TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, October 11, 2009

Nuôi chó, mèo sẽ bị đóng phí

Thứ Bảy, 10/10/2009, 08:30 (GMT+7)

Từ ngày 1-11, chó nuôi tại TP.HCM được quản lý bằng “sổ hộ khẩu”. Mỗi hộ nuôi được cấp một phiếu khai báo, đăng ký nuôi chó, mèo với các nội dung: loài, tên, giống, tuổi, màu lông, thời gian tiêm phòng dại...

Từ ngày 1-1, các chó nuôi như thế này phải có sổ đăng ký tại địa phương. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

“Một khi thực hiện tốt việc quản lý và giám sát chó nuôi, nguy cơ xảy ra bệnh dại ở động vật sẽ được hạn chế đến mức thấp nhất”. Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, phát biểu tại buổi hướng dẫn thực hiện Thông tư 48/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các biện pháp phòng chống bệnh dại ở động vật trên địa bàn TP.HCM được tổ chức sáng 9-10.

Xã hội hóa việc quản lý chó nuôi

Tin bài liên quan

>> Vẫn chờ hướng dẫn đăng ký nuôi chó
>> Từ hôm nay, nuôi chó phải đăng ký
>> Vì sao nuôi chó phải đăng ký?

Theo Chi cục Thú y TP.HCM, dự kiến đến ngày 1-11, toàn TP bắt đầu triển khai thực hiện việc quản lý chó, mèo. Mỗi hộ nuôi được cấp một Phiếu khai báo, đăng ký nuôi chó, mèo với các nội dung gồm loài, tên, giống, tuổi, màu lông, thời gian tiêm phòng dại...

Phiếu khai báo còn thể hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại và buộc hộ nuôi phải cam kết thực hiện. Ngoài ra, các hộ nuôi còn được cấp thêm Phiếu khai báo nuôi chó, mèo bổ sung để kê khai số chó, mèo phát sinh sau đó.

Căn cứ vào Phiếu khai báo, đăng ký nuôi chó, mèo, UBND phường, xã sẽ lập Sổ quản lý tình hình nuôi chó, mèo của từng hộ. Đặc biệt, mỗi hộ nuôi chó, mèo còn được cấp một “mã số hộ” để cơ quan chức năng dễ dàng giám sát tình hình nuôi chó của từng hộ.

Để phù hợp với tình hình thực tế tại TP.HCM, Chi cục Thú y TP đề nghị điều chỉnh, bổ sung một số điều trong thông tư. Theo đó, tất cả chó khi ra khỏi khuôn viên gia đình đều phải có dây xích, rọ mõm và có người dẫn. Đồng thời, cơ quan thú y địa phương chỉ xác nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y trong trường hợp hộ gia đình nuôi chó với mục đích kinh doanh.

Chi cục Thú y TP cũng kiến nghị cần xã hội hóa việc quản lý chó nuôi, trong đó có công tác tiêm phòng bệnh dại. Do vậy, nên cho phép các cơ sở tiêm phòng được cấp giấy chứng nhận tiêm phòng thay vì chỉ riêng cơ quan thú y. Chi cục cũng đề nghị điều chỉnh thời gian lưu giữ chó thả rông sau khi bị bắt là 48 giờ thay vì 72 giờ để thống nhất với Nghị định 05/2007.

Phí quản lý chó: 5.000 đồng/con

Theo Chi cục Thú y TP.HCM, trong tám tháng đầu năm 2009, cả nước có 50 người chết vì bệnh dại (các tỉnh phía Bắc có 34 người), đa số dưới 14 tuổi. Riêng TP.HCM mỗi năm có từ một đến hai người chết vì bệnh dại. Do làm tốt công tác tiêm phòng nên nhiều năm nay, TP.HCM không phát hiện trường hợp bệnh dại trên chó, mèo.

Nhiều ý kiến cho rằng TP chỉ có một đội bắt chó thả rông nên khó đáp ứng kịp thời yêu cầu bắt chó của địa phương. Ngoài ra, số tiền hỗ trợ hằng tháng cho người trực tiếp quản lý và giám sát chó nuôi tại địa phương (tổ trưởng dân phố) còn quá thấp. Đại diện phường 4 (quận 1) đề nghị một khi đã xã hội hóa việc quản lý chó nuôi, cần thu phí căn cứ vào giá trị từng con chó để bồi dưỡng cho những người trực tiếp làm công tác này.

Trả lời các ý kiến trên, ông Thảo cho biết: Khi có nhu cầu bắt chó thả rông, địa phương hãy liên hệ trạm thú y quận, huyện. Khi trạm thú y báo lên, đội bắt chó thả rông TP sẽ lên kế hoạch và thực hiện trong thời gian sớm nhất. Hiện nay, ngoài xe chuyên dùng, đội bắt chó thả rông còn sử dụng xe gắn máy để bắt chó ở các hẻm nhỏ. Tuy nhiên, tại các khu vực chật hẹp, chính quyền địa phương phải có sự hỗ trợ để tránh trường hợp nhân viên bị người dân hành hung.

Cũng theo ông Thảo, Chi cục Thú y TP.HCM đang nghiên cứu đề nghị thu phí quản lý chó với số tiền 5.000 đồng/con/năm. Số tiền này được dùng để hỗ trợ lực lượng quản lý chó nuôi tại địa phương. “Trong quá trình thực hiện Thông tư 48, địa phương nên liên hệ với trạm thú y quận, huyện để được hướng dẫn và hỗ trợ thêm” - ông Thảo lưu ý.

Theo báo Pháp Luật TP.HCM

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty