TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, September 26, 2009

Thợ gặt thời di động…

23/09/2009 09:03 (GMT +7)
“A lô, em đang cắt lúa giữa ruộng đây mà…Mai sẽ đến cắt cho ruộng nhà chị. …Yên tâm, 4 giờ sáng mai chúng em có mặt ở ruộng nhà chị đấy…!”. Đây chỉ là một trong số những lời thoại của những nông dân “xài” điện thoại di động, đang hành nghề… gặt thuê.

“A lô rồi, cứ lên ruộng chiến thôi…”

Chị Lê Thị Lụa, một thợ gặt thuê (quê Tượng Lĩnh, Kim Bảng, Hà Nam) bảo, để có thể chủ động làm việc, chị dùng điện thoại di động “ký hợp đồng miệng” với chủ. Chị Lụa là một trong số những thợ gặt “xài di động” khi hành nghề. Điện thoại di động theo thợ gặt ra đồng đã làm cho “diện mạo” thợ gặt thời nay có phần khác xưa.

Chị Lụa kể: “Mấy năm trước đi gặt thuê cứ cuốc bộ hay xong xóc đạp xe từ gà gáy, đi tìm ai cần thuê thì xin gặt cho họ. Lại phải cạnh tranh với những cánh thợ khác nên cũng vất. Gớm! nay có cái anh bạn di động này, tốn thêm tí tiền mà tiện quá cơ. Chẳng cần đi lại nhiều, cứ alô cho nhanh…”.

Chị Lụa tự hào: Nhờ có cái "alô" mà tôi kiếm được thêm nhiều tiền.

Đang kể, chị Lụa hơi giật mình khi có tiếng xè xè của điện thoại di động rung rung trong túi áo lao động của mình, rồi chuông đổ reng… reng …. Chị vội móc chiếc điện thoại ra, giơ lên nhìn rồi bấm nút trả lời: “Alô? Lụa thợ gặt đây ạ. …Được rồi. Yên tâm đi. Về tận nhà. Mai nhé. Vâng. 4 giờ. À, nắng thế này, trăm mốt đấy. Thế nhé”. Nói chưa dứt lời, nhét cái điện thoại di động Nokia 1200 vào túi, chị cầm đôi quang gánh và tất tưởi đi xuống ruộng.

Các “đồng nghiệp” của chị Lụa, chị Nguyễn Thị Vui và Trần Thị Nho (quê Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam) vừa kéo bè lúa qua mương và xếp đống lên bờ. Quần áo ướt sũng, mặt nhừ đỏ, hai chị cùng ngồi đánh phệt ngay bên vệ đường, cầm chai nước ngửa cổ, làm một hơi rồi cởi cái khăn che mặt ra, giơ cái nón phe phẩy quạt.

Điện thoại kìa…!- Chị Vui khẽ đập vào tay chị Nho và chỉ về phía cây nhãn trước mặt. Chị Nho nhổm dậy, xổm người khom khom bước đến gốc nhãn, lau lau tay vào cái khăn bịt mặt, tay với cái áo bộ đội cũ cạnh chai nước. Chị móc vội vào túi và kéo ra chiếc điện thoại Samsung C100 bạc phếch. Đưa lên ngang tai: “A lô. Dạ. Sắp xong rồi, bà cứ yên tâm. Lát nữa chúng cháu phụt xong rồi chở lúa về tận sân nhà bà cho. Vâng. Chắc khoảng 12h trưa là về đấy…”

Trước đây, nói đến thợ gặt thuê, chắc hẳn khó quên cảnh sáng sớm chưa tỏ mặt người đã nghe từ đầu làng tới cuối xóm tiếng gọi nhau ý ới của gia chủ với những thợ gặt thuê; Hoặc tiếng gọi của những thợ gặt với nhau khi “giao dịch” thuê thợ hay nhận “hợp đồng” gặt thuê.

Nay đã khác. Nay nhờ có điện thoại di động, chỉ cần “alô” là gia chủ và thợ gặt thuê có thể “hợp tác cùng có lợi”.

Cách “quảng bá” của thợ gặt giới thiệu số điện thoại di động của mình nếu ai có nhu cầu rất đơn giản: “Cứ a- lô là xong!” Đồng thời, những gia chủ muốn thuê thợ thì hỏi nhau số điện thoại của cánh gặt thuê và cũng “chỉ cần a lô là xong”! Thế nên, giờ đây, sáng sớm ở đầu xóm không mấy khi thấy cảnh chủ và thợ phải chực chờ hay đi tìm nhau.

“Phải nhạy bén, không thì đói…”

Mắt thấy, tai nghe chuyện của những thợ gặt thuê dùng điện thoại di động mới vỡ lẽ. Họ không chỉ dùng điện thoại di động để thuận lợi cho việc “giao dịch”, liên lạc với người khác kể cả khi đang tất bật trên đồng ruộng. Mà, sở dĩ họ dùng điện thoại di động còn bởi hiện nay đi gặt thuê cũng lắm cạnh tranh, cần phải tốc độ và nhạy bén mới không thất nghiệp.

Một số chị em đang gặt thuê tại xã Thượng Lĩnh.( Ảnh T.G)

Chị Lụa chia sẻ: “May có điện thoại di động cầm theo đi gặt nên cứ nghe thấy nói ai có khả năng sẽ thuê gặt là mình tìm đến nhà họ hay gọi điện cho họ, chứ không thì “đói việc” vì bọn thợ thiên hạ lùng sục ghê quá, nhất là cánh thợ gặt máy mới tràn về”.

Những thợ gặt thuê đều là nông dân. Họ cũng có ruộng đồng, cũng phải thu hoạch đúng thời vụ. Nhưng vì điều kiện kinh tế không mấy khá giả, con cái học hành tốn kém nên họ phải dốc sức làm việc nhà cho thật nhanh rồi đi làm thuê. Thậm chí có người phải để ruộng nhà mình gặt sau và tranh thủ đi gặt thuê cho người ta trước để lấy tiền.

Hiện nay, thợ gặt thuê thủ công đang lo lắng mất việc vì cánh gặt máy nhanh hơn, tiện hơn đang chiếm lĩnh thị trường. Gặt thủ công như họ chỉ được cái là rẻ hơn chút ít và phù hợp với những ruộng nhỏ. Thế nên, nhiều thợ gặt phải “đầu tư” điện thoại di động để ngay từ đầu vụ đã “nhòm ngó” vào những hộ có thể sẽ thuê gặt, gửi họ số điện thoại và xin được gặt thuê.

Hơn nữa, hiện nay nhờ có máy móc đưa vào đồng ruộng nhiều nên việc thu hoạch mùa cũng diễn ra nhanh. Trung bình, những ngày thu hoạch mùa vụ chỉ diễn ra dồn dập trong vòng chừng 10 ngày là xong hết. Vậy nên thợ nào không nhanh để chớp cơ hội thì “đói”.

Bình quân mỗi thợ gặt thuê, dù khỏe lắm, chịu khó lắm thì cả vụ cũng chỉ kiếm được không quá một triệu. Và, nhiều thợ, hết vụ thu hoạch là điện thoại di động lại “…không liên lạc được”.

“Mất điện thoại, tiếc đứt ruột…”

Theo chị Minh, người cùng nhóm chị Hoa kể: Có hôm tham việc, về muộn, vừa về đến nhà chồng mắng cho một trận té tát vì tội không chịu nghe điện thoại, nhắn tin không trả lời.

Chị bảo chẳng thấy ai gọi. Lúc này, chồng chị mới giằng cái điện thoại, giơ ra cho chị xem và bảo: Không gọi mà có 10 cuộc gọi nhỡ, có tin nhắn “về nhanh, con ốm”. Lúc đó chị mới biết là điện thoại di động hiện đại thật, lại còn có cả tin nhắn và biết ai gọi đến nữa. Bởi trước đó chị chỉ biết có chuông thì bấm nút nghe, muốn gọi ai thì bấm số, chứ chẳng biết cách nhắn tin hay xem có ai gọi nhỡ không.

Chị Liên, một thợ gặt trên Mỹ Đức (Hà Nội) đến gặt thuê tại xã Tượng Lĩnh chia sẻ: “Em mới mua điện thoại 300 ngàn để đi gặt thuê cho tiện. Hôm qua, gặt xong, chở lúa về nhà cho chủ, lấy được 100 ngàn tiền công, chực lấy điện thoại gọi cho mấy người ở quê, cùng đi gặt thuê, để rủ nhau cùng về thì phát hiện đã mất điện thoại. Chạy quay lại đám ruộng tìm mà chẳng thấy. Tiếc đứt ruột..”(!).

Theo Trần Xuân Thân

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty