TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Monday, October 12, 2009

Cún cưng chờ “hộ khẩu”

TT - Đã hơn một tuần kể từ khi quy định chó nuôi phải được đăng ký và cấp sổ quản lý theo thông tư số 48/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chính thức có hiệu lực (ngày 19-9), tại nhiều nơi chó vẫn còn chạy rông ngoài đường.

>> Vẫn chờ hướng dẫn đăng ký nuôi chó
>> Từ hôm nay, nuôi chó phải đăng ký
>> Vì sao nuôi chó phải đăng ký?

Các nhân viên bắt chó thả rông trong sự ngăn cản của người chủ - Ảnh: N.NAM

Bà Nguyễn Thị Tiến, tổ trưởng tổ 15, khu phố 2, P.Thảo Điền, Q.2, TP.HCM, nói: “Tại khu phố của tôi chưa nghe triển khai đăng ký. Cả tổ chỉ mới có một tờ phiếu ghi hộ gia đình nào nuôi chó, số nhà và số điện thoại liên hệ... Rất nhiều bà con đang nóng lòng làm sổ quản lý cho chó nhưng không biết quy trình, thủ tục ra sao”.

Đưa đi lại đưa về

Bác sĩ Mai Xuân Thông (trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM) cho biết: “Tỉ lệ bệnh nhân đến khám và tiêm ngừa do chó cắn lần đầu tiên (mỗi bệnh nhân cần tiêm năm lần) trong tám tháng đầu năm 2009 tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể: tám tháng năm 2008 là 2.493 lượt người, còn tám tháng năm 2009 có đến 4.230 lượt người. Sở dĩ có sự tăng số lượng như vậy là do một số tháng các bệnh viện lân cận hết thuốc tiêm ngừa và trùng vào thời điểm mùa hè nắng nóng, số người tiêm ngừa tăng đột biến”.

Theo ghi nhận của chúng tôi, đến nay việc đăng ký chó nuôi để được cấp sổ quản lý tại các địa phương vẫn còn “án binh bất động”. Tuy nhiên, nhiều hộ dân cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc đi làm “hộ khẩu” cho cún cưng của mình. Một số người nhiệt tình thực hiện đúng quy định mới đã chủ động đến UBND các phường, xã hỏi mẫu đơn đăng ký.

Bà Tuyết Mai, ngụ khu phố 1, P.Bình An, Q.2, nói nhờ đọc báo mà biết chuyện nuôi chó phải đăng ký nên cũng mong đến ngày triển khai quy định này. Nhà bà hiện đang nuôi năm con chó ta lẫn chó Tây. Vì nhà ở mặt tiền đường, hằng ngày rất nhiều xe cộ qua lại nên hai “bé cưng” được bà xích lại. Ba “em” còn lại bà nhốt vào chuồng.

“Tôi chưa hiểu cặn kẽ việc làm sổ quản lý như thế nào, cần những loại giấy ra sao... Nhưng mấy bữa nay chưa thấy thông báo hoặc hướng dẫn gì cả nên đành chịu... Tôi tính khi nào làm được sổ quản lý rồi sẽ làm một cái chuồng thật hoành tráng, nhốt luôn năm con vào chung cho yên tâm” - bà Mai bảo vậy.

Tại nhiều nơi có người còn chở cả chó đến UBND xã, phường hoặc trạm thú y địa phương để đăng ký nhưng đều đành phải “đưa đi lại đưa về”. Ông Nguyễn Trọng Đức, ngụ đường Quang Trung, Q.Gò Vấp, kể khi biết thông tin về việc làm sổ “hộ khẩu” cho chó, ông đã chở hai chú cún cưng của mình đi lòng vòng mấy cơ quan để đăng ký luôn cho tiện theo như hướng dẫn trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng rồi phải quay về vì đều được trả lời rằng đang chờ hướng dẫn thêm.

Ông Đức thừa nhận việc đăng ký quản lý chó là cần thiết và rất đồng tình. Ông kể ngay tại khu phố của ông, thỉnh thoảng vẫn nghe người này người nọ hốt hoảng bảo bị chó cắn. Khi thì có người cằn nhằn chuyện chó “ị” bậy mà chẳng biết chó nhà ai, gây mất tình cảm lối xóm. Chi bằng cứ đăng ký trên phường, chó nhà nào “làm bậy” thì nhà đó chịu trách nhiệm.

“Mấy ngày nay, một số người dân đến phường hỏi về mẫu đơn đăng ký nuôi chó. Vì chưa có mẫu này và cũng chưa nhận được chỉ đạo từ cấp trên nên chúng tôi đã đề nghị bà con đến chi cục thú y để được hướng dẫn tường tận” - ông Trần Quang Hải, chủ tịch UBND P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức - nói.

Trong khi chờ việc đăng ký “hộ khẩu” cho cún cưng được triển khai, nhiều người nuôi chó tại TP.HCM đã chủ động tự quản lý chó nuôi của mình nghiêm túc hơn trước: xây nhà, mua chuồng hoặc mua nhà cho chó. Một chủ cửa hàng bán các vật dụng chăm sóc chó trên đường Vĩnh Khánh, Q.4, cho biết những ngày gần đây, lượng người đến cửa hàng mua nhà cho chó gia tăng một cách đáng kể.

Khách chọn mua nhiều nhất là các loại nhà bằng nhựa, bằng da và bằng vải... Cũng khá nhiều người hỏi mua một số hàng “độc” mà chỉ cần nhắc đến tên cũng khiến người nghe bật cười: vòng chống sủa, bánh khử mùi phân và loại thuốc xịt để chó... đi tiểu đúng chỗ! “Mua mấy thứ này thủ sẵn, mai mốt chó bị quản lý rồi, có lỡ sổng ra thì chó của mình cũng không làm sai... quy định” - ông Hùng, một người nuôi chó, nói.

Ông cũng cho biết vừa bỏ ra 100 triệu đồng để xây hẳn một khu chuồng khá quy mô nhốt bảy con chó Nhật và Đức tại khu biệt thự ở Q.7. “Mình quản trước cho chắc ăn. Bây giờ có quy định rồi, lỡ xảy ra chuyện gì phiền phức lắm...” - ông Hùng bảo vậy.

“Vô tư”

Đến chiều 27-9, đi dọc các con đường, ngõ hẻm từ nội thành ra vùng ven TP, chúng tôi vẫn bắt gặp khá nhiều chú chó đang chạy rông trên đường. Trên đường Lê Văn Khương, gần cầu vượt ngã tư Tân Thới Hiệp, một phụ nữ rà xe bên đường mua trái cây thì bị một con chó đen từ trong hẻm nhào ra cắn vào chân đến chảy máu. Chị ôm chân, chỉ biết kêu trời vì con chó đã chạy mất nên không thể biết chủ chó là ai mà đòi bồi thường.

Hầu hết người ở vùng ven đều tỏ ra ngạc nhiên khi nghe nói tới quy định mới này. Một số người khi biết sắp tới sổ quản lý chó phải ghi rõ ngày, tháng, năm sinh, loài, giống, màu lông, ngày bắt đầu nuôi, thời gian tiêm phòng các loại văcxin... thì nghệt mặt ra và nhất định... không tin. “Tui nhốt chó trong nhà, xích lại là xong. Đố ai biết được. Đăng ký chi mà rườm rà quá. Rồi mỗi lần chó cái đẻ lại phải đi đăng ký tiếp nữa sao?” - một người nuôi chó trên đường Lê Đức Thọ, Q.Gò Vấp nói.

Cùng suy nghĩ trên, một số chủ chó ở xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, ngồi trong quán cà phê gần cầu Rạch Tra cười phào: “Hổm rày có nghe ai nói gì đâu. Làm gì có chuyện đó. Tụi tui nuôi cả bầy chó cỏ không chỉ giữ nhà mà thỉnh thoảng còn thịt vài con để đánh chén, làm đám. Hơi sức đâu đi đăng ký...”. “Vô tư đi. Tui có coi tivi nói vụ này nhưng không nghe nói xử lý gì nếu mình không đăng ký. Chó mình mình nuôi, đụng tới ai đâu mà sợ...” - bà chủ quán góp chuyện.

Vẫn còn lúng túng

Ông Đặng Duy Tài, trưởng trạm thú y quận Thủ Đức, cho biết: “Trong khi chờ ý kiến chỉ đạo của UBND quận, chúng tôi đã photo thông tư 48 và mẫu đăng ký chăn nuôi chó mèo cho cán bộ thú y gửi tới từng phường.

Sắp tới, sau khi họp với UBND quận và 12 phường, chúng tôi sẽ phổ biến cho cán bộ phường triển khai việc đăng ký chăn nuôi chó mèo cho người dân. Còn biện pháp chế tài, xử phạt sẽ căn cứ theo nghị định 40/2009 trong công tác thú y (về phòng chống bệnh dại động vật) và nghị định 150 (về an ninh và trật tự an toàn xã hội) cùng các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan”.

Tuy nhiên, một số cán bộ phường, xã thừa nhận nếu nhận thêm việc quản lý chó nuôi thì quả là... quá tải vì vừa thiếu người, nhất là những người có chuyên môn, vừa thiếu phương tiện, cơ sở để đi xử phạt, bắt, nhốt chó... Và ngay cả quy định xử phạt, chế tài cũng chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. “Nếu cắt cử cán bộ phường đi bắt chó... chạy rông thì quả là quá khó. Đây không phải là chuyên môn của phường.

Việc đăng ký quản lý chó là cần thiết nhưng từ lý thuyết đến thực tế lại hoàn toàn khác nhau. Do vậy, việc kêu gọi đăng ký có vẻ chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền ý thức người nuôi là chính chứ rất khó thực hiện, xử lý hiệu quả nếu không có những hướng dẫn cụ thể, sát với tình hình từng địa phương...” - lãnh đạo của một phường thuộc quận 12 nhìn nhận.

MY LĂNG - HOÀNG LỘC

Săn bắt... chó

Niềm vui khi được nhận lại chó bị bắt - Ảnh: N.NAM

Trời vừa hưng hửng sáng, các nhân viên của đội săn bắt chó chạy rông (trạm phòng chống dịch và kiểm dịch động vật - Chi cục Thú y TP.HCM) đã lục tục chuẩn bị cho một ngày làm việc mới: bắt chó thả rông trên đường.

“Ngoài số chó chạy rông bị bắt ra, chúng tôi còn nhận được những chú chó do người dân vứt đi không muốn nuôi nữa, thường đó là những trường hợp chó bệnh” - nhân viên L.V.Q. nói.

Những chú chó bị bắt sẽ được tập trung về trụ sở của đội đóng tại 252 Lý Chính Thắng (P.9, Q.3) chờ chủ đến nhận lại. Khi đến nhận lại chó, chủ nuôi phải đem theo chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh dại hợp lệ của chó bị bắt. Mức phạt là 80.000 đồng đối với hành vi thả rông, thêm 300.000 đồng nữa nếu chó không có giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh dại hợp lệ. Ngoài ra, chi phí nuôi dưỡng mà chủ vật nuôi phải nộp trong các ngày chó bị tạm giữ là 13.000 đồng/con chó/ngày.

Anh D.H.T. (P.10, Q.6) nhận lại chó sau khi đã nộp phạt 380.000 đồng nói: “Nhà tôi nuôi đến năm con, mới sáng mở cửa nó liền chạy ra ngoài thì bị bắt. Lần sau tôi sẽ giữ cẩn thận hơn”. Những trường hợp khác như anh P.V.N. (P.13, Q.3), L.T.T. (P.4, Q.10)... cũng hối hả đến trụ sở của đội săn bắt chó thả rông để làm thủ tục nhận lại chó.

Bên cạnh những chú chó được chủ đến nhận lại, không ít chú chó khác không có người nhận sẽ bị đem đi tiêu hủy. Ông Khương Trần Phúc Nguyên, trưởng trạm phòng chống dịch và kiểm dịch động vật (Chi cục Thú y TP.HCM), cho biết: “Theo thông tư 48/2009 vừa được ban hành thì từ ngày 19-9, các tổ chức, cá nhân nuôi chó phải đăng ký để được cấp sổ quản lý.

Hiện nay tại mỗi quận của TP.HCM đều đã làm thí điểm một số phường an toàn dại (chó được chích ngừa, nuôi chó phải đảm bảo vệ sinh môi trường...). Mô hình này sẽ được nhân rộng ra để giúp việc quản lý thú nuôi dễ dàng hơn”.

NGUYỄN NAM

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty