Chùa Bái Đính
Bách khoa toàn thư mở WikipediaLà ngôi chùa cổ trên núi Bái Đính, chùa được Bộ Văn Hoá - Thông tin công nhận và cấp bằng “Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa” năm 1997.
Hiện tại, cũng trên núi Bái Đính gần chùa Bái Đính cũ đã xây dựng một khu chùa mới cũng tên Bái Đính được coi là khu chùa lớn nhất Việt Nam
Đây là một khu chùa lớn đã được xây dựng và vận hành, đến năm 2010 kết thúc các hạng mục ngoại thất để kỷ niệm 1000 năm kinh đô Hoa Lư - Thăng long - Hà Nội (1010 – 2010).
Mô hình Khu Tâm linh núi chùa Bái ĐínhKhu chùa này toạ lạc gần cố đô Hoa Lư. Thể hiện một sự tiếp nối, bổ sung hoàn chỉnh cho cố đô Hoa Lư ngày nay. Khu chùa được xây dựng trên đồi núi cao, lấy tên là Bái Đính để ghi nhận khu chùa ở gần chùa Bái Đính cũ, cũng là tên núi. Vị trí đó là một địa điểm thuận lợi, sau này sẽ là tâm điểm của cả vùng du lịch Hoa Lư.
Khu chùa Bái Đính mới gồm có những công trình chính sau:Nằm trên đồi cao là Điện Tam Thế, 3 tầng mái cong có 12 mái ở bốn phía. Bốn phía nền của Điện Tam Thế đều xây các tường đá thấp, tam cấp theo độ dốc của đồi và xây nhiều bậc đá để đi lên, tạo cho không gian Điện thờ hoành tráng, trang trọng. Trong Địên Tam Thế đặt 3 tượng Tam Thế bằng đồng, mỗi tượng nặng 50 tấn.
Xuống thấp hơn là một vườn sinh vật cảnh với các hòn non bộ và cây cảnh độc đáo. Theo độ dốc của đồi là đến Điện thờ Pháp cao 27m, dài 47,7m, rộng 43,2m. Điều đặc biệt ở Điện thờ Pháp Chủ là đặt một tượng A Di Đà bằng đồng rất to lớn, nặng 100 tấn. Pho tượng đồng này chỉ mới có ở đây và cũng là tượng phật to lớn nhất Việt Nam.
Các vị La Hán được tạc bằng đá, dự kiến bố trí trong các nhà hành lang của quần thể chùa Bái ĐínhTiếp đó là một sân chùa rộng, rồi đến Điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Lại có một sân chùa và một vườn cây nữa, rồi mới đến tháp chuông lớn, gồm 3 tầng mái cong, tất cả là 24 mái ở tám phía với các đầu đao. Trong tháp chuông này, treo một quả chuông nặng 36 tấn. trên đồi cao về phía bên trái toà Tam Thế cũng treo một quả chuông cao 5,6m, nặng 27 tấn. Cũng theo đường chính đạo, hai bên đường là hai vườn chùa rộng lớn, xuống thấp hơn nữa mới có Tam quan, 3 tầng mái cong. Từ hai phía của Tam quan xây các dãy nhà hành lang bao bọc khu chùa lên đến Điện Tam Thế. Trong các nhà hành lang này đặt 500 vị La Hán bằng đá, mỗi tượng một dáng hình khác nhau nhưng đều cao to đồ sộ.
Độ dài từ thấp đến cao tính từ Tam quan ở dưới lên đến Điện Tam Thế ở trên là gần 800m.
Khu vực chùa Bái Đính còn lan ra một không gian rộng lớn hơn nữa, có Giếng Ngọc, hồ Phóng Sinh, hồ Đàm Thị, khu thờ Mẫu, khu thờ Tổ, khu tháp mộ sư, khu nhà Tăng thiền viện, khu nhà khách, Bảo tháp 14 tầng và khu Bảo tàng Phật giáo Việt Nam.
Tập tin đính kèm:
IMG_2868.jpg
Lễ an tâm tượng Phật chùa Bái Đính đón Đại lễ Phật đảnNgày 10/5/2008, tại chùa Bái Đính, Hoa Lư, Ninh Bình đã diễn ra trọng thể lễ an tâm hệ thống tượng Phật tại đây, bao gồm 3 pho Tam thế Phật, mỗi pho nặng 50 tấn, và 1 pho tượng Đức Thích Ca niêm hoa nặng 100 tấn.Chứng minh và chủ trì buổi lễ có HT. Thích Thanh Tứ - Phó chủ tịch thường trực HĐTS, TT. Thích Thanh Duệ, TT. Thích Thanh Dũng cùng chư tôn đức BTS THPG Ninh Bình, cùng các vị lãnh đạo các cấp chính quyền và hàng ngàn Phật tử trong và ngoài tỉnh.
Tại buổi lễ, HT. THích Thanh Tứ dâng hương và an tâm tượng Phật, TT. Thích Thanh Duệ cùng chư Tăng Ni Phật tử tụng kinh niệm Phật nguyện cầu quốc thái dân an.
Được biết, chùa Bái ĐÍnh là nơi đón tiếp các vị đại biểu tham dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008 tại Việt Nam đến thăm quan chiêm bái.
Đây là một ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam - 700ha, được xây dựng cực kỳ hoành tráng với kiến trúc văn hóa hài hòa giữa xưa và nay rất độc đáo và hiện đại, một tác phẩm do thiên nhiên và con người tạo dựng.
Đặc biệt chùa Bái Đính có các pho tượng bằng đồng nguyên khối: 3 pho tượng Tam thế mỗi pho nặng 50 tấn đặt tại Tòa tam thế, một pho tượng Thích Ca nặng 100 tấn đặt tại Điện thờ Pháp chủ, một đại hồng chung nặng 36 tấn được pha vàng có âm thanh độc đáo. Tất cả được cấp bằng xác nhận kỷ lục là những pho tượng, đại hồng chung nặng và cao nhất Việt Nam.
No comments:
Post a Comment