TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, October 17, 2009

“Thu phí, đường sẽ tốt hơn”

Cập nhật lúc 21:53, Thứ Sáu, 16/10/2009 (GMT+7)
,

- Đó là “cam kết” của Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng khi nói về đề án thành lập quỹ bảo trì đường bộ đang được Bộ GTVT xây dựng để lấy nguồn vốn cho bảo trì đường bộ.

Ngày 16/10, ông Lê Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ GTVT trao đổi với báo chí xung quanh chủ trương còn nhiều ý kiến trái chiều này.

Có quỹ bảo trì thì mới mong đường tốt được

- Thưa ông, nhiều người dân thắc mắc là đang phải đóng phí cầu đường rồi lại phải đóng thêm phí bảo trì. Thêm vào đó, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng đã đề xuất thu phí lưu thông phương tiện. Như vậy, liệu có quá nhiều loại phí chồng chéo đổ lên người dân?

Quan điểm của Bộ cũng không thích nhiều loại phí.

Mô tả ảnh.
Ông Lê Mạnh Hùng Ảnh:C.Hiếu
Tuy nhiên, việc thu phí lưu hành xe ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh (nếu được thông qua) là do chính quyền địa phương quy định, thực hiện với mục đích hạn chế xe cá nhân để giảm ùn tắc ở địa phương.


Đề án giảm xe cá nhân để chống ùn tắc không chỉ ở hai thành phố của mình mà nhiều nước khác cũng thực hiện. Chúng ta cũng làm như thế để nhằm mục đích phát triển giao thông công cộng, giảm xe cá nhân.

Còn quan điểm của Bộ GTVT về lập quỹ bảo trì đường bộ là để phục vụ cho đường sá trên cả nước nhằm duy tu đảm bảo êm thuận và bền vững cho đường bộ, nâng cao chất lượng đường và an toàn.

- Nhiều người dân nói rằng họ sẵn sàng đóng phí nếu chất lượng đường tốt hơn! Bộ GTVT có cam kết với người dân như thế khi thu phí này?

Theo quy định bảo trì đường bộ cứ 7 năm phải thảm lại mặt đường. Nhưng tuyến quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng) đưa vào sử dụng từ năm 1996 đến nay, tức 13 năm chưa một lần nào được thảm lại vì thiếu vốn.


Nếu có quỹ bảo trì để thường xuyên duy tu bảo dưỡng mặt đường đúng cấp đúng thời gian thì chắc chắn là tốt hơn.

Khả thi là thu qua xăng dầu?

- Đã có nhiều phương án đưa ra để thu phí như qua giá xăng dầu, thu theo phương tiện lưu hành… theo ông cách nào khả thi nhất?

Hiện chúng tôi đang xin ý kiến các bộ ngành, địa phương và ý kiến của người dân rồi chọn hình thức phù hợp nhất. Quan điểm của chúng tôi cũng không muốn có nhiều loại phí. Nhưng tôi nghĩ các giải pháp đưa ra mà đúng thực tế yêu cầu thì nhân dân sẽ ủng hộ.


Tôi nghĩ chúng ta có thể thu qua giá xăng dầu giống như ở Lào đang thực hiện.

- Khi thu phí qua xăng dầu rồi, các trạm thu phí trên đường có phải dỡ bỏ?

Việc này chúng ta phải tách bạch ra. Để xây dựng đường sá ngày càng tốt hơn, nhà nước khuyến khích các thành phần tham gia, trong đó có cả các công ty, tập đoàn tư nhân. Xây dựng đường sá theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), phải dựng trạm thu phí nhằm thu lại số tiền bỏ ra để xây dựng mới tuyến đường.


Trong khi việc thu phí đường bộ nhằm sửa chữa và bảo trì những tuyến đường đó. Nguồn thu từ các trạm thu phí không đủ cho tất cả các công đoạn này nên phải có thêm quỹ bảo trì đường bộ.


Riêng các trạm thu phí thuộc sự quản lý của nhà nước, việc bỏ trạm hay không khi có quỹ bảo trì đường bộ vẫn đang tiếp tục được khảo sát, nghiên cứu kỹ.

Mô tả ảnh.
Thu phí lưu thông qua xăng dầu thì những trạ thu phí này có bị dỡ bỏ Ảnh:VNN

- Nếu thu phí bảo trì đường bộ qua xăng dầu thì sẽ tăng giá xăng dầu hay tăng mức trích từ nguồn phí đang thu vào quỹ?

Hiện tại nhà nước đang có lộ trình thực hiện giá xăng dầu theo giá thị trường nhưng với phương án thu này có thể trích 200-500 đồng mỗi lít xăng, dầu vào quỹ bảo trì đường bộ. Một phần tiền phí xăng dầu đang thu hiện nay có thể chuyển sang quỹ bảo trì. Tôi nghĩ với số tiền đó để các con đường có chất lượng hơn, tốt hơn, hiện đại hơn thì nhân dân ủng hộ.

- Như thế có công bằng với nhiều người sử dụng xăng dầu mà không tham gia hoạt động đường bộ như ngư dân ngư dân, nông dân?

Sẽ có người nói tôi không mua xăng dầu để chạy xe trên đường nhiều mà để chạy máy cày ruộng thì tại sao lại thu tiền? Những kiến nghị đó rất là xác đáng. Nhưng với nông dân hay ngư dân thì Chính phủ cũng đã có các chính sách hỗ trợ ưu đãi cho vay tiền mua vật tư, phương tiện, đóng tàu thuyền để sản xuất.


Hiện nay đang lấy ý kiến các bộ ngành về đề án để có chính sách phù hợp cho các đối tượng. Việc xây dựng quỹ này là vì mục tiêu chung trong việc duy trì chất lượng đường sá cho đông đảo người dân mà thôi.

- Bộ đã dự trù cơ cấu, hoạt động của quỹ, giám sát như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Về sơ bộ sẽ có đại diện Bộ Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Giao thông Vận tải và cả một số địa phương.

Đứng đầu có thể là bộ trưởng bộ GTVT vì đây là cơ quan quản lý mạng đường bộ quốc gia.


Kho bạc nhà nước có chức năng quản lý tài chính để nguồn thu được sử dụng đảm bảo cho việc bảo trì đường bộ chứ không đưa vào các mục đích khác như xây mới.


Khi hình thành quỹ sẽ có sự quản lý để phân bổ phù hợp. Có những địa phương đường vừa làm xong thì không nhất thiết sử dụng quỹ này nhưng có những đường làm cách đây 15 năm thì phải bảo trì để nâng chất lượng, an toàn lên.

  • Chí Hiếu (Thực hiện)

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty