dễ bảo. Lấy tổ chức Đảng mà kềm chế, thế cho nên không thể nào thành lập được một Đảng khác.
Có một điểm nữa bây giờ ai mà đứng ra thành lập một cái Đảng khác thì hôm nay chưa mời ai để thành lập Đảng thì ngày mai đã vô khám rồi! Vì vậy không thể có một Đảng nào khác chỉ có tự cái Đảng này phải tách ra làm hai thôi
Tách ra làm hai thì nó có cái hay như thế này, khi tách ra làm hai thì những người Đảng viên ấy, họ có lòng với dân với nước, có trình độ họ chưa được cống hiến thì họ hăng hái lên. Họ đã cầm quyền quen rồi bây giờ họ cầm quyền tiếp thì giỏi lắm. Thế còn những người vì cơ hội, vì tiền nong vì họ hàng mà dốt nát mà hối lộ để chui vào trong Đảng, vào trong nhà nước thì khi nó đa Đảng thì lộ tẩy. Nó lộ tẩy thì anh phải rút lui thôi.
Người dân không đặt được trình độ ở cái mức cán bộ lãnh đạo, ở mức làm lãnh tụ hay chuyên viên…thế cho nên bây giờ phải tách cái Đảng ấy ra làm hai thôi. LS Trần Lâm.Cho nên tôi đề nghị nếu như Đảng cộng sản nó còn tồn tại thì đề nghị rằng phải kết nạp lại mà khi kết nạp lại thì người có đủ bản lĩnh người ta mới dám kết nạp lại còn anh không đủ tiêu chuẩn thì lúc này là lúc anh phải ra đi thôi. Như thế tức là chọn lựa. Như thế tức là sàng lọc. Như thế tức lá thay đổi.
Thay đổi nếu mới nghe thì tưởng là một sự đảo lộn ghê gớm, nhưng không phải, nó vẫn là thế thôi, nhưng mà Tây nó có câu như thế này, trước khi cày bừa thì phải nhặt cỏ đã. Ta cũng có một câu tương tự, nhặt cỏ rồi mới bón phân. Vậy thì cái việc kết nạp lại là một hình thức của việc nhặt cỏ rồi mới bỏ phân.
Như thế thì cái Đảng ấy cũng vẫn là Đảng Cộng sản, cũng vẫn là người cộng sản nhưng những người này họ thoát xác họ trở thành con người khác. Trước kia họ trù trừ họ không dám nói. Họ rụt rè, hay là họ im lặng một cách khinh bỉ…thế thì bây giờ bắt đầu người ta ra tay, đó là một sự sàng lọc.
Mặc Lâm: Nhưng làm sao thực hiện được lập luận mà ông vừa nêu, mặc dù trên căn bản thì lập luận này có thể được nhiều người đồng tình?
Luật Sư Trần Lâm: Thế nó mới cần một ban vận động. Ban vận động sẽ như thế này, bây giờ chúng ta đi qua một cái đồn địch, đi qua một chỗ có thể bị phục kích, thế thì bộ phận tiên tiêu nó đi trứơc.
Nếu có địch chờ ở đấy thì tiền tiêu có thể bị huỷ diệt một phần, nhưng cái đại quân vẫn còn nguyên, có thể gọi đây là một sự thăm dò. Phỉ có một nhóm gọi là nhóm lobby chính trị.
Nếu nhóm lobby chính trị ấy nó hé ra nhưng các vị ấy bảo rằng cái bọn lobby này nguy hiểm lắm phải bắt mấy anh lobby này thì cũng chỉ bắt được vài anh lobby thôi còn đại quân thì vẫn giữ được nguyên vẹn, còn nếu lobby thành công thì sự việc có thể thay đổi được.
Mặc Lâm: Xin cám ơn luật sư Trần Lâm, và thưa quý vị chúng tôi xin được mạn phép lập lại rằng những ý kiến của LS Trần Lâm không nhất thiết phản ảnh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do. Xin cám ơn quý vị.
No comments:
Post a Comment