TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, September 20, 2009

Hà Nội sẽ có số tiến sĩ đạt kỷ lục thế giới?

Cập nhật lúc 10:08, Thứ Năm, 17/09/2009 (GMT+7)

- "Chuyên gia nước ngoài rất kinh ngạc khi thấy đa phần vụ trưởng, thứ trưởng, bộ trưởng của Việt Nam là tiến sĩ. Tôi không dám cho họ biết là các tiến sĩ thuộc lĩnh vực gì vì đa số là tiến sĩ ma sát bôi trơn, vật lý, chế tạo dao cắt... Nếu biết thì không hiểu họ sẽ kinh ngạc thế nào. Vì điều này trên thế giới chỉ có ở Việt Nam. Đào tạo một đường, đi làm một nẻo", bạn đọc Trần Tân (Hà Nội) viết.

Ảnh minh họa: Trung Kiên
Ảnh minh họa: website ĐH Kinh tế quốc dân
Là người có thâm niên làm việc ở nước ngoài, anh Trần Tân cho hay, nếu chuẩn hóa cán bộ thành ủy quản lý phải có bằng tiến sỹ thì Việt Nam là nước độc nhất vô nhị trên thế giới có kỷ lục này.

Tiến sĩ không mon men chuyện chức tước

Theo anh Tân, chỉ cần lấy số liệu trình độ cán bộ quản lý nhà nước của các thành phố Singapore, Bangkok, Tokyo, London, Whasington DC là đủ biết tiêu chuẩn này có khoa học không.

"Tiến sỹ là người thuộc những chuyên ngành hẹp về các lĩnh vực nghiên cứu. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước trình độ tiến sỹ, thạc sỹ có số lượng rất hạn chế, chủ yếu giảng dạy trong các trường về chính sách công. Thật nực cười khi tiến sỹ sẽ là cục trưởng cục thuế, giám đốc sở thể dục thể thao, giám đốc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn", anh Tân phân tích.

Bạn đọc Danny Nguyen (Úc) cũng góp chuyện, ngay một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến đứng hàng thứ ba trên thế giới như Úc nhưng khoảng 300 năm nữa lãnh đạo, cán bộ ở các bang còn chưa dám nghĩ tới đội ngũ của mình sẽ có 50% đạt trình độ tiến sỹ.

Ý tưởng phải chọn lãnh đạo trình độ tiến sĩ trở lên vì chỉ tiến sĩ mới có tư duy đột phá đã làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi giữa các độc giả tiến sĩ lẫn những người đang là cử nhân, thạc sĩ... Điều quan trọng là cần phân biệt người có chuyên môn sâu (có thể lấy thước đo học vị) và người làm quản lý.

Theo TS Vũ Anh (ĐH Kiến trúc Hà Nội), những cán bộ do thành ủy quản lý đều là cán bộ lãnh đạo cấp trưởng, phó các sở, ban ngành cấp thành phố, lãnh đạo chủ chốt quận, huyện.

Họ đều là những nhà lãnh đạo chính trị. Thước đo đánh giá họ là phẩm chất chính trị, phẩm chất lãnh đạo, với tầm nhìn bao quát, biết tập hợp quần chúng... Như vậy thì họ cần có tư duy đột phá mà không nhất thiết phải có trình độ tiến sĩ.

Trong khi đó, để đạt học vị tiến sĩ đòi hỏi phải có trình độ chuyên sâu trong một lĩnh vực nghiên cứu.

TS Vũ Anh phân tích, người có chuyên môn giỏi chưa hẳn đã là lãnh đạo giỏi. Song ý kiến của họ rất cần thiết để giúp các nhà lãnh đạo hoạch định chính sách.

Việc "Hà Nội phấn đấu có 100% cán bộ diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ", theo ông Vũ Anh, có lẽ sẽ khiến Hà Nội đạt kỷ lục guiness thế giới về việc có số tiến sĩ làm lãnh đạo.

Không chỉ ông Vũ Anh, nhiều tiến sĩ khác cũng cho rằng không có cơ sở khoa nào cho việc đặt ra mục tiêu "có một không hai" như trên.

Những người đạt học vị tiến sĩ chân chính theo đuổi mục tiêu nghiên cứu khoa học chứ không phải mon men chuyện chức tước.

Theo bạn đọc Danny Nguyễn, người chuyên tâm nghiên cứu khoa học và người làm công tác quản lý, công chức rất khác nhau.

"Những tiến sĩ đích thực thường không hợp với diện Thành ủy và UBND muốn quy hoạch, vì để bảo toàn giá trị thật sự của học vị, người đó phải không ngừng học tập, nghiên cứu trao dồi kiến thức, kỹ năng và tư duy thông qua hội nghị, hội thảo, nghiên cứu... Điều này làm sao có được vì khi thuộc diện quy hoạch Thành ủy, họ đã mất 80% thời gian cho hội họp, học nghị quyết", bạn đọc Danny Nguyễn phân tích.

Trong khi các vị tiến sĩ chỉ am hiểu một vài lĩnh vực chuyên sâu thì đội ngũ cán bộ công chức trong quy hoạch của thành ủy phải là những người có cái đầu tổng hợp, phân tích và đề xuất quyết định. Thậm chí, họ chỉ cần năng lực ứng dụng một cách linh động, khoa học những đột phá của người khác đã là quá đủ.

Luận văn tiến sĩ có gì mới?

Nhiều bạn đọc lo ngại tư duy chọn cán bộ như vậy sẽ chỉ dẫn đến cuộc chạy đua bằng cấp. Các tiến sĩ thay vì tận tâm nghiên cứu khoa học lại sẽ xem "tiến sĩ" là bàn đạp để thăng tiến. Nếu không thay đổi não trạng "sính" bằng cấp thì các chiến lược cán bộ ngắn hay dài hạn đều vô nghĩa. Chưa kể, bằng tiến sĩ ở Việt Nam liệu đã được thế giới công nhận hay chưa?

"Ở tỉnh, huyện tôi hiện nay, không ít vị chỉ có tấm bằng cử nhân tại chức nhưng rồi không hiểu xoay xở thế nào, vẫn có bằng tiến sĩ kinh tế, tiến sĩ nông nghiệp... Thử hỏi nếu trông chờ các vị ấy đột phá thì đột phá cái gì?", bạn Minh Sơn (Hải Phòng) nêu ý kiến.

Còn theo độc giả Nguyễn Hùng (Thanh Hóa), ở nhiều cấp chính quyền hiện nay đang có chuyện "đẽo chân cho vừa giày".

Bởi, hễ cứ đặt ra tiêu chuẩn gì thì sẽ có loại hình đào tạo tương ứng. Cán bộ cần hợp thức hóa trình độ cử nhân thì lập tức loại hình đào tạo đại học tại chức sẽ được mở ngay ở địa phương. Để có thạc sĩ cũng như vậy.

"Một phó chủ tịch huyện có trích ngang sau: học xong cấp 2, thêm hai năm bổ túc, 3 năm cao đẳng nông lâm tại chức ở trung tâm giáo dục thường xuyên. Và hiện nay thì đang theo học ĐH Nông lâm tại chức. Nếu ghế của ông đòi hỏi trình độ cao hơn thì ta có dám tin là sẽ không thể có thạc sĩ tại chức hay tiến sĩ tại chức?", bạn Hùng thắc mắc.

Nhiều độc giả Hà Nội cũng lo ngại chiến lược cán bộ công chức trọng bằng cấp sẽ dấy lên phong trào chạy đua bằng cấp trong đội ngũ cán bộ Thủ đô.

"Hà Nội luôn dẫn đầu về số cán bộ nhiều bằng cấp, nhưng thực tiễn không được như dân mong muốn. Được biết, một số lãnh đạo hoàn toàn không giao tiếp được bằng tiếng Anh. Nhưng hồ sơ thì đầy đủ chứng chỉ", bạn Vũ Dũng (Cầu Giấy - Hà Nội) chia sẻ.

Cũng như bạn Dũng, nhiều độc giả thẳng thắn chỉ ra vấn nạn "tiến sĩ giấy" xuất phát từ não trạng sính bằng cấp. Cứ ngồi vừa khít ở một "ghế" nào đó rồi tùy thời cơ để "sắm sanh" thêm bằng thạc sĩ, tiến sĩ tương thích với con đường tiến thân.

Thử hỏi trong hàng ngàn các tiến sĩ hiện nay có bao nhiêu tiến sĩ có đột phá? Luận văn tiến sĩ của họ có bao nhiêu sáng tạo mới mẻ? Chưa kể, đã có tiến sĩ nào phát minh ra máy cắt cỏ chưa hay các phát kiến lao động đều của những người nông dân?

Là công chức làm việc tại Bộ NN&PTNT, bạn Nguyễn Phú Quốc băn khoăn, hiện nay số tiến sĩ, thạc sĩ ở Việt Nam cũng vào hàng cao trên thế giới, nhưng bao nhiêu đề tài ứng dụng được vào thực tiễn? "Ở nước ta, trong 10 thạc sỹ thì có đến 7 thạc sỹ không đọc được tài liệu nước ngoài", bạn Quốc thẳng thắn.

  • Lê Nhung

"Cái giỏi của nhà quản lý là biết dùng người tài. Lãnh đạo của Hà Nội không nhất thiết phải là tiến sĩ mà quan trọng hơn, phải biết trọng dụng tri thức chuyên gia. Thay vì dành kinh phí đào tạo cán bộ đương chức, nên tập trung phát triển các cơ quan nghiên cứu để thực hiện tốt chức năng tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo", bạn đọc Chi Mai góp ý. Hàng trăm độc giả cũng "hiến kế" cho Hà Nội để chọn lãnh đạo có tư tưởng đột phá mà không nhất thiết phải là tiến sĩ.

Bài tiếp: Tiến sĩ trồng rừng có nên quản lý kinh tế?

,

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty