TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, September 26, 2009

Nín thở đi qua làng nghề chế biến mỡ, da động vật

Mỗi lần chủ cơ sở mở kho chế biến mỡ, da trâu bò, hàng chục gia đình thôn Thụy Ứng (Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội) vội đóng kín cửa, người đi đường thì bịt mũi phóng thật nhanh.
> Kiểm tra hàng loạt lò chế biến mỡ, da động vật/ Hàng chục thùng 'mỡ bẩn' dùng chế biến quẩy, bánh rán

Dọc con đường vào thôn Thụy Ứng mùi hôi đặc trưng của xác động vật phân hủy bốc lên từ kho chứa da thuộc của các hộ nằm sát mặt đường khiến những người đi qua đều gắng nín thở, phóng nhanh. Những hôm trời oi bức, mùi hôi còn lan đến tận trụ sở UBND xã cách đó hàng trăm mét.

Khu nghĩa trang của thôn nằm giữa cánh đồng lúa đến kỳ thu hoạch là bãi tập kết xương trâu, bò. Ngoài chủ sở hữu của bãi tập kết, không có người dân trong thôn lai vãng. Không chỉ bốc mùi, sát bãi tập kết, từng đàn dòi bọ lúc nhúc trong các đống xương.

Dù được rắc vôi bột, bãi tập kết xương vẫn đầy dòi bọ, không ai dám đến gần. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Tại kho thuộc da của ông Trần Văn Soát, khoảng 20 tấn da trâu, bò xếp đống trên nền xi măng, che chắn sơ sài bằng bao tải. Mùi phân hủy xác động vật bung ra nồng nặc khi ông chủ mở cửa kho chứa. Nước thải ra từ các đống da thuộc đen sì, chảy thẳng ra mương nước phía sau nhà.

Anh Nguyễn Văn Thuấn, nhà nằm gần cơ sở của ông Soát cho biết, Thụy Ứng là làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề làm lược, sản phẩm mỹ nghệ từ sừng hàng trăm năm. Tuy nhiên, khoảng 10 năm nay, nhiều gia đình trong thôn thu mua da, xương trâu bò để thuộc da và chế biến thức ăn chăn nuôi. Gần đây, một số hộ còn thêm nghề nấu mỡ động vật.

"Từ khi các hộ này hoạt động, bầu không khí trong thôn không lúc nào ngớt mùi hôi thối. Nước giếng khoan sâu tới 40 mét cũng không dùng được vì bị biến màu, có mùi tanh nồng", anh Thuấn tỏ vẻ bức xúc.

Anh Thuấn cho hay, ngoài việc ô nhiễm không khí, nước muối thuộc da thải trực tiếp ra môi trường sau nhiều năm đã ngấm xuống đất, ảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm. Để chứng minh, anh cầm chai nhựa 1,5 lít hứng nước thải từ cống một cơ sở thuộc da cạnh nhà mình. Chai nước đen kịt, bốc mùi tanh lợm.

Hàng chục tấn da trâu bò tươi đầy ruồi nhặng chất đồng trên nền xi măng bốc mùi nồng nặc, nước thải chảy thẳng ra sau mương. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Cách đó không xa, nhà anh Nguyễn Huy Hải nằm đối diện kho chứa mỡ, tóp mỡ trâu bò của ông Nguyễn Thành Văn. Với hàng chục tấn nguyên liệu thường trực trong kho này, gia đình anh Hải cùng các hộ xung quanh gần như phải đóng cửa suốt ngày để tránh mùi hôi thối và ruồi nhặng do quá trình phân hủy xác động vật.

"Là người dân lâu năm ở đây nhưng tôi đang phải rao bán nhà để chuyển đi nơi khác, không thể chịu đựng nổi", đứng trước nhà mình, anh Hải bịt mũi nói. Nhiều người dân cho biết, ngoài sự ô nhiễm nhận thấy bằng cảm quan, nhiều trẻ em trong thôn đã mắc chứng viêm xoang, bệnh da liễu.

Theo thống kê của xã Hòa Bình, cả xã có 9 hộ kinh doanh thuộc da, xương và nấu mỡ. Tuy nhiên, qua rà soát của đoàn kiểm tra liên ngành Hà Nội, con số này lên đến hơn 20 hộ. Tuy chế biến, kinh doanh mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm cao nhưng không có hộ nào cam kết bảo vệ môi trường.

Ngày 24/9, sau cuộc kiểm tra của cảnh sát môi trường, hàng loạt sai phạm của các hộ này cũng được ghi nhận như không xuất trình được giấy tờ nhập hàng, không kiểm dịch thú y. Sản phẩm xuất đi cũng không có địa chỉ rõ ràng. Vệ sinh môi trường tại các cơ sở không đảm bảo, nước thải xả thằng ra mương chung, tràn cả xuống ruộng lúa.

Không hề có biện pháp che chắn khử mùi nào tại các cơ sở chế biến. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Theo người dân thôn Thụy Ứng, với mặt hàng da thuộc, các cơ sở chế biến ở đây thu mua da tươi từ rất nhiều nguồn ở các tỉnh miền Bắc, thậm chí tận miền Nam. Sau quá trình ướp muối, toàn bộ sản phẩm được bán lại cho các thương lái Trung Quốc. Với xương động vật và tóp mỡ, các chủ hộ đây dùng chế biến thức ăn chăn nuôi.

"Các chủ hộ chế biến mỡ khai, mỡ được bán lại cho các thương lái. Chúng tôi sẽ tiếp tục xác minh xem sản phẩm này được dùng để làm biến thực phẩm hay làm mỡ công nghiệp", một cán bộ trong đoàn kiểm tra nói.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Vũ Văn Đang, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Bình thừa nhận, tình trạng ô nhiễm do các cơ sở chế biến mỡ, da, xương động vật tại đây từng được ghi nhận cách đây nhiều năm. Nhiều chỉ số ô nhiễm vượt mức cho phép 4-5 lần (ô nhiễm nghiêm trọng). Tuy nhiên, với thẩm quyền của xã, mức xử phạt hành chính tối đa cũng chỉ dừng lại ở mức 500.000 đồng mỗi lần. Chính quyền xã gần như bất lực với việc kiểm soát ô nhiễm.

Theo ông Đang, xã đã có kiến nghị với huyện quy hoạch một khu sản xuất rộng 6 ha cho toàn thể các hộ làm nghề, trong đó có các hộ chế biến mỡ, da, xương động vật. Song, quy hoạch này chỉ có thể được xem xét sớm nhất vào năm 2010.

"Việc đền bù giải phóng mặt bằng để lập khu sản xuất tập trung rất tốn kém. Xã chỉ có thể chờ sự giúp đỡ từ cấp huyện", ông Đang nói.

Ngày 22/9, Cục Cảnh sát môi trường (C36 - Bộ Công an) cùng các lực lượng chức năng kiểm tra hàng loạt cơ sở kinh doanh, chế biến sản phẩm động vật ở thôn Thụy Ứng, xã Hòa Bình. Riêng kho nhà ông Nguyễn Văn Dũng có 6 bao tải mỡ bò mới thu gom ở Mai Động, Hà Nội. Chủ cơ sở này không xuất trình được giấy phép kiểm dịch động vật cũng như những giấy tờ liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hai ngày trước đó, cũng tại xã này, C36 cùng các chức năng phát hiện, thu giữ khoảng 20 tấn sản phẩm động vật bốc mùi đang chờ vận chuyển đi Móng Cái (Quảng Ninh) để tiêu thụ. Trong số này có tới 10 tấn mỡ động vật.

Các sai phạm ở xã Hòa Bình đang được C36 lập hồ sơ xử lý.

Nguyễn Hưng

1 comment:

  1. Đảng ta ưu việt thật. Cái ưu việt nhất của Đảng là...xem mạng người như cỏ rác!

    ReplyDelete

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty