TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, September 22, 2009

Chùa Bái Đính - một quần thể chùa lớn

Chùa Bái Đính - một quần thể chùa lớn đang được xây dựng tại Việt Nam. Một siêu chùa nằm ở hữu ngạn sông Hoàng Long, vùng đất đóng đô của vị hoàng đế đầu tiên sau 1000 năm Bắc thuộc. Phía bên kia sông, con đường mang tên “Đường Vua Đinh” nối dài từ động Hoa Lư xuyên qua quê hương Gia Phương – Gia Thắng – Gia Tiến đến với sông Hoàng Long, nơi có rồng vàng hiện lên để đưa Đinh Bộ Lĩnh qua sông thưở nào.
Hình ảnh
Mặc dù đang trong quá trình xây dựng nhưng chùa Bái Đính đón hàng ngày trung bình 50 000 lượt khách thăm quan, hành hương. Sự quá tải của chùa Bái Đính cũng toả ra một áp lực lớn đến các khu du lịch khác của Ninh Bình, khiến lượng khách thăm quan đến đây tăng đột biến, trái ngược hẳn với các địa danh du lịch khác có nhiều nét tương đồng như Huế, Hội An - Mỹ Sơn, Nha Trang đang chịu ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu và lượt khách thăm quan giảm mạnh. Du lịch Ninh Bình đã tìm được hướng đi đúng đắn và đang có những biện pháp hữu hiệu nắm bắt thời cơ vận hội này.
Hình ảnh
Có nhiều nguyên nhân khiến chùa Bái Đính trở lên hấp dẫn nhưng trước tiên phải kể đến sức cuốn hút mãnh liệt từ vẻ đẹp kiến trúc một công trình kỷ lục. Công trình chùa Bái Đính quay về hướng bắc. Từ dưới lên gồm có 5 toà theo trục chính đạo: cổng Tam Quan với hai ông thiện và ác khổng lồ nặng tới 12 tấn, tháp chuông kỷ lục treo quả chuông 36 tấn, điện Quan Thế Âm Bồ Tát thờ phật nghìn tay nghìn mắt nặng 80 tấn, điện thờ Phật Pháp Chủ nặng 100 tấn và điện Tam Thế thờ ba vị phật quá khứ, hiện tại, tương lai mỗi tượng nặng 50 tấn. Tất cả được xác lập kỷ lục Việt Nam và Đông Nam Á. Điều này thể hiện sự tri ân công đức lớn với ông tổ nghề đúc đồng Việt Nam. Ông là quốc sư triều Lý, dược sư tài danh lẫy lừng sáng lập ra chùa Bái Đính, chùa Keo, Nam thiên đệ Tam Động, đồng thời là người con của quê hương Gia Viễn – Ninh Bình. Ngoài ra còn hai dải hành lang nơi sẽ đặt 500 vị La Hán được tạc bằng đá xanh Ninh Bình. Núi chùa Bái Đính là một công trình bề thế, có kiến trúc độc đáo, nguy nga tráng lệ nhất Việt Nam. Hệ thống cột chịu lực chủ yếu là bê tông cốt thép, riêng cổng Tam Quan và điện Quan Âm lại xây dựng toàn bằng gỗ. Tuy kiến trúc đồ sộ nhưng chùa Bái Đính lại mang đậm dấu ấn Việt Nam, điều này thể hiện ở những nét cong vút theo đuôi chim phượng trên mái chùa, nó chỉ có ở Việt Nam mà không giống với chùa Trung Quốc. Mái chùa chủ yếu lợp bằng gạch men ống Bát Tràng, cột chùa bằng gỗ tứ thiết (Đinh, Lim, Sến, Táu). Công trình Chùa Bái Đính còn là nơi hội tụ những tinh hoa làng nghề Việt Nam: các tượng La Hán do thợ đá làng nghề Ninh Vân, điêu khắc đá do làng nghề Thanh Hóa và Kim Sơn trạm trổ, thổ mộc do thợ Bắc Ninh, chuông đồng từ Huế, tượng phật làng đúc đồng Ý Yên, thờ nề Nghệ An… Có thể nói, kiến trúc chùa Bái Đính rất phù hợp với tâm lý hiếu kỳ, tình cảm và tư duy thẩm mỹ của người Việt hiện đại. Nó sẽ là một công trình văn hóa nổi tiếng không chỉ cho du lịch mà còn cho muôn đời sau.
Hình ảnh
Nét đặc sắc hơn cả ở chùa Bái Đính là sức cuốn hút về văn hóa. Ngôi chùa xây dựng đã đánh thức sự chú ý của người Việt về với cố đô trầm mặc, cổ kính có lịch sử hơn 1000 năm. Chùa Bái Đính là nơi lắng đọng những hồn thiêng sông núi, nơi kết nối giữa hiện tại và quá khứ hào hùng. Bên cạnh khu chùa mới là khu chùa cổ trên núi đá với cảnh quan thiên nhiên rất đẹp và linh thiêng. Lên thăm hang động ở núi Bái Đính du khách phải bước qua 300 bậc đá, hết dốc là tới ngã ba: Bên phải là động thờ Phật, bên trái là động thờ Tiên. Bước khoảng vài chục bước chân, du khách sẽ phải sửng sốt đến kinh ngạc trước động thờ Phật (động sáng). Phía trên cửa động có 4 chữ đại tự khắc trên đá: “Minh Đỉnh Danh Lam” có nghĩa là: “Lưu Danh Thơm Cảnh Đẹp”. Quốc sư triều Lý là Nguyễn Minh Không (còn gọi là đức thánh Nguyễn, Không Lộ thiền sư hay Lý Quốc Sư) là người Gia Thắng, phía tả ngạn sông Hoàng Long, đi tìm cây thuốc chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông đã phát hiện ra hang động này và dựng chùa thờ phật. Du khách đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối động sẽ dẫn tới một hang nhỏ hơn, đó là hang thờ Thần Cao Sơn - một vị tướng tài của Vua Hùng. Bước tiếp sẽ tới một cửa hang sáng và rộng, một thung lũng xanh hiện ra. Đây là nơi có nhiều cây thuốc quý mà đức Thánh Nguyễn thường xuống hái lượm mang về chế thuốc tiên. Ngày nay nhiều lương y ở khắp nơi cũng tìm đến kiếm cây thuốc quý về chế biến thuốc Nam chữa bệnh cho nhân dân. Trở lại ngã ba đầu dốc, du khách theo đường rẽ trái khoảng 50m là tới động Tiên (còn gọi là hang Tối). Động Tiên lớn hơn động Phật nhiều lần, gồm 7 “buồng” tức là 7 hang, có hang trên cao, có hang ở dưới sâu, các hang đều thông nhau qua nhiều ngách đá, có hang nền bằng phẳng, có hang nền trũng xuống như lòng chảo, có hang trần bằng, có hang được tạo hoá ban tặng cho một trần nhũ đá rủ xuống muôn hình vạn trạng lung linh huyền ảo. Bà Chúa Thượng Ngàn được đặt thờ giữa hang chính với các tượng bằng đá được sơn son thiếp vàng. Xung quanh Chúa Thượng ngàn là rừng nhũ, rừng hoa nhũ đá đẹp như mê hồn. Bằng sự tưởng tượng tinh tế, với một cái nhìn xa rộng, du khách có thể dễ dàng đặt tên cho từng cây nhũ, mỏm đá ở động Tiên này. Mỗi nhũ đá, mỗi hòn đá trong động là một kiệt tác của tạo hoá, là một tinh hoa của thời gian trên đá, chỉ có “ nước chảy, đá mòn” hàng ngàn vạn năm mới tạo nên những điều kì diệu đó.

Núi chùa Bái Đính còn là nơi diễn ra những sự kiện quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ non sông đất nước. Đây là nơi Vua Đinh Tiên Hoàng lập đàn tế trời bên sông Hoàng Long, Vua Quang Trung lập lế tế cờ trước khi tiến về Thăng Long đại phá quân Thanh. Cùng với Tam Cốc – Thái Vi, Bái Đính cũng là cứ địa quan trọng trong kháng chiến chống Nguyên Mông của vua quan nhà Trần. Núi chùa Bái Đính là công trình chào mừng 1000 năm Hoa Lư – Thăng Long – Hà Nội. Nó như một điểm nhấn diệu kỳ của khoảnh khắc từ Hoa Lư đến Thăng Long. Là sự khát vọng hợp nhất non sông của con cháu Lạc Hồng. Chùa Bái Đính đã khánh thành giai đoạn I vào ngày 17 tháng 5 năm 2008, là công trình phục vụ Đại lễ Phật đản thế giới lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Đây là điểm đến thu hút nhiều lãnh đạo nước ngoài khi đến với Việt Nam. Trong tương lai không xa, chùa Bái Đính sẽ trở thành Khu Văn hoá tâm linh lớn được xác lập nhiều kỷ lục. Những tác phẩm nghệ thuật ấy góp phần làm nên vẻ vừa nguy nga, tráng lệ vừa tôn nghiêm của quần thể tâm linh phật giáo trên đất cố đô lịch sử. Nó sẽ là điểm đến rộng lớn hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước, trở thành danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta. Nó như một cây đại hồ cầm trong dàn nhạc dây, cầm chịch, chi phối tất cả các nhạc cụ khác, là một trong những điểm nhấn của các điểm du lịch ở Việt Nam.

_________________
Rượu ngon, cơm cháy, thịt dê
Ninh Bình chào đón khách về thăm quan.
Đẹp thay non nước Tràng An,
Hạ Long trên cạn, đại ngàn Cúc Phương

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty