Trong bài 17 năm ODA
(Thanh Niên ngày 07/12/2009) nêu lên những con số và sự việc, nếu nội
dung bài báo đúng sự thật, thì câu hỏi lâu nay về thực chất con số
Chính phủ Việt Nam nợ nước ngoài như thế nào đã gián tiếp được giải đáp.
Đầu tiên là câu: "Tính
từ 1993 đến nay, tổng lượng vốn ODA cam kết đạt khoảng 57,5 tỉ USD,
trong đó lượng vốn vừa được các nhà tài trợ cam kết trong Hội nghị kết
thúc ngày 4.12 đạt gần 8,1 tỉ USD, cao nhất từ trước tới nay." và câu "Trong tổng số vốn ODA tài trợ, có khoảng 80% là vốn vay và 20% là vốn viện trợ không hoàn lại (cho không)".
"Thời hạn vay khá dài - thường lên đến 30 - 40 năm" và được "thời gian ân hạn (khoảng 10 năm)",
so với con số 17 năm Việt Nam bắt đầu vay vốn ODA thì rõ ràng chưa có
khoản nợ nào đáo hạn buộc phải trả vốn đầy đủ. Phải chăng từ trước đến
nay báo chí trong nước vẫn hay nói ra rả Việt Nam trả nợ nước ngoài là
Chính phủ Việt Nam chỉ mới trả lãi vay hàng năm và chưa trả vốn vay đồng nào???
Như
vậy, lấy 57,5 tỉ USD trừ đi 8,1 tỉ USD (số mới hứa cho vay, chưa thực
nhận) nhân cho 80% sẽ có kết quả số nợ tính đến thời điểm hiện nay của
Chính phủ Việt Nam phải trả nước ngoài là 39,52 tỉ USD. Sau khi nhận
khoản vay 8,1 tỉ USD kia, nâng tổng số nợ vay lên 57,5 tỉ USD, nhân cho 80% thì số nợ Chính phủ Việt Nam phải trả nước ngoài là 46 tỉ USD (chưa tính lãi)???
Theo báo Dân Trí ngày 29/11/2009, Bộ Tài chính công bố "tổng nợ nước ngoài của Việt Nam đến cuối năm 2008 xấp xỉ 22 tỉ USD, bằng 29,8% GDP. Trong đó, Chính phủ nợ trực tiếp 19 tỉ và bảo lãnh 3 tỉ USD. Ở mức tỷ giá 18.000 VND/USD, tổng nợ nước ngoài tính ra VND là 396.000 tỉ đồng, cao hơn tổng thu ngân sách dự kiến năm 2009 (390.000 tỉ đồng). Nếu tỷ giá tăng lên 20.000 đồng thì con số sẽ là 440.000 tỉ, tăng 44.000 tỉ, bằng 11% số dự kiến thu ngân sách nhà nước năm 2009". So với bài báo của Thanh Niên đã dẫn ở trên thì số nợ nước ngoài do Bộ Tài chính công bố chênh lệch thấp hơn đến 24 tỉ USD???
Tác giả bài báo viết đoạn kết này mới thật đáng lo ngại: "VN đã thực hiện trả nợ đầy đủ và đúng hạn, được các nhà tài trợ đánh giá cao. Tuy nhiên, số trả nợ của VN ngày một tăng lên. Số vay mới nhưng số còn lại được sử dụng không lớn, nếu trừ đi số phải trả nợ cũ…". Đọc câu trên, tôi liên tưởng đến các vụ "bể tín dụng" xảy ra nhan nhản trước đây (Ví dụ: vụ doanh nghiệp nước hoa Thanh Hương của Giám đốc Nguyễn Văn Mười Hai, vụ xí nghiệp dệt thảm gì đó của ông Giám đốc mù Huỳnh Là), các vụ "bể hụi"... đều có chung một kiểu "bể" là: Mượn vốn người sau trả lãi, trả vốn (đáo hạn) cho người trước, dần dần theo thời gian con số nợ cứ tăng mãi nên người vay mất khả năng chi trả.
Theo báo Dân Trí ngày 29/11/2009, Bộ Tài chính công bố "tổng nợ nước ngoài của Việt Nam đến cuối năm 2008 xấp xỉ 22 tỉ USD, bằng 29,8% GDP. Trong đó, Chính phủ nợ trực tiếp 19 tỉ và bảo lãnh 3 tỉ USD. Ở mức tỷ giá 18.000 VND/USD, tổng nợ nước ngoài tính ra VND là 396.000 tỉ đồng, cao hơn tổng thu ngân sách dự kiến năm 2009 (390.000 tỉ đồng). Nếu tỷ giá tăng lên 20.000 đồng thì con số sẽ là 440.000 tỉ, tăng 44.000 tỉ, bằng 11% số dự kiến thu ngân sách nhà nước năm 2009". So với bài báo của Thanh Niên đã dẫn ở trên thì số nợ nước ngoài do Bộ Tài chính công bố chênh lệch thấp hơn đến 24 tỉ USD???
Tác giả bài báo viết đoạn kết này mới thật đáng lo ngại: "VN đã thực hiện trả nợ đầy đủ và đúng hạn, được các nhà tài trợ đánh giá cao. Tuy nhiên, số trả nợ của VN ngày một tăng lên. Số vay mới nhưng số còn lại được sử dụng không lớn, nếu trừ đi số phải trả nợ cũ…". Đọc câu trên, tôi liên tưởng đến các vụ "bể tín dụng" xảy ra nhan nhản trước đây (Ví dụ: vụ doanh nghiệp nước hoa Thanh Hương của Giám đốc Nguyễn Văn Mười Hai, vụ xí nghiệp dệt thảm gì đó của ông Giám đốc mù Huỳnh Là), các vụ "bể hụi"... đều có chung một kiểu "bể" là: Mượn vốn người sau trả lãi, trả vốn (đáo hạn) cho người trước, dần dần theo thời gian con số nợ cứ tăng mãi nên người vay mất khả năng chi trả.
"Số vay mới nhưng số còn lại được sử dụng không lớn, nếu trừ đi số phải trả nợ cũ" phải chăng là vay ODA mới phần lớn dùng để trả ODA cũ, trả xong dư ra một ít mới chi cho các mục tiêu quốc kế dân sinh???
Nếu
thật sự thực tế diễn ra như thế thì cái ngày Việt Nam bị "bể nợ" có thể
nhìn thấy ngay trước mắt! Thử nghĩ mà xem, kinh khủng quá, thường dân
bị "bể nợ" thì chủ nợ có thể nhào dzô lấy tài sản để "siết nợ" (nếu có
tài sản), còn Việt Nam mà "bể nợ" thì không biết các ông bà chủ nợ nước
ngoài sẽ nhào dzô "siết" cái gì???
http://conglysuthat.blogspot.com/2009/12/blog-post.html
No comments:
Post a Comment