TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, October 14, 2009

Hàng trăm tỉ đồng ngân sách bị chia chác ra sao?

Lao Động số 231 Ngày 13/10/2009 Cập nhật: 8:37 AM, 13/10/2009
Người dân nghèo ở Tân Lập không được cấp đất.
(LĐ) - Gần 900 ha đất công do UBND huyện Thủ Thừa quản lý đã bị cấp một cách tùy tiện, sai pháp luật cho hàng trăm cá nhân, mà hầu hết là cán bộ lãnh đạo huyện Thủ Thừa và tỉnh Long An.

Để rồi ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ), những "chủ đất" còn chưa biết đất của mình ở đâu đã được ngân sách nhà nước (NSNN) "bồi thường" hàng trăm tỉ đồng để thu hồi đất đó lại cho Nhà nước. Mới đây, ngày 25.9, được sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Thanh tra Chính phủ đã lập đoàn thanh tra để làm rõ vụ sai phạm nói trên .

Bài 1: Như chưa hề có Luật Đất đai

Nghị định 64/CP (hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai năm 1993) quy định CB, công chức đang làm việc không thuộc đối tượng được cấp đất nông nghiệp (NN). Thế nhưng, UBND huyện Thủ Thừa vẫn cấp đất NN cho hàng trăm cán bộ (CB) huyện Thủ Thừa và tỉnh Long An, người ít 1 - 2ha, người nhiều 5 - 7ha. Không chỉ CB, mà gia đình, con em của họ cũng được cấp đất trái luật hàng loạt, trong khi người nông dân (ND) nghèo tại chỗ thì không có đất sản xuất...

Cấp đất cho cán bộ có chức, có quyền

Vùng đất cặp theo kênh Bo Bo thuộc xã Tân Lập rộng hơn 1.700ha do UBND huyện Thủ Thừa quản lý. Nhằm "lấp kín Đồng Tháp Mười", vùng đất này đã đón ND từ các nơi tới cải tạo, canh tác. Mỗi hộ ND chỉ được cấp nhiều nhất 3ha, cam kết sử dụng lâu dài vào mục đích sản xuất NN. Thế nhưng, trong khi nhiều ND không được cấp đất hoặc chỉ cấp 1,8ha thì nhiều CB lại được cấp rất nhiều đất, mà cấp chỉ "để đó" hoặc "mua đi bán lại".

Những người có quyền "xét" cấp đất ở huyện Thủ Thừa lúc đó là các ông: Nguyễn Văn Phùng (Chủ tịch UBND huyện trước năm 1999), Bùi Đức Sở (Chủ tịch UBND huyện từ 1999-2004), ông Lê Anh Thuý (Chủ tịch UBND huyện từ 2004 đến nay), Nguyễn Văn Chửng (Trưởng phòng Nông nghiệp - Địa chính (NN-ĐC) huyện). Cả 4 vị này đều tự xét cấp đất cho mình và người thân của mình, dù không ai trong số họ "mần ruộng". Bà Hồ Thị Anh (vợ ông Phùng) được cấp khoảng 4ha, bà Phan Thị Hạnh Kiển (vợ ông Thuý), bà Hồ Thị Lệ (vợ ông Sở) mỗi người khoảng 2ha, bà Lê Thị Hương (vợ ông Chửng) được cấp khoảng 3ha.

Không khó để thấy trong số khoảng 300 trường hợp cấp đất và bồi thường sai luật, chủ yếu tập trung vào 2 đối tượng. Thứ nhất, đó là cấp cho vợ con, anh em, họ hàng, "chiến hữu" của các vị lãnh đạo huyện Thủ Thừa. Chẳng hạn, gia đình ông Phạm Văn Minh (Bí thư Huyện uỷ Thủ Thừa) khoảng 8,5ha; gia đình ông Nguyễn Văn Đượm (Phó ban Tổ chức Huyện uỷ) hơn 11ha... Đối tượng thứ hai là các quan chức cấp tỉnh. Trong danh sách CB tỉnh được cấp đất trái luật và nhận tiền bồi thường, có Phó Bí thư Tỉnh uỷ; vợ Phó Chủ tịch UBND tỉnh; trưởng và phó của nhiều sở, ngành, ban tỉnh uỷ; khoảng 100 cán bộ CA tỉnh...

"Xà xẻo" ngân sách

Năm 2001, UBND tỉnh Long An và Sở TNMT TPHCM bàn bạc thực hiện Dự án (DA) KCN xử lý rác trên diện tích đất do UBND huyện Thủ Thừa quản lý. Vậy mà hàng trăm hécta đất này vẫn được UBND huyện Thủ Thừa cấp cho CB vào các năm 2001 - 2002 - 2003. Để rồi ngày 15.10.2002, UBND tỉnh Long An đã trình Thủ tướng CP xin phép đầu tư xây dựng KCN xử lý rác Long An - TPHCM. Ngày 17.6.2003, Thủ tướng CP có văn bản 799/CP-NN cho phép thu hồi 1.760ha đất tại xã Tân Thành (Tân Lập trước đây) để làm KCN xử lý rác. Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng (BTGPMB) huyện Thủ Thừa được thành lập, tiến hành chi trả cho 613 trường hợp với tổng số tiền hơn 190 tỉ đồng từ NSNN.

Năm 2001, khi DA mới manh nha, những người trong cuộc đã "ngửi" thấy tiền tỉ từ những thửa đất hoang ở Tân Lập. Trường hợp ông Trịnh Văn Văn (Uỷ ban MTTQ huyện) là ví dụ. Cạnh bên phần đất 1 ha của ông có lô đất 3 ha được UBND huyện Thủ Thừa cấp cho mấy người ở TPHCM vào năm 1995, nhưng họ không canh tác. Ông Văn đã đào mương, lên liếp trồng tràm trên thửa đất bỏ hoang đó. Cuối năm 2001, người ta đã đến buộc ông giao 3 ha đất đó cho vợ ông Đỗ Hoàng Việt - GĐ Sở Tài chính, nay là Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Sau đó bà Đỗ Thị Bảy - vợ ông Việt - đã nhận "bồi thường" 351 triệu đồng trên đất của ông Văn.

Gần 50 người không được cấp đất được đền bù "khống", một miếng đất đền bù cho 2- 3 người... Hàng trăm CB, người nhiều thì có tiền tỉ, người ít thì vài trăm triệu từ những phần đất được cấp trái luật như thế. Nhiều nhất là gia đình ông Chửng và một số cán bộ lãnh đạo huyện Thủ Thừa (từ 1-2 tỉ đồng). Ở cấp tỉnh, ông Phạm Sĩ Quyết (GĐ CA tỉnh - hơn 1,2 tỉ đồng), ông Mai Thành Lập (Phó Bí thư Tỉnh ủy - hơn 700 triệu đồng)...

Nhóm PV ĐBSCL

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty