TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, October 18, 2009

Ai can thiệp nội bộ ai?

2009-10-17

Trong bài tường thuật trước, Khánh An đã gửi đến quý vị những ý kiến của một số người Mỹ gốc Việt xung quanh sự kiện Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã gửi Thông cáo báo chí bày tỏ sự quan ngại về vấn đề dân chủ nhân quyền của Việt Nam qua việc xét xử những nhà bất đồng chính kiến, đồng thời yêu cầu Việt Nam trả tự do cho những người này. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng những đòi hỏi trên là “can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam”.

Photo courtesy tin-360.net

Người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga. Photo courtesy tin-360.net

Dư luận trong và ngoài nước nghĩ gì về điều này? Mời quý vị theo dõi bài tường trình tiếp theo.

Trả lời về phản ứng của Việt Nam trước thông cáo báo chí ngày 14/10/2009 của Đại sứ quán Hoa Kỳ, bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng việc xét xử, truy tố các nhà đấu tranh dân chủ là đúng luật pháp Việt Nam. Những thông tin trong Thông cáo là hoàn toàn sai lệch và những đòi hỏi của phía Hoa Kỳ là can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Có một điệp khúc quen thuộc xuất hiện rất nhiều trong các phát biểu của Bộ Ngoại giao Việt Nam đối với việc các nước nêu các vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam. Đó là cụm từ “can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam”.

Nghĩa vụ, trách nhiệm

Theo Giáo sư Nguyễn Thanh Trang, cư dân Hoa Kỳ, Trưởng ban Phối hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, thì không thể gọi Thông cáo báo chí cũng như những đòi hỏi của Đại sứ quán Hoa Kỳ là việc làm can thiệp vào nội bộ của Việt Nam, mà ngược lại, đây là một nghĩa vụ phải làm đối với các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc theo quy định của Bản phụ đính Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền năm 1998. Cũng theo Giáo sư Trang, lý do Liên Hiệp Quốc ra phụ đính này là vì trước đây một số quốc gia độc tài luôn bao biện cho những vi phạm nhân quyền của mình bằng cái cớ can thiệp vào nội tình của họ. Giáo sư Trang nói:

Ngoài ra, các quốc gia thành viên có trách nhiệm và nhiệm vụ khuyến khích và theo dõi những nước khác. Nếu nước nào vi phạm nhân quyền, họ có quyền chỉ trích, có quyền lên án.

GS Nguyễn Thanh Trang, Hoa Kỳ

“Bộ Ngoại giao Cộng Sản lên tiếng bảo rằng khi Sứ quán Hoa Kỳ đưa ra một Thông cáo báo chí như vậy thì hành động đó là hành động xâm phạm vào vấn đề đối nội của Việt Nam nhưng điều đó không đúng. Bởi vì Công ước quốc tế về nhân quyền cũng như năm 1998, Liên Hiệp Quốc ra bản phụ đính Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền. Trong bản phụ đính này có 20 điều, trong đó nói rất rõ là mỗi quốc giá đều có trách nhiệm khi mà ký vào Công ước quốc tế rồi là phải tôn trọng nhân quyền. Không những tôn trọng mà còn phải dạy cho sinh viên, đặc biệt dạy cho công an, cảnh sát hiểu về nhân quyền của người dân để cho họ biết và họ tôn trọng nhân quyền. Ngoài ra, các quốc gia thành viên có trách nhiệm và nhiệm vụ khuyến khích và theo dõi những nước khác. Nếu nước nào vi phạm nhân quyền, họ có quyền chỉ trích, có quyền lên án.”

Mâu thuẫn khó hiểu

Trong khi đó, anh Hoàng Thanh Tâm, một cư dân Úc châu, người đã có rất nhiều đóng góp trong việc đưa vấn đề dân chủ nhân quyền cho Việt Nam lên chính phủ Úc, lại đặt ra một câu hỏi lớn về những phản ứng mâu thuẫn của chính phủ Việt Nam đối với một số vấn đề ngoại giao hiện nay.

Trong khi đó, quốc gia kế cận là Trung Quốc đưa tàu chiến vào xâm phạm lãnh hải, bắn giết ngư dân thì Bộ ngoại giao Hà Nội lên tiếng yếu ớt, không dám bày tỏ quan điểm của mình một cách mạnh mẽ.

Anh Hoàng Thanh Tâm, Úc châu

“Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa. Thành ra mọi sự việc xảy ra tại quốc gia này đều có sự liên hệ đến các quốc gia khác. Đứng trước tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, các quốc gia Tây Phương hoặc Hoa Kỳ không thể nào làm ngơ mà họ phải lên tiếng. Bởi vì nếu họ làm ngơ trước những tội trạng vi phạm về nhân quyền như vậy thì điều này có nghĩa là họ đồng lõa với tội ác đang xảy ra. Tôi nghĩ rằng sự lên tiếng vừa rồi của Hoa Kỳ cũng như các quốc gia Tây phương đều hết sức cần thiết. Thêm một điểm nữa là trong khi các quốc gia Tây phương lên tiếng bày tỏ sự quan ngại của họ thì Bộ ngoại giao Việt Nam lại giảy nảy lên, cho đó là một sự vi phạm nhân quyền. Trong khi đó, quốc gia kế cận là Trung Quốc đưa tàu chiến vào xâm phạm lãnh hải, bắn giết ngư dân thì Bộ ngoại giao Hà Nội lên tiếng yếu ớt, không dám bày tỏ quan điểm của mình một cách mạnh mẽ. Đây là một sự việc hết sức khó hiểu.

Ai can thiệp nội bộ ai?

Còn Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang ở Hà Nội, lại cho rằng ở đây cần phải đặt ngược lại vấn đề. Ai mới là người can thiệp vào nội bộ của ai? Việc ra thông cáo báo chí thể hiện quan điểm của mình là quyền và trách nhiệm của Hoa Kỳ. Phản ứng của Việt Nam cũng có thể gọi là hành động can thiệp vào nội bộ của Hoa Kỳ. Ông nói:

Mà cái bản thông cáo ấy tôi thấy họ nói toàn đúng sự thật.

TS Nguyễn Thanh Giang, Hà Nội

“Tôi thấy Việt Nam rất hay lên án Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam nhưng Việt Nam lại không nghĩ rằng Việt Nam đang can thiệp vào nội bộ của Mỹ một cách thô thiển. Mỹ người ta có quyền suy nghĩ, người ta có quyền phát biểu ý kiến của người ta và nhất là bây giờ giao hữu với nhau, làm ăn kinh tế với nhau, có đại sứ quán với nhau thì người ta quan tâm đến tình hình đất nước mà người ta giao dịch, người ta quan hệ. Và nhất là nước Mỹ người ta có một lý tưởng về đấu tranh cho dân chủ và dân quyền cho mọi người. Thấy thế thì người ta phát biểu thế. Thế thì tại sao mình lại can thiệp vào nội bộ của họ, mình lại phê phán họ, nặng lời với họ được. Mà cái bản thông cáo ấy tôi thấy họ nói toàn đúng sự thật.”

Như vậy, có thể thấy điều mà dư luận quan tâm hơn hết vẫn là những hành động tích cực từ phía chính phủ Việt Nam để cải thiện vấn đề dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo, chứ không phải những phản ứng trên mặt báo như hiện nay. Nói như Đại sứ Hoa Kỳ Raymond Burghardt, trong một lần trả lời phỏng vấn với biên tập viên Nguyễn Khanh của Đài chúng tôi, đã khẳng định Việt Nam có thể xem Hoa Kỳ là bạn. Bạn tốt sẽ không chỉ nói những điều tốt đẹp về nhau mà còn dám nói cả những điều chưa hay, chưa tốt cho nhau.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty