|
|
Đến năm 2020, TQ phát triển mạnh hơn bộ máy quân sự có trình độ công nghệ tiên tiến, có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến quy mô, cách rất xa biên giới. Trung Quốc đã công khai về ngân sách quốc phòng năm 2007 khoảng 52 tỷ USD, năm 2008 khoảng 61 tỷ USD, năm 2009 khoảng 70,27 tỷ USD. Tuy nhiên, Mỹ cho rằng những số liệu này rất thấp so với con số thực. Lực lượng tàu chiến hiện có của Hải quân Trung Quốc: Tàu sân bay: Hiện nay, Trung Quốc đang sở hữu 01 tàu sân bay ATS Shichang cỡ nhỏ đa chức năng. Theo kế hoạch, năm 2015 sẽ đóng 01 hàng không mẫu hạm cỡ lớn. Tàu ngầm: Hải quân Trung Quốc có khoảng 63 tàu ngầm các loại. Trong đó, các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân bao gồm: 02 tàu ngầm loại 094 lớp Jin, 01 tàu ngầm loại 092 lớp Xia, 03 tàu ngầm loại 093 lớp Shang, 04 tàu ngầm loại 091 lớp Han. Tàu ngầm chạy bằng động cơ Diesel gồm: 12 tàu ngầm lớp Kilo (mua của Nga), 02 tàu ngầm loại 041 lớp Yuan, 20 tàu ngầm loại 039 lớp Song, 17 tàu ngầm loại 035 lớp Ming, 01 tàu ngầm loại 031 lớp Golf, 01 tàu ngầm loại 033G lớp Wuhan, trong đó các tàu lớp Romeo và Whiskey đã bị thải loại. Theo kế hoạch đến năm 2015 Hải quân Trung Quốc sẽ đóng thêm 02 tàu ngầm hạt nhân loại 094 lớp Jin, 01 tàu ngầm hạt nhân loại 093 lớp Shang, 10 tàu ngầm diesel loại mới thuộc lớp Song và Yuan. Khinh hạm: Hiện Hải quân Trung Quốc vận hành 47 khinh hạm các loại, trong đó bao gồm: 12 khinh hạm loại 054 lớp jiangkai, 10 khinh hạm loại 057 lớp Jiangwaei II, 04 khinh hạm loại 055 lớp Jiangwei I và 21 khinh hạm loại 053 lớp Jianghu. Theo kế hoạch năm 2015 sẽ đóng thêm 10 khinh hạm loại 054 lớp Jiangkai. Khu trục hạm: Tổng cộng Trung Quốc có 26 tàu khu trục, trong đó có 03 khu trục loại 051C lớp Luzhou, 04 khu trục loại Sovremenny lớp Hangzhou, 03 khu trục loại 052C lớp Luyang II, 02 khu trục loại 052B lớp Luyang I, 01 khu trục loại 052A lớp Luhai, 02 khu trục loại 052 lớp Luhu, 11 khu trục loại 051 lớp Luda. Theo kế hoạch đến năm 2015 Trung Quốc sẽ đóng thêm một số tàu mới gồm: 03 khu trục loại 051D lớp Luzhou, 01 khu trục loại 052C lớp Luyang II. Tàu mang tên lửa điều khiển: Tổng số hiện có 84 tàu gồm: 50 tàu loại 022 lớp Houbei, 04 tàu loại 037-II lớp Houjian/Huang, 30 tàu loại 037-IG lớp Houxin. Theo kế hoạch Trung Quốc sẽ đóng thêm 10 tàu loại 022 lớp Houbei vào năm 2015. Tàu tuần tiễu: Là loại tàu có số lượng hùng hậu nhất với 231 chiến hạm các loại gồm: 36 tàu loại 037-IS lớp Haiqing, 78 tàu loại 037 lớp Hainan, 17 tàu loại 062/1 lớp Shanghai III/Haizhui, 100 tàu loại 062 lớp Shanghai II. Tàu tác chiến thủy lôi: Hải quân đang sở hữu 101 tàu các loại gồm: 01 tàu lớp Wolei / Bulieijian, 40 tàu loại 010 [Sov T-43] lớp 010 [RESERVE], 01 tàu loại 082 lớp Wosao, 50 tàu lớp Lianyun, 09 tàu loại 025 lớp Huchuan. Tàu tác chiến đổ bộ: Gồm 39 tàu các loại, trong đó: 01 tàu loại 071 lớp Yuzhao, 12 tàu loại 072 III lớp Yuting, 11 tàu loại 072 II lớp Yuting, 07 tàu loại 072 lớp Yukan, 01 tàu loại loại 073 III lớp Yudeng, 01 tàu loại 073 II lớp Yudao, 04 tàu đổ bộ tấn công lớp Qiongsha, 02 tàu bệnh viện lớp Qiongsha, 02 tàu bệnh viện lớp 920, 01 tàu bệnh viện loại 320 mua của Nga. Theo kế hoạch năm 2015 Trung Quốc sẽ đóng mới các tàu sau: 01 tàu loại 071 lớp Yuzhao, 08 tàu loại 072 III lớp Yuting. Xuồng tác chiến đổ bộ: Gồm 305 chiếc, trong đó có 20 xuồng loại 074 lớp Yuhai/Wuhu, 25 xuồng loại 079 lớp Yulian/Yuliang/Yuling, 30 xuồng loại 068/069 lớp Yuchin, 200 xuồng loại 067 lớp Yunnan và 30 xuồng loại 724 lớp Jingsah II. Năm 2015 sẽ đóng mới 05 xuồng lớp Yuhai/Wuhu. Tàu tác chiến điện tử:
Hiện Hải quân sở hữu 21 tàu gồm: 01 tàu lớp Dongdiao, 01 tàu lớp Dadie / Beidiao, 04 tàu lớp mới, 01 tàu lớp Xing Fengshan / Xiangyang Hong, 14 tàu do thám lớp mới. Tàu khảo sát và nghiên cứu hải dương: Hiện Hải có 24 tàu các loại gồm: 04 tàu lớp Yuan Wang, 04 tàu lớp Xiang Yang Hong, 02 tàu lớp Yanqian (mod-Kansha), 07 tàu lớp mới và 07 tàu khảo sát biển lớp mới. Các tàu xuồng yểm trợ khác: Với khoảng 142 tàu xuồng khác nhau gồm: tàu vận tải, tiếp dầu, chở dầu, khảo sát, nghiên cứu biển, tàu hỗ trợ thử nghiệm vũ khí, tàu huấn luyện, tàu rải cáp, tàu cứu hộ và tàu kéo. Chiến lược của Hải quân Bên cạnh một lực lượng tàu chiến hùng hậu như vậy, Trung Quốc cũng đã đề ra cương lĩnh cho chiến lược của Hải quân nhằm tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ sự thống nhất quốc gia, bảo vệ quyền lợi trên biển, bảo vệ sự vẹn toàn lãnh hải, chiến lược kiềm chế đối phương từ ngoài khơi và chiến lược ngăn chặn chống sự đổ bộ của đối phương vào lãnh thổ. Tăng cường khả năng đưa các lực lượng quân sự tới những nơi xa xôi trên biển cả. Cụ thể là sự vươn xa ra hướng Biển Đông và Thái Bình Dương. Đối với chiến lược Hải quân, Trung Quốc cũng đã đề ra mục tiêu cụ thể là: cần tích cực phòng ngự cận hải, qua đó khẳng định sức mạnh của Hải quân Trung Quốc đối với việc bảo vệ quyền lợi trên biển và để tối ưu hoá các chiến dịch tác chiến của Hải quân. Nhiệm vụ của Hải quân Trung Quốc hiện nay là trấn thủ các hải đảo, bảo vệ cũng như phong tỏa các đường giao thương trên biển từ Vladivostok ở phía bắc đến eo biển Malacca ở phía nam, và ra đến quần đảo Aleutians, Kuriles, Ryukyus, Đài Loan, Philippine, và quần đảo Greater Sunda. Hướng phát triển tiếp theo là vươn ra xa hơn ngoài khơi Thái Bình Dương trong thế kỷ 21, thách thức đối với quân đội Mỹ. Tuy nhiên theo giới phân tích đánh giá, hiện nay lực lượng quân sự Trung Quốc mới chỉ dừng ở mức độ có khả năng đánh thắng được một lực lượng quân sự bậc trung bình. Tiếp đó đến năm 2020 có thể đuổi kịp quân đội các nước hạng hai như Nga, châu Âu và Nhật Bản. Đến năm 2050 có thể trở thành một siêu cường quân sự ngang bằng với Mỹ. |
Nguồn tin |
No comments:
Post a Comment