TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, September 20, 2009

Có bằng tiến sĩ mới đột phá tư duy

Cập nhật lúc 10:24, Thứ Tư, 16/09/2009 (GMT+7)
- Đề xuất ra cái mới, có khả năng tư duy đột phá phải là những người có bằng tiến sĩ - Khẳng định của chuyên viên cao cấp Sở Nội vụ Hà Nội, tiến sĩ Lê Anh Sắc, thành viên soạn thảo Chiến lược cán bộ, công chức khối chính quyền TP.

Theo đó, đến năm 2020, Hà Nội phấn đấu có 100% cán bộ diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.

’TS

TS Lê Anh Sắc: Nếu trình độ của đội ngũ công chức chỉ huy thấp hơn công chức thừa hành, sẽ dẫn đến tình trạng "đẽo chân cho vừa giày". Ảnh: Cao Nhật

"Đẽo chân cho vừa giày"

Thưa ông, Sở Nội vụ dựa trên những cơ sở nào để xây dựng chiến lược này?

- Năm 2008, Sở thực hiện đề tài khoa học "Nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ cấu chức danh, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính TP Hà Nội".

Kết quả nghiên cứu tạo cơ sở rất lớn để trong vòng 3 tháng, Chiến lược cán bộ, công chức khối chính quyền TP đã được Tổ công tác chiến lược cán bộ do Phó Giám đốc Sở Nội vụ Lê Quốc Cường làm tổ trưởng hoàn thành.

Trong đội ngũ cán bộ, công chức có 2 khối: chỉ huy và thừa hành. Chúng tôi cho rằng, trình độ của 2 khối này ít nhất phải ngang nhau. Nếu trình độ của đội ngũ công chức chỉ huy thấp hơn công chức thừa hành, sẽ dẫn đến tình trạng "đẽo chân cho vừa giày".

Và như thế, những người có khả năng nghiên cứu, có trình độ chuyên môn cao vào đây cũng chẳng giải quyết được gì cả vì luôn bị giới hạn bởi cái "ngưỡng" của cấp trên.

Thống kê chúng tôi thực hiện cho thấy trình độ của đội ngũ công chức thừa hành chuyên môn nghiệp vụ đang cao hơn một cách tương đối so với đội ngũ công chức chỉ huy. Đặc biệt, ở cấp càng cao, độ lệch càng lớn.

Sau khi mở rộng Hà Nội, trong gần 7.500 cán bộ, công chức của Thủ đô thì mới có 56 tiến sĩ và hơn 500 thạc sĩ.

Xung đột lợi ích

Hà Nội sẽ phải làm gì để bổ sung được đội ngũ cán bộ, công chức có bằng cấp hùng hậu như vậy, thưa ông?

- Thứ nhất, cán bộ, công chức hiện nay nếu người nào có khả năng có thể được đưa đi đào tạo, Thành phố có quỹ để thực hiện chính sách này.

Thứ hai là tuyển đầu vào. Hà Nội là khu vực tập trung rất nhiều trường đại học, chọn ra những sinh viên thủ khoa để đi đào tạo tiếp. Ngay số tiến sĩ được đào tạo hàng năm trong nước cũng rất nhiều, mình cũng có thể tuyển số đó vào bộ máy.

Theo ông, thách thức lớn nhất để hiện thực hóa chiến lược này là gì?

- Thách thức lớn nhất là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa những cán bộ, công chức đang làm việc trong bộ máy hành chính với mẫu hình cán bộ, công chức mà chiến lược này đang hướng tới.

Ví dụ, bây giờ cả đội ngũ cán bộ, công chức ở đây chỉ được hưởng lương 3 triệu/tháng, nhưng rồi "mọc" ra một ông tài năng ở đâu chưa thấy nhưng được lĩnh cả chục triệu, lại cho ông mua một căn hộ là đã thấy những xung đột lợi ích rồi.

Mô tả ảnh.
Mỗi năm, Hà Nội tuyên dương rất nhiều thủ khoa nhưng số lượng vào bộ máy hành chính chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ảnh: Cù ZAP

Có một sự thật phải thừa nhận là rất ít người giỏi muốn vào bộ máy hành chính. Mỗi năm, Hà Nội tuyên dương rất nhiều thủ khoa nhưng số lượng vào bộ máy hành chính chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Học vị là thước đo

Thế nhưng vị trí quản lý cần nhiều kinh nghiệm thực tiễn hơn là bằng cấp?

- Cho đến nay, nếu xét về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chúng ta chưa có thước đo nào khác ngoài học vị.

Theo quan điểm của chúng tôi, một người phải được trang bị những kiến thức nền tảng mới có nền móng để tích lũy kinh nghiệm có tính chắt lọc, có giá trị.

Còn những người có trình độ học vấn ở mức giới hạn, thì kinh nghiệm dù có nhiều chăng nữa cũng chỉ có thể giúp giải quyết những vấn đề cá nhân, chứ không thể dùng được cho công việc của bộ máy hành chính, khó mang ra để giúp dân, giúp nước được.

Trong hệ thống đào tạo của ta hiện nay cũng như thông lệ quốc tế thì đề xuất ra cái mới, có khả năng tư duy đột phá phải là những người đã được cấp bằng tiến sĩ, được công nhận bởi một hội đồng khoa học cấp nhà nước.

Bây giờ nói đến giám đốc một sở hay chủ tịch một quận, huyện mà không có những suy nghĩ đột phá thì ngành chuyên môn cũng như địa phương ấy không thể tiến lên được.

Ông có cho rằng mục tiêu đưa ra là quá cao và khó thực hiện được?

- Việc đưa ra mục tiêu cao sẽ tạo áp lực cho thành phố nghĩ ra được cơ chế để thực hiện. Khó khăn thách thức, nếu có, mình sẽ gỡ dần.

Chúng tôi cũng đã khảo sát, học hỏi kinh nghiệm các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan. Nhìn thấy đội ngũ cán bộ, công chức của người ta, thực sự tôi cảm thấy rất "thèm". Tôi nghĩ không có lý do gì, mình không bằng người ta được.

  • Cao Nhật
,

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty