TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, October 21, 2009

Doanh nhân Việt đang gặp sóng gió?

2009-10-20
Gần đây báo chí trong nước có nhiều bài viết, nói về những khó khăn mà doanh giới tại Việt Nam gặp phải trong công việc làm ăn hàng ngày. Tiền Phong online chạy hàng tít đậm “Doanh nhân Việt và cuộc sống sàng lọc, nghiệt ngã”.

AFP photo
Một trạm đợi xe bus ở Hà Nội với những bảng quảng cáo to lớn giới thiệu hàng ngoại(ảnh minh họa)
Thanh Niên thì nói, “doanh nhân vẫn bị vướng mắc ngoái tầm tay, thiết bị kỹ thuật thấp, môi trường hoạt động thiếu bình đẳng, hiệu quả còn kém”. Báo Công An Nhân Dân nhắc nhở, “công nhân giỏi phải biết tuân thủ luật pháp”. Để tìm hiểu thêm về những thông tin vừa kể trên, phóng viên Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do chúng tôi liên lạc với bà Phạm Chi Lan , cố vấn kinh tế của cựu Thủ Tướng Phan Văn Khải và được bà dành cho cuộc trao đổi sau đây. Xin nhường lời cho anh Đỗ Hiếu .

Đỗ Hiếu : Thưa bà, trong một cuộc trao đổi với báo chí nhân Ngày Doanh Nhân Việt Nam mới đây, bà có phát biểu rằng không doanh nhân nước nào phải trải qua  thời kỳ khó khăn như doanh nhân Việt trong lúc này. Bà có thể nói rõ hơn về nhận định này, được nhiều tờ báo phổ biến, kèm với hình ảnh của bà, với giòng ghi chú viết là “chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan” ?

Ảnh hưởng của ba sự chuyển đổi quan trọng

Bà Phạm Chi Lan :  Khi người ta trích ra, người ta không đưa toàn văn ý của tôi. Ý của tôi cũng không phải, không hẳn là không có doanh nhân nước nào phải trải qua những khó khăn như doanh nhân Việt Nam hiện nay, và tôi chỉ nêu một cái chung là sự phát triển của doanh nhân Việt Nam ấy, thì nó khó khăn hơn rất nhiều doanh nhân ở các nước khác do Việt Nam trải qua cũng một lúc 3 sự chuyển đổi quan trọng:
Chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung cũ sang thể chế kinh tế thị trường, quá trình chuyển đổi này đã tiến hành từ khi bắt đầu Đổi Mới nhưng vẫn còn rất gian nan, rất vất vả, ít nhất là theo cam kết với WTO thì cũng phải cỡ năm 2018, tức là 10 năm nữa từ đây thì Việt Nam mới được công nhận thể chế thị trường.
Bà Phạm Chi Lan
Chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung cũ sang thể chế kinh tế thị trường, quá trình chuyển đổi này đã tiến hành từ khi bắt đầu Đổi Mới nhưng vẫn còn rất gian nan, rất vất vả, ít nhất là theo cam kết với WTO thì cũng phải cỡ năm 2018, tức là 10 năm nữa từ đây thì Việt Nam mới được công nhận thể chế thị trường. Thì như vậy có nghĩa là thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam  vẫn chưa hoàn chỉnh, vì vậy cho nên hoạt động của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.
Trong thời kỳ chuyển này này thì luật pháp và chính sách của nhà nước rất yếu và sẽ phải thay đổi dần đân, thiết kế theo cách cũ của một nền kinh tế nhà nước chỉ huy sang nền kinh tế thị trường. Và trong quá trình đó thì nó cũng là quá trình thay đổi về tư duy kinh tế, về cách thức vận hành nền kinh tế, về quan niệm của nhà nước, về quan niệm của xã hội, của doanh nhân, v.v. cho nên là hoàn toàn không dễ dàng, và vì vậy nên quá trình này là quá trình rất vất vả của các doanh nhân Việt Nam. Mà những nước họ không phải có quá trình chuyển đổi như hầu hết các nước phát triển khác thì họ không gặp phải những khó khăn này.
Đỗ Hiếu : Theo bà thì nhìn chung, so với những quốc gia đang phát triển khác,  Việt Nam phải đối mặt với những vấn đề gay go như thế nào, ảnh hưởng đến công ăn việc làm của doanh giới trong nước?
Bà Phạm Chi Lan  : Cũng như rất nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới, Việt Nam cũng gặp phải những vấn đề, ví dụ như kết cấu hạ tầng chưa đầy đủ, còn thiếu thốn, còn đắt đỏ và tất cả các dịch vụ kinh doanh chưa có sẵn; thì các nước đang phất triển thiếu thốn những cái gì thì Việt Nam cũng có cái sự thiếu thốn tương tự.
Trong thời kỳ chuyển này này thì luật pháp và chính sách của nhà nước rất yếu và sẽ phải thay đổi dần đân, thiết kế theo cách cũ của một nền kinh tế nhà nước chỉ huy sang nền kinh tế thị trường. Và trong quá trình đó phải thay đổi về tư duy kinh tế, về cách thức vận hành nền kinh tế, về quan niệm của nhà nước, về quan niệm của xã hội, và của doanh nhân
Bà Phạm Chi Lan
Hơn nữa, Việt Nam còn phát triển sau thời gian chiến tranh kéo dài tới hơn 3 thập kỷ nên hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh mà phải tái thiết đất nước cộng thêm với tư cách một nước đang phát triển lại đi từ nông nghiệp lạc hậu, nên Việt Nam so với các nước đang phát triển khách cũng vất vả hơn. Việt Nam hội nhập quốc tế sau hơn các nước khác cho nên khi bắt đầu tham gia thì ngay cả, ví dụ như đối với WTO, là Việt Nam phải chịu sức ép và phải có những cam kết với WTO lớn hơn nhiều so với các nước họ tham gia trước đây.
Ví dụ như phải nhân nhượng những cái về cắt giảm thuế ngay cho lãnh vực các hàng xuất khẩu hoặc cho các hàng nông sản xuất khẩu chẳng hạn, thì là những cái mà ngay cả các nước công nghiệp quá cao hiện nay họ vẫn còn được duy trì hỗ trợ cho nông sản, nhưng Việt Nam thì lại chỉ được giữ lại rất ít những sự hỗ trợ cho nông nghiệp, mặc dù nông nghiệp chiếm tới như vậy là 70% dân cư Việt Nam sống về lãnh vực đó, và vì vậy cho nên khi tôi nói là doanh nhân Việt Nam phát triển khó khăn hơn rất nhiều so với doanh nhân các nước khác là suy nghĩ hoàn toàn có cơ sở.

Những gói kích cầu đã phần nào cứu nguy cho các doanh nhân

Đỗ Hiếu : Vẫn qua phân tích trên mục kinh tế của các báo thì doanh nhân Việt đang gặp lắm sóng gió và chỉ có 20 % còn có thể đứng vững và tồn tại trong cơn bão hiện thời, bà có ý kiến gì về sự việc, cùng con số thống kê mà các báo nói tới ạ?
Bà Phạm Chi Lan  :  Khi mà nói con số chừng 20% đứng vững là các báo chí nói đến cái mối lo của thời gian cuối năm ngoái hoặc đầu năm nay. Lúc mà vào năm ngoái Việt Nam  vừa chịu sức ép của lạm phát rất cao trong nước và đang áp dụng những biện pháp chống lạm phát thì cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu lại ập đến với cuộc khủng hoảng tài chính, thì hai cái cộng đồng lại thành ra rất nhiều người, trong đó có bản thân tôi cũng vậy, hết sức lo lắng vào thời điểm cuối năm ngoái và đầu năm nay có độ chừng 20% doanh nghiệp có thể đứng nổi thôi, còn 60% là họ đang rất khó khăn và cỡ chừng 20% là gần như không thể hoạt động được nữa vào cuôí năm ngoái và đầu năm nay.

Đối với chính phủ có thể nói là trong thời gian vừa qua chính phủ đã có được những phản ứng chính sách khá là linh hoạt, kịp thời, và nhờ vậy đã tạo được niềm tin cũng như sự khích lệ rất lớn đối với cộng đồng doanh nhân cũng như đối với các ngành kinh tế của Việt Nam để có thể chèo chống được.
Bà Phạm Chi Lan
Tuy nhiên, từ đầu năm nay đến, dần dần, nhất là từ Quý II đến giờ thì nền kinh tế Việt Nam đã có những sự cải thiện được khá hơn, do vậy cho nên về phía các doanh nghiệp cũng vậy, nhất là nhận được những chính sách hỗ trợ kịp thời của nhà nước, cho đến nay có lẽ số doanh nghiệp đứng được có thể lớn hơn rất nhiều so với con số 20% năm ngoái.

Nếu mà quả thật tình hình như vậy thì đây cũng là điều đáng mừng cho các doanh nghiệp Việt Nam là họ đã có thể đứng được, chịu được hai cơn bão lớn như vậy, một cơn bão ở trong nước với lạm phát cao năm ngoái và kế liền đó là cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Đỗ Hiếu : Thưa bà, nhiều chuyên gia kinh tế cho là, suy thoái tòan cầu đã chạm tới điểm thấp nhất, doanh nhân Việt đã thoát qua cơn bão chưa và họ có hy vọng sẽ gặp những thuận lợi trước mắt và chánh phủ có phải là chỗ dựa cho doanh giới trong nước hay không ạ ?
Bà Phạm Chi Lan  : Đối với chính phủ có thể nói là trong thời gian vừa qua chính phủ đã có được những phản ứng chính sách khá là linh hoạt, kịp thời, và nhờ vậy đã tạo được niềm tin cũng như sự khích lệ rất lớn đối với cộng đồng doanh nhân cũng như đối với các ngành kinh tế của Việt Nam để có thể chèo chống được. Điều đầu tiên đáng ghi nhận nhất là chính phủ đã kịp thời đưa ra gói giải pháp gồm 5 giải pháp quan trọng để chống suy thoái kinh tế toàn cầu, và sau vài tháng chuẩn bị tất cả những khâu cụ thể thì tất cả các chính sách đó đã được thực hiện lần lượt vào cuối Quý I năm nay cho đến nay.

Và chính nhờ có nhóm giải pháp đó thì cũng đóng góp một phần rất quan trọng làm cho nền kinh tế Việt Nam giữ được cái mức vẫn còn có được mức tăng trưởng một chút  mặc dù là thấp hơn nhiều so với năm trước.
Trong những giái pháp chính phủ đưa ra để chống suy thoái kinh tế thì như vậy là 5 nhóm giải pháp đó nó mang tính chất hỗ trợ cho nhau rất cao. Mấy nhóm giải pháp quan trọng đều hướng vào hỗ trợ cho doanh nghiệp, ví dụ như nhóm giải pháp đầu tiên chính phủ đưa ra là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu và cho nền kinh tế. Thế thì những sự quan tâm đó của chính phủ một cách rất cụ thể thì thật sự cũng đã giúp được nhiều cho các doanh nghiệp.
Nhóm giải pháp thứ hai là áp dụng một số biện pháp kích thích kinh tế, kích thích đầu tư và tiêu dùng, thì những cái đó cũng trực tiếp hướng vào doanh nghiệp .
Đỗ Hiếu : Vậy nhà nước giúp đỡ doanh nhân bằng cách thức cụ thể ra sao, thưa bà?
Chính nhờ sự hỗ trợ này của chính phủ cũng đã giứp được thực sự cho doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đứng lại được. Tôi nghĩ đây là cách làm tốt và công bằng, tức là bình thường khi hoạt động thì các doanh nghiệp đã nộp thuế để đóng góp vào ngân sách để cho phát triển kinh tế, khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì chính phủ giảm bớt thuế đi để đỡ gánh nặng cho doanh nghiệp,
Bà Phạm Chi Lan
Bà Phạm Chi Lan  : Bằng những cách như là giảm thuế trên một số lãnh vực, hỗ trợ về lãi suất, 4% lãi suất vay của các doanh nghiệp, khi mà năm ngoái các doanh nghiệp vay thì phải chịu lãi suất rất cao, cho nên cái tín dụng ở Việt Nam là vấn đề lớn.

Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu thì thậm chí một số nước không có tình trạng như Việt Nam thành ra khi giải pháp của chính phủ để hỗ trợ lãi suất thì cũng là một cái cách làm khác so với các nước khác nhưng nó phù hợp với điều kiện của Việt Nam khi mà ở Việt Nam các doanh nghiệp đang chịu một lãi suất rất cao, và vì vậy cho nên nó cũng có tác dụng giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp tục tiếp cận được với tín dụng cần thiết để giữ được sự sản xuất kinh doanh của mình hoặc đỡ đi cái tình trạng là thải rất nhiều người lao động ra thị trường, ra khỏi công việc bởi vì không có khả năng giữ được sản xuất nữa.

Cho nên tôi nghĩ là những biện pháp đó của chính phủ cộng với những biện pháp về an sinh xã hội như hỗ trợ người nghèo, trên các lãnh vực chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn, v.v. thì tất cả những cái này đã cùng nhau giúp cho doanh nghiệp hoạt động trong một điều kiện đỡ khó khăn hơn so với bối cảnh mà chúng tôi lo là Việt Nam sẽ đối phó.

Chính nhờ sự hỗ trợ này của chính phủ cũng đã giứp được thực sự cho doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đứng lại được. Tôi nghĩ đây là cách làm tốt và công bằng, tức là bình thường khi hoạt động thì các doanh nghiệp đã nộp thuế để đóng góp vào ngân sách để cho phát triển kinh tế, khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì chính phủ giảm bớt thuế đi để đỡ gánh nặng cho doanh nghiệp, như vậy cũng là một cách nuôi dưỡng để cho người ta có thể tiếp tục hoạt động được, và sau này khi khôi phục được thì người ta sẽ lại tiếp tục đóng góp vào ngân sách của nhà nước.
Đỗ Hiếu : Xin cám ơn bà Phạm Chi Lan đã dành cho đài RFA chúng tôi cuộc trao đổi hôm nay
Bà Phạm Chi Lan  : Vâng. Xin cảm ơn.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty