TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, September 25, 2009

'Oai trước mắt, hại lâu dài'

Cập nhật lúc 06:44, Thứ Sáu, 25/09/2009 (GMT+7)

- Cái "lợi" trước mắt của Hà Nội và các cán bộ làm tiến sĩ, có lẽ chỉ có thể nói gọn một cách dân dã là để giải quyết "khâu oai". Nhưng nhân dân không cần cán bộ oai. Nhân dân chỉ cần cán bộ làm việc hiệu quả và không hành dân là được - Phân tích của TS Giáp Văn Dương, ĐH Liverpool.

Tiến sĩ để làm gì?

Vào đầu mỗi năm học, các trường ĐH ở Anh đều có buổi giới thiệu về trường và các khóa đào tạo của mình. Với đào tạo bậc tiến sĩ, câu hỏi “Tiến sĩ để làm gì?” thường xuyên được nhắc đến, khi thì từ phía học viên, khi thì từ phía nhà trường.

Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa: Đại học Quốc gia Hà Nội

Câu trả lời thường là làm tiến sĩ để nghiên cứu, giảng dạy trong các trường ĐH hoặc viện nghiên cứu; để dễ dàng kiếm việc ở các công ty, hoặc giúp ích cho việc thành lập công ty mới, nhất là công ty hoạt động về khoa học, công nghệ; để kéo dài thời gian ở ĐH thêm vài ba năm nữa; vì không biết làm gì khác v.v... Cũng có người nói làm tiến sĩ vì... muốn được gọi là tiến sĩ.

Nhìn vào các câu trả lời trên thì thấy rằng, các cán bộ của Hà Nội không có dự định trở thành cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trong các trường, viện, cũng không thể gia nhập các công ty hoặc mở công ty mới vì Luật Công chức không cho phép, lại càng không phải vì họ không biết làm gì sau khi tốt nghiệp, vì hiển nhiên họ đã có việc làm rồi.

Nếu đúng như vậy, việc Hà Nội đầu tư cho cán bộ của mình đồng loạt làm tiến sĩ vì họ muốn được gọi là tiến sĩ xem ra là một đầu tư xa xỉ và sai mục đích một cách khó hiểu với lý trí thông thường.

Nếu thực sự cần tiến sĩ để đột phá tư duy, chỉ cần Hà Nội - hoặc bất cứ nơi nào khác, cấp nào khác - lắng nghe, sẽ có hàng trăm tiến sĩ trong và ngoài nước hiến kế giúp đột phá ngay lập tức, không cần phải đợi đến cả chục năm nữa.
Nếu lập luận phải có bằng tiến sĩ thì mới có tư duy đột phá, và phải có bằng tiến sĩ thì mới lãnh đạo cấp dưới được, thì điều này hoàn toàn không thuyết phục.

Nếu thực sự cần tiến sĩ để đột phá tư duy, chỉ cần Hà Nội - hoặc bất cứ nơi nào khác, cấp nào khác - lắng nghe, sẽ có hàng trăm tiến sĩ trong và ngoài nước hiến kế giúp đột phá ngay lập tức, không cần phải đợi đến cả chục năm nữa.

Nhìn ra bên ngoài, thấy nội các hiện thời của các nước Anh, Mỹ, Trung Quốc, Đức có số tiến sĩ dao động trong khoảng 5 - 50%, trong đó Anh và Mỹ có số tiến sĩ ít nhất, dù hai nước này không thiếu tiến sĩ nếu họ muốn sử dụng.

Nhìn vào trong nước, thấy những cơ quan quản lý trực tiếp của Thành ủy và UBND Hà Nội không hề và không thể có 100% là tiến sĩ, dù đến năm 2020 đi chăng nữa. Vì thế, ý kiến cho rằng phải có bằng cấp cao hơn cấp dưới mới lãnh đạo được là hoàn toàn không thuyết phục.

Không lẽ lúc đó Hà Nội cũng không chịu sự lãnh đạo của Trung ương vì đã có bằng cấp cao hơn?

Oai trước mắt, hại lâu dài

Cái "lợi" trước mắt của Hà Nội và các cán bộ làm tiến sĩ, có lẽ chỉ có thể nói gọn một cách dân dã là để “giải quyết khâu oai”. Nhưng nhân dân không cần cán bộ oai. Nhân dân chỉ cần cán bộ làm việc hiệu quả và không hành dân là được.

Theo khảo sát “Các tiến sĩ đang làm gì?” của UK GRAD Programme thuộc Hội đồng Nghiên cứu Anh trong năm 2004-2006, 50% số lượng tiến sĩ ở Anh làm việc trong lĩnh vực giáo dục, 10% trong tài chính, kinh doanh và công nghệ thông tin, 15% trong y tế và phúc lợi xã hội, 15% trong sản xuất, 5% trong quản lý công và 5% ở các lĩnh vực khác.
Cái hại trước mắt là Hà Nội tốn thời gian và tiền bạc để đầu tư vào một việc hoàn hoàn sai mục đích. Các cán bộ của Hà Nội cũng tốn thời gian và tiền bạc vào một việc hoàn toàn không cần thiết. Người dân Hà Nội chịu thiệt vì khoản tiền thuế của mình bị sử dụng không đúng chỗ, cán bộ làm việc không hiệu quả vì phải dành thời gian đi học nên lơ đãng công việc.

Cái hại lâu dài là Thủ đô sẽ trực tiếp cổ vũ cho văn hóa chạy theo bằng cấp, vốn đã hoành hành và tàn phá hệ thống công chức Việt Nam.

Nếu tất cả các địa phương cũng học theo Hà Nội thì thật kinh khủng. Sẽ cần không biết bao nhiêu tiến sĩ cho đủ. Con số phấn đấu có 20.000 tiến sĩ đến năm 2020 của Bộ Giáo dục xem ra phải tăng thêm nhiều lần mới đáp ứng được.

Vừa là công chức, vừa làm tiến sĩ theo kiểu tại chức như thế, không thể đảm bảo chất lượng đào tạo. Các vị tiến sĩ tại chức này sẽ có lý do để chiếm giữ những vị trí quan trọng trong hệ thống công quyền, tạo ra tình trạng tiến sĩ "giấy" đánh bạt tiến sĩ thật như nghịch lý hàng xấu đuổi hàng tốt trong thị trường.

Hệ thống công quyền và giáo dục đại học khi đó sẽ bị bóp méo. Công chức sẽ chỉ toàn những người háo danh. Giáo dục đại học sẽ bị biến thành giáo dục phổ thông kéo dài: cấp 4 (đại học), cấp 5 (cao học) và cấp 6 (tiến sĩ) - một thực trạng đã xuất hiện và bắt đầu phổ biến. Một cận cảnh kinh hoàng cho cả nền giáo dục đại học và hệ thống công quyền nước nhà.

Đến năm 2020, nếu 100% cán bộ do Thành ủy và 50% cán bộ do UBND Hà Nội quản lý đều là tiến sĩ theo đúng dự thảo của Sở Nội vụ Hà Nội, nhưng hiệu quả công việc không bằng các địa phương khác, như TP Hồ Chí Minh chẳng hạn, thì đó sẽ là một sự tủi hổ không chỉ cho Hà Nội, mà còn cho cả nước nói chung.

Tinh thần hiếu học trong sáng của thế hệ trẻ sẽ bị thui chột, vì thực tế chứng minh các tiến sĩ đó là vô dụng. Những người soạn thảo, đầu tư và thực hiện dự án tiến sĩ khi đó không biết chịu trách nhiệm trước nhân dân Hà Nội và cả nước như thế nào.

Tốt hơn hết, Hà Nội có lẽ nên từ bỏ kế hoạch nâng cấp toàn bộ hoặc phần lớn cán bộ của mình thành tiến sĩ, mà học tập tiêu chí lựa chọn công chức của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, đó là trung thực và thạo việc. Vì nhân dân cũng chỉ cần những công chức trung thực và thạo việc mà thôi.

  • Giáp Văn Dương

,
Gửi cho bạn bè In tin này

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty