TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, October 13, 2009

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ bị rút ruột 100 tấn đồng-Hạ truy tố nhiều bị can rút ruột tượng đài Điện Biên Phủ

Với việc sử dụng đồng phế liệu, bớt xén vật tư, công trình lịch sử tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ đã bị rút ruột gần 100 tấn đồng, gây thất thoát gần 2,7 tỷ đồng.

Ngày 12/10, sau gần 30 tháng kể từ khi vụ tiêu cực bị phanh phui, VKSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố 8 bị can về các tội tham ô tài sản, đưa và nhận hối lộ, cố ý làm trái, lợi dụng chức vụ quyền hạn.

Trong số này có ông Lương Phượng Các (nguyên phó giám đốc Sở Văn hóa thông tin tỉnh Điện Biên kiêm giám đốc Ban quản lý dự án Điện Biên Phủ) cùng hai thuộc cấp Lê Văn Viễn (nguyên phó giám đốc Ban quản lý), Trần Quốc Hưng (kế toán Ban quản lý) và bà Võ Thị Hồng (cựu giám đốc Công ty Mỹ thuật Trung ương) cùng hai phó giáo sư, tiến sĩ là ông Lê Huyên (cựu hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật Công nghiệp) và Nguyễn Đức Sứng (nguyên chủ nhiệm khoa tạo dáng công nghiệp, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp).

Năm 2004 khi hoàn thành, công trình được coi là tượng đài bằng đồng lớn nhất nước, nặng 220 tấn. Ảnh: Tuấn Kiệt

Cơ quan chức năng xác định, công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ giai đoạn I được đặt tại trung tâm thành phố nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2004). Công trình được giao Công ty Mỹ thuật Trung ương đảm nhận, trong khi đơn vị này không có năng lực thực hiện. Công ty sau đó đã "bán" lại việc thi công đúc tượng đài cho Công ty TNHH Đoàn Kết, tỉnh Nam Định.

Do buông lỏng quản lý, thiếu sự giám sát của cán bộ có thẩm quyền, công trình đã bị bớt xén vật tư, thi công không đảm bảo chất lượng về kỹ thuật, mỹ thuật. Đặc biệt, quá trình điều tra phát hiện, công trình còn sử dụng đồng phế liệu để đúc tượng. Giám định của Viện khoa học hình sự Bộ Công an cho thấy, lượng đồng bị thiếu hụt so với dự toán gần 100 tấn, trị giá gần 2,7 tỷ đồng. Do vậy, tượng đài vừa khánh thành chưa được bao lâu đã xảy ra hiện tượng nứt, lún, gỉ sét...

Sau khi công trình hoàn thành, để hợp thức hóa chứng từ, nhóm cán bộ Ban quản lý dự án đã tìm đến hai cán bộ Đại học Mỹ thuật Công nghiệp là ông Huyên và Sứng. Theo VKSND Tối cao, không tham gia thực hiện việc giám sát, nhưng hai vị phó giáo sư, tiến sĩ này vẫn ký khống hợp đồng tư vấn giám sát và hồ sơ nghiệm thu chi tiết phần mỹ thuật, với tổng giá trị gần 250 triệu đồng. Trong phi vụ này, ông Huyên được chia 65 triệu đồng, ông Sứng gần 90 triệu, ông Các 18 triệu...

Theo kết quả giám định tài chính, hậu quả thiệt hại về vật chất của công trình tổng cộng hơn 5,5 tỷ đồng.

Quá trình điều tra còn phát hiện, ông Các đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để yêu cầu giám đốc Công ty Mỹ thuật Trung ương đưa tiền "chi cho Ban quản lý dự án và quan hệ, cảm ơn cán bộ lãnh đạo các ban, ngành trong tỉnh". Muốn vừa lòng ông Các, bà Hồng đã dùng tiền cá nhân và đi vay để đưa 500 triệu đồng theo yêu cầu.

Tại cơ quan điều tra, ông Các khai đã chiếm hưởng 50 triệu đồng, đưa cấp dưới Viễn 40 triệu đồng. Gần 370 triệu đồng được Giám đốc Ban quản lý dự án chi "lót tay" cho cán bộ lãnh đạo nhiều đơn vị trong tỉnh. Tuy nhiên, những vị quan chức bị nêu tên đã phủ nhận có cầm tiền từ ông Các, do vậy không có cơ sở để quy kết.

VKSND Tối cao xác định, ông Các và bà Hồng phải chịu trách nhiệm về 500 triệu đồng trên. Trong đó, bà Hồng bị truy tố tội đưa hối lộ, còn người nhận là ông Các.

Liên quan vụ việc, ông Phạm Hoàng Be (Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách văn hóa - xã hội) cũng vướng vòng lao lý. Ông bị cho rằng đã thiếu trách nhiệm, không kịp thời lãnh đạo việc tổ chức kiểm tra để phát hiện, xử lý các vi phạm trong quá trình thi công và nghiệm thu công trình dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về tài sản... Tuy nhiên, xét ông ông Be phạm tội với lỗi vô ý, nguyên nhân sai phạm có một phần "động cơ thành tích", lại là cán bộ lãnh đạo có nhân thân tốt, nhiều cống hiến trong công tác nên VKSND Tối cao đã đình chỉ điều tra, miễn trách nhiệm hình sự.

VKSND Tối cao cho biết đã ủy quyền cho VKSND tỉnh Điện Biên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử trong phiên tòa mở tại địa phương này.

8 bị can của vụ án gồm: Lương Phượng Các bị truy tố tội cố ý làm trái, tham ô tài sản, nhận hối lộ; Võ Thị Hồng tội lợi dụng chức vụ quyền hạn, đưa hối lộ; Lê Văn Viễn Trần Quốc Hưng tội cố ý làm trái, tham ô tài sản; Lê Huyên, Nguyễn Đức Sứng tội tham ô tài sản, Nguyễn Văn Chính (cán bộ kỹ thuật Ban quản lý dự án) tội cố ý làm trái, Nguyễn Trọng Hạnh (phó giám đốc Công ty TNHH Đoàn Kết) tội lợi dụng chức vụ quyền hạn.

Hoàng Khuê

(Dân trí) - Có đến 8/10 bị can bị VKSND tối cao quyết định truy tố trên cơ sở đề nghị của CQĐT. Cựu Phó Chủ tịch tỉnh Lai Châu Nguyễn Hoàng Be và cán bộ giám sát Ban quản lý chuyên ngành Nguyễn Trung Kiên thoát án.
>> Miễn tội cho cựu Phó chủ tịch tỉnh Lai Châu
>> Đề nghị truy tố 10 bị can vụ “rút ruột” tượng đài Điện Biên Phủ
>> Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ bị “rút ruột” hơn 30%
Kết luận điều tra vụ án của CQĐT (Bộ Công an) đúng 1 năm trước đây đề nghị truy tố phó chủ tịch Nguyễn Hoàng Be về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo đó, ông Be đã không kịp thời lãnh đạo việc tổ chức kiểm tra để phát hiện, xử lý các vi phạm trong quá trình thi công và nghiệm thu công trình dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về tài sản...
Tuy nhiên, qua giai đoạn truy tố, VKSND tối cao nhận định ông Be phạm tội với lỗi vô ý, nguyên nhân sai phạm có một phần vì "động cơ thành tích". Xét mức độ vi phạm cùng với nhiều thành tích, cống hiến trong thời gian công tác, Viện đã quyết định đình chỉ điều tra, miễn trách nhiệm hình sự đối với bị can.
Công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên đã phải đại tu ngay sau khi hoàn thành không lâu.
Bị can Nguyễn Trung Kiên cũng được miễn trách nhiệm hình sự với việc xét mức độ phạm tội tương tự.
Còn lại 8 bị can, VKSND tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố về các tội tham ô tài sản, đưa - nhận hối lộ, cố ý làm trái và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Trong đó: Nguyên Phó Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Điện Biên, Giám đốc BQLDA Điện Biên Phủ Lương Phượng Các cùng 2 cán bộ dưới quyền Lê Văn Viễn (nguyên Phó Giám đốc BQLDA), Trần Quốc Hưng (nguyên kế toán BQLDA) cùng bị truy tố tội cố ý làm trái, tham ô tài sản, nhận hối lộ. Cán bộ kỹ thuật BQLDA Nguyễn Văn Chính tội cố ý làm trái.
Nguyên Giám đốc Công ty Mỹ thuật Trung ương Võ Thị Hồng tội lợi dụng chức vụ quyền hạn, đưa hối lộ. PGS - TS. Lê Huyên (nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội), PGS - TS. Nguyễn Đức Sứng (nguyên Chủ nhiệm khoa Tạo dáng, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội) tội tham ô tài sản.
Phó Giám đốc Công ty TNHH Đoàn Kết (đơn vị đúc tượng) Nguyễn Trọng Hạnh tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cáo trạng của VKSND tối cao xác định, công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ giai đoạn I được giao cho Công ty Mỹ thuật Trung ương đảm nhận. Vì không đủ năng lực thực hiện, đơn vị đã “bán cái” phần việc thi công đúc tượng đài (gói thầu số 3) cho Công ty TNHH Đoàn Kết, tỉnh Nam Định.
Theo bản hợp đồng trị giá 40 tỷ đồng đã ký giữa Giám đốc BQLDA Lương Phượng Các và Giám đốc Công ty Mỹ thuật Trung ương Võ Thị Hồng, tượng đài được đúc bằng đồng, dày 3cm, cao 12,6m.
Nguyên liệu đúc tượng đài là đồng nguyên chất, có tổng khối lượng đồng là 218.700 kg. Công ty Đoàn Kết của Nguyễn Trọng Hạnh nhận lại việc đúc tượng với giá chưa bằng một nửa: 18,5 tỷ đồng.
Cả phần tượng và bệ tượng đài trong quá trình thi công đã bị bớt xén vật tư, không đảm bảo chất lượng về kỹ thuật, mỹ thuật. Công trình không lâu sau khi khánh thành đã xuống cấp nghiêm trọng, lún nứt, gỉ sét.
CQĐT kết luận, tượng đài đã bị “rút ruột”, thay vì đồng nguyên chất như phê duyệt dự án, 30% đồng phế liệu, kém phẩm chất đã được dùng để đúc tượng. Giám định của Viện khoa học hình sự Bộ Công an cho thấy, lượng đồng bị thiếu hụt so với dự toán gần 100 tấn, trị giá gần 2,7 tỷ đồng.
Để hợp thức hoá chứng từ sau thi công, ông Các nhờ 2 vị Phó Giáo sư trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp Lê Huyên và Nguyễn Đức Sứng ký khống hợp đồng tư vấn giám sát và nghiệm thu chi tiết phần mỹ thuật công trình, với tổng giá trị gần 250 triệu đồng. Số tiền sau đó được xác định chia cho ông Huyên 65 triệu đồng, ông Sứng gần 90 triệu đồng, ông Các 18 triệu đồng…
Ngồi ở ghế Giám đốc BQLDA, ông Các cũng “vòi” tiền để quan hệ, cảm ơn các cơ quan, đơn vị tỉnh Điện Biên. Giám đốc Công ty Mỹ thuật Trung ương, bà Võ Thị Hồng đã dùng tiền cá nhân đi vay để “đưa hối lộ” cho ông Các 500 triệu đồng.
Cáo trạng vụ án sẽ nhanh chóng được chuyển sang toà để xét xử các bị cáo. Phiên toà sẽ diễn ra tại Điện Biên.
P. Thảo

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty