TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, October 22, 2009

Kỳ 3: 'Đã lỡ nghèo rồi, giờ còn làm giàu làm gì nữa?'

Cập nhật lúc 10:38, Thứ Năm, 22/10/2009 (GMT+7)

 – Bà Trần Ngọc Sương cho rằng mình là nạn nhân trong vụ án "Lập quỹ trái phép" tại Nông trường Sông Hậu (?)

 

Bà Trần Ngọc Sương cho rằng bà chỉ là nạn nhân khi quyết tâm bảo vệ sự tồn tại của Nông trường Sông Hậu (NTSH).

 

Bà Trần Ngọc Sương cho rằng bản thân là nạn nhân trong một vụ án chỉ vì quyết tâm bảo vệ NTSH?

VietNamNet đăng tải phần cuối cuộc trò chuyện hiếm hoi giữa báo giới với Anh hùng lao động thời kỳ Đổi mới Trần Ngọc Sương, nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu, kể từ khi bà bị khởi tố, điều tra, ra tòa và nhận án phạt (sơ thẩm) 8 năm tù giam, đến nay.

 

Vì miếng đất "thịt nạc"?

 

- Bà cho rằng: Cơ chế Nhà nước nhiều khi không phù hợp, nhất là trong việc bà bị cáo buộc lập quỹ trái phép. Rồi có người gợi ý bà về hưu để "hạ cánh an toàn". Rồi có việc bà viết trong đơn kiến nghị về chi tiết "dồn dân, dồn điền" 500 – 600 hecta...

Bà có thể nói rõ hơn về những vấn đề này được không?

 

Nói chung tôi chỉ được biết trong các buổi họp với một số vị lãnh đạo Cần Thơ, họ có ý định trước mắt lấy tại NTSH 4.000 hecta, Nông trường Cờ Đỏ 1.000 hecta, nói là để làm khu công nghiệp.

 

Khi được mời tới nghe phổ biến vụ này, tôi có trả lời là nếu chỉ năm bảy trăm hecta thì tôi có thể dồn điền lại, ngoài quỹ đất dự phòng của nông trường thì có thể thương lượng với một số bà con có đất nhiều để lấy đủ diện tích, vì nông dân luôn cần đất để sản xuất, như vậy sẽ thuận lợi hơn và không bị sự chống đối của bà con.

 

Thế nhưng sau đó tôi được kêu lên nghe thông báo mới là không phải chỉ lấy 4.000 hecta mà là đến 7.000 hecta, vì lúc bấy giờ quy hoạch được điều chỉnh lên tới 20.000 hecta, vì không chỉ là khu công nghiệp mà là khu công nghiệp thương mại và dân cư.

 

Ngoài NTSH 7.000 hecta, Nông trường Cờ Đỏ hơn 6.000 hecta, có thêm mấy xã chung quanh nữa mới đủ con số 20.000 hecta. Sự thật là trong số 20.000 hecta thì chỉ có đất của NTSH là miếng "thịt nạc" vì nằm cạnh quốc lộ, còn các khoảnh đất khác ở trong vùng sâu.

 

Bà Trần Ngọc Sương (Ba Sương) khi đang là một doanh nhân thành đạt.
- Nhưng việc lập quỹ trái phép của bà đâu có liên quan gì đến chuyện mở các dự án, liên quan đến đất đai mà Nhà nước quản lý?

 

Thì lập quỹ trái phép là cơ sở để buộc tội. Trong quá trình từ thanh tra tới điều tra, có quá nhiều ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, đảng viên lão thành… về vụ này.

 

Tôi cho rằng vụ này nhằm để chứng minh chúng tôi, nhất là tôi, đã có những sai trái. Cũng coi như là chuyện "vạch lá tìm sâu", từng chút, đến từng chi tiết, mà những anh em nghiệp vụ người ta đã nói.

 

Trong khi nhiều dự án lớn ở địa phương chúng tôi thì lại giải quyết êm, vậy mà vụ lập quỹ trái phép này ở NTSH lại xem là "trọng điểm" để lãnh đạo cấp cao chú ý đến chuyện này mà quên đi nhiều dự án bê bối khác. Đó là suy nghĩ của tôi.

 

- Có vẻ như bà chưa phân biệt được mình là một bị can, bị cáo trong một vụ án độc lập. Những điều bà vừa nói là những chuyện hoàn toàn khác nhau. Và cũng có thể bà quên một điều là pháp luật có tính nghiêm minh. Bà không thể đưa những thông tin có tính suy đoán để quy chụp là người ta cố tình thổi phồng vụ NTSH. Hơn nữa, vai trò của bà chỉ là một người được Nhà nước giao nhiệm vụ làm giám đốc doanh nghiệp và quản lý nông trường thôi, chứ NTSH đâu phải là sở hữu riêng của bà tới mức bà có quyền quyết định giữ hay bỏ 7.000 hecta đất?

 

Mục đích của nông trường ngay từ đầu là xây dựng một mô hình độc đáo của địa phương, đã được Đảng và Nhà nước đánh giá rất cao. Đây là niềm hãnh diện của các đồng chí lãnh đạo từ địa phương đến Trung ương, làm đúng theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, mà nhiều nơi không làm được.

 

Điều tôi buồn nhất là nếu cho rằng tôi có tội thì chỉ là tội quá ham làm và quá tin tưởng nhân viên cán bộ. Tội của tôi là không giữ vững được cái mô hình này, nó đang có nguy cơ sụp đổ. Đó là cái tội của tôi đối với Đảng cũng như đối với ba tôi.

 

Nhưng mà sức tôi có hạn, còn quyền lực là ở những người có quyền, người ta quyết định, mình không có thể cãi được.

 

Nhưng làm theo luật thì cũng phải có tình có lý, có trước có sau chứ? Tôi vô cùng bức xúc, lẽ ra tôi đã tự sát lâu rồi, nhưng nhiều đồng chí lão thành khuyên tôi phải sống để tìm ra sự thật. Bây giờ còn sống ngày nào, tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để làm rõ ra chân lý.

 

Phán xét vụ án này, phải xét xem chúng tôi có làm vì mục đích tư lợi cá nhân hay không. Đây là mô hình nông trường đi theo định hướng XHCN, được đánh giá cao.

 

Đến 2009, bà Trần Ngọc Sương ra tòa cùng các cộng sự, trong vụ án "Lập quỹ trái phép" bị cáo buộc hơn 9 tỷ đồng, trong đó cá nhân bà bị buộc phải khắc phục hơn 4,3 tỷ đồng.

Tôi chưa bao giờ vì nông trường nổi tiếng mà ỷ lại, xem thường. Tôi không làm được việc thì Nhà nước phong Anh hùng lao động cho tôi làm gì? Chẳng lẽ từ Trung ương đến địa phương đều lầm hết sao?

 

Đã lỡ nghèo rồi, giờ còn giàu làm gì nữa?

 

- Năm nay bà 61 tuổi rồi. Nhìn lại 28 năm từ ngày bước chân vào NTSH, 8 năm kế thừa sự nghiệp của cha bà để lại là một mô hình nông nghiệp phát triển tam nông gần như là thành công nhất hiện nay. Đến khi nghỉ hưu, bà bị khởi tố ra tòa với tội danh lập quỹ trái phép, bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 4 tỷ đồng. Vậy là bà phải gánh chịu hết mọi trách nhiệm?

 

Đã là một người phụ nữ không chồng, không con, không nhà, bây giờ nếu bản án tuyên có hiệu lực, bà sẽ không còn gì nữa, kể cả danh dự. Nếu được lựa chọn lại là không bước chân vào NTSH, không đi theo con đường của cha thì bà sẽ lựa chọn con đường nào?

 

Trong công cuộc đổi mới, biến các nông trường thành công ty nông nghiệp, các anh, các chú có khuyên tôi nên cổ phần hóa nông trường. Nhưng đất chỉ có mấy ngàn hecta nên không cổ phần hóa được, mà ở đây tôi chỉ cổ phần hóa xí nghiệp, ngành nghề. Mô hình tam nông này có thể làm được và làm có hiệu quả, vì vậy nên tôi rất xót xa. Lẽ ra đừng có những sự cố này thì đã bắt đầu thực hiện được rồi.

 

Bây giờ, qua đợt này, nếu như cho làm lại, tôi sẽ vẫn mong muốn được làm ở NTSH, nhưng hoàn cảnh mới đòi hỏi phải thật kiên trì, bền bỉ và không nản chí. Nếu có một ban giám đốc và địa phương thật sự tôn trọng tôi, tôi vẫn quay trở lại để gây dựng NTSH đang đứng trước nguy cơ sụp đổ.

 

Từ sau khi tôi nghỉ đến nay, tình hình đang diễn biến hết sức rối ren và phức tạp. Hồi đó nói rằng tôi làm mất lòng dân, tôi dốt nát, tôi lạc hậu… đủ thứ, nhưng thực tế thì từ lúc tôi nghỉ tới giờ tình hình càng tệ hại hơn, rối ren hơn. Vì vậy lập luận do tại tôi mà nông trường có những rối ren đó, cũng cần phải xem lại. Không cần phải là nông trường quốc doanh, tôi vẫn có thể xúc tiến làm tam nông bằng nhiều biện pháp khác.

 

Đối với tôi, NTSH và cán bộ công nhân viên của nông trường là máu thịt của cả đời tôi. Đó là chưa kể tôi phải kế tục sự nghiệp của ba tôi. Vậy mà giữ không được, tôi xót xa lắm. Nhưng mà thôi, tôi cũng chẳng giận hờn gì với một số cán bộ, bà con không hiểu tôi. Còn rất nhiều cán bộ, nhiều người dân và dư luận bên ngoài hiểu tôi là đủ rồi, mình đâu có thể đòi hỏi được 100% người ủng hộ.

 

Trong quá trình làm việc vừa qua chắc chắn tôi cũng có những sơ sót, nhưng đó là do khách quan chứ không phải chủ tâm hay động cơ cá nhân, chỉ vì mình muốn làm cho được việc và có những cái mình không nắm hết vấn đề.

 

Sau khi nghe tin tôi nghỉ hưu, đã có chuyên gia nhiều nước sang tìm tôi đề nghị làm cố vấn cho họ nhưng tôi từ chối. Tôi không muốn bỏ đất nước ra đi, với lại sức khỏe và tuổi tác cũng không cho phép. Hơn nữa, những hiểu biết, kinh nghiệm tích lũy cả đời, mình không cống hiến cho đất nước thì thôi, tại sao lại mang đi bán.

 

Đã lỡ nghèo rồi, giờ còn làm giàu làm gì nữa?

 

Hiện nay, người phụ nữ từng là "Gương mặt ấn tượng Châu Á - Thái Bình Dương" năm 2002 đã bước qua tuổi 60, bị bệnh tật liên miên sau 28 năm lao động "ngày không giờ, tuần không thứ" lại đang tất bật chuẩn bị ra tòa trong phiên phúc thẩm trong vụ án "Lập quỹ trái phép" tại Nông trường Sông Hậu, mà bà từng cùng hàng ngàn người gây dựng suốt hàng chục năm qua.

- Là một doanh nhân từng ở đỉnh cao, mà ngày hôm nay bà ngồi đây, với một bản án sơ thẩm treo lơ lửng. Nếu VietNamNet có thể giúp bà chuyển một bức thông điệp đối với giới doanh nhân Việt Nam, thì đó sẽ là gì?

 

Tôi đã từng tiếp xúc với rất nhiều báo, đài, cũng đã từng được ca ngợi, vinh danh hết mực. Tôi chỉ muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm.

Đó là, doanh nhân nên đóng góp xã hội 50%, còn 50% dành cho gia đình. Khi hưng thời thì kẻ ca người tụng, kẻ đón người đưa, khi có chuyện không hay xảy ra, không ít người quay lưng ngoảnh mặt. Cũng có những người thành tâm chia sẻ với mình, nhưng số này không nhiều. Cũng không ít người biết rõ những sự thật bên trong nhưng lại theo chủ nghĩa makeno, gió chiều nào theo chiều đó.

 

Giấy tờ hành chính thì phải kiểm tra chặt chẽ, đừng quá tin vào nhân viên. Phải nhìn người mà sử dụng và thận trọng. Nhất là phải theo dõi các thông tin của pháp luật để biết cái nào mình được làm, cái nào mình không nên làm.

 

Tôi đi tối ngày, giao hết mọi việc cho cán bộ dưới quyền mà họ lại không kỹ lưỡng, thận trọng. Phải cập nhật thông tin, giao cho một người thân tín giúp mình.

 

Đó là những bài học kinh nghiệm mà tôi muốn chia sẻ.

 

- Cảm ơn bà đã dành cho VietNamNet cuộc trò chuyện này.

  • Trường Minh
,

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty