“Nước giếng bơm lên vàng khè, lọc xong nhìn thấy trong nhưng vẫn còn mùi phèn rất tanh, nấu ăn không được, giặt áo thì mau ố vàng...", chị Trần Thị Thúy, nhà ở tổ 19, khu phố 3, phường Thạnh Lộc, quận 12, TP.HCM lắc đầu ngao ngán cho biết. Ông Nguyễn Hữu Duyên, sống bằng nghề chở nước thuê khu vực phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.HCM chưa kịp uống hết ly cà phê sáng, điện thoại di động đã réo vang. “Có người kêu chở nước…”. Vừa nói dứt lời, ông vội đẩy chiếc xe ba gác “chạy đà” một đoạn rồi nhảy lên gò lưng chở bồn nước máy chừng 200 lít đi “giao hàng”. Mấy ngày nay do trời oi bức, người kêu nước nhiều nên mới sáng sớm ông Duyên đã chở không kịp. Chuyện khát nước sạch của người dân phường Hiệp Bình Phước nói riêng và nhiều địa bàn khác tại TP.HCM không phải bây giờ mới xảy ra mà đã mòn mỏi theo những chuyến xe của ông già chở nước thuê này hơn 25 năm nay. Chầu chực từ “gà gáy” mua nước từng ngày “Sau giải phóng, khu vực từ cầu ông Dầu trở lên cầu Bình Triệu (phường Hiệp Bình Chánh) đã có nước máy rồi nhưng không hiểu sao, từ cầu ông Dầu trở xuống cầu Bình Phước (phường Hiệp Bình Phước) vẫn chưa có. Trước kia, nước giếng khoan ở đây còn sạch nên chỉ có những người khá giả mới kêu chở nước máy. Giờ nước giếng nhiễm phèn quá nên người kêu chở nước rất nhiều. Mỗi chuyến chú kiếm được 10 nghìn đồng tiền công, ngày chở hơn 10 chuyến kiếm cũng trên trăm nghìn. Có điều, chú già sức yếu có hôm chở không kịp, họ bực mình la chú rồi chửi luôn mấy ông cấp nước. Chú không hiểu nổi, đã hơn hai chục năm rồi vậy mà khu vực này vẫn chưa có nước máy, người dân ở đây ai cũng bức xúc, trừ mấy người… chở nước thuê ” ông Duyên bộc bạch.
Ngày nào cũng vậy, mới tờ mờ sáng nhưng nhiều người dân ở khu phố 5, khu phố 6, phường Hiệp Bình Phước đã xách can, bình nhựa đến các bồn nước ở đường số 3, đường số 9, số 14… để mua nước máy về dùng. Đây là những bồn nước do Công ty Cổ phần cấp nước Thủ Đức lắp đặt và dùng xe bồn bơm nước cung cấp cho người dân mỗi ngày. Tuy nhiên, do lượng nước có hạn nên những ai đến muộn thường phải về tay không. Hôm nay, do trời mưa nên dù đến trễ nhưng bà Huỳnh Kim Anh, nhà ở đường số 9, khu phố 5 vẫn may mắn mua được nước. Hì hục đẩy xe chở 8 bình nước về đến nhà, bà nói không ra hơi: “Tôi đã 60 tuổi rồi rồi vậy mà có hôm phải dậy từ 4 giờ sáng để mua nước, ở thành phố gì mà khổ quá, phải mua nước từng ngày”. Khu phố không nước máy Ngôi nhà số 7, ở đường số 9, khu phố 5, phường Hiệp Bình Phước khá đẹp, chỉ lạ là phía trước cổng lại có hai cái bồn nhựa to đùng. Nhìn kĩ mới biết, đây chính là “hệ thống” bể lọc nước tự chế của gia đình bà Nguyễn Thị Thu Hương, một trong những gia đình đông nhân khẩu ở “khu phố khát nước” này. Nhà đông người nên mỗi ngày phải mua 8 bình nước máy loại 20 lít, tốn hết 12 nghìn đồng nhưng vẫn không đủ dùng, phải lọc thêm nước giếng để tắm giặt. Cực chẳng đã phải dùng nước giếng chứ bơm nước tốn tiền điện dữ lắm mà nước thì càng ngày càng dơ…” bà Hương chép miệng.
Chị Trần Thị Kim Hạnh, nhà kế bên, nghe chúng tôi nói chuyện cũng phân bua: “Nhà tui không có người đi chở nước phải thuê người ta chở nên mỗi tháng tốn hơn 600 nghìn đồng”. Tại phường Hiệp Bình Phước có một khu biệt thự rất sang trọng mới xây cũng chưa có nước máy. Chủ nhân của những biệt thự này là những khách hàng VIP của những người chở nước thuê như ông Duyên. Tôi hỏi về khu biệt thự này, ông Duyên cười mỉm: “Đó là những ngôi nhà như mơ ước nhưng… thiếu nước”. Ông Nguyễn Xuân Cầu, Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức, cho biết, hiện nay trên địa bàn quận Thủ Đức, phường Hiệp Bình Phước còn nhiều khu vực chưa có nước máy trong khi đó nước giếng lại nhiễm phèn nặng nên phải lắp đặt bồn nước cho người dân mua về dùng tạm. Tại phường Bình Chiểu, hiện mạng lưới cấp nước cũng chỉ mới đến được rất ít hộ dân. Riêng phường Linh Xuân do chưa có đường ống cấp 2 (đường ống loại lớn) nên hầu như chưa có hộ nào có nước máy. Phải uống nước giếng gần nghĩa địa “Nước giếng bơm lên vàng khè, lọc xong nhìn thấy trong nhưng vẫn còn mùi phèn rất tanh, nấu ăn không được, giặt áo thì mau ố vàng. Ngày nào cũng vậy, mỗi khi bước ra lu nước sau nhà là lại thấy ngán ngẩm. Lần nào họp tổ khu phố bà con cũng bức xúc về vấn đề nước sạch nhưng mấy năm rồi chẳng thấy nước máy đâu” - chị Trần Thị Thúy, nhà ở tổ 19, khu phố 3, phường Thạnh Lộc, quận 12, TP.HCM lắc đầu ngao ngán khi chúng tôi hỏi chuyện cấp nước ở khu vực này. Không riêng gì gia đình chị Thúy, theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay rất nhiều khu vực trên địa bàn quận 12, Bình Tân, huyện Hóc Môn… do nước giếng ngày càng nhiễm phèn nặng nên rất nhiều hộ dân phải chạy mua nước sạch từng bữa. Một số gia đình đông người phải dùng lu hứng thêm nước mưa để uống, trông chẳng khác nào cảnh vùng sâu vùng xa.
Trưa nắng, ghé vào một khu nhà trọ sát bên nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, chúng tôi giật mình khi thấy những đứa trẻ hồn nhiên vừa tắm vừa vốc nước giếng uống. Hỏi sao khu vực này gần nghĩa trang mà vẫn dùng nước giếng, chị Đinh Thị Thiêng, nhà ở khu phố 7, đường Tân Kỳ - Tân Quý, phường Bình Hưng Hòa, tặc lưỡi: “Chúng tôi nộp hồ sơ xin gắn đồng hồ nước mấy năm nay rồi nhưng chẳng thấy nước máy đâu nên phải dùng nước giếng đại chứ mua nước bình tốn nhiều tiền quá”. Khi tìm hiểu về chuyện nước giếng ở đây có ai đưa đi xét nghiệm để xem có đảm bảo chất lượng không? Chị Thiêng, lắc đầu: “Lọc nhìn thấy trong thì dùng thôi chứ chẳng có ai lấy mẫu xét nghiệm cả”.
|
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Monday, September 21, 2009
Khát nước sạch, uống nước giếng nghĩa địa "cầm hơi"
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment