TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, October 22, 2009

Blog Entry 23/9/2009 - Trung Quốc đã mua đứt CSVN?



Sep 24, '09 10:07 PM
for everyone
CSVN tìm cách bịt miệng thành phần chỉ trích Trung Quốc

Các blogger và những nhà báo mạng hãy cẩn thận! Có anh lớn đang dòm ngó kìa.

Ðối với những người mạnh mẽ chỉ trích nhà nước Trung Quốc, thì chỉ có một nơi được coi là nguy hiểm hơn để lên tiếng, so với ngay cả tại nước mẹ Trung Quốc, và đó là Việt Nam.

Mặc dù vẫn còn nhiều người Việt Nam rất nghi ngờ Trung Quốc, là nước đã đô hộ Việt Nam suốt 1000 năm và phát động một cuộc chiến biên giới tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu tấn công Việt Nam vào năm 1979, thì nhà nước CSVN ngày càng trở nên run sợ về những chỉ trích đối với nước láng giềng phương bắc. Cái lý do để lý giải cho chiến dịch đàn áp này không phải là vì tình đoàn kết của những người cộng sản hoặc là một nỗ lực mới để dẹp bỏ đầu óc bài ngoại nhưng mà là do những món tiền mặt thơm phức.

Cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu đã khiến cho nhà nước Việt Nam phải lệ thuộc hơn bao giờ hết vào các nguồn đầu tư từ Trung Quốc, là đối tác thương mại lớn nhất của họ. Với sự nhạy cảm quá đáng của những người Trung Quốc đối với bất cứ sự chỉ trích nào, thì nhà nước Việt Nam, vốn đã bị xếp hạng dưới cùng trên hầu hết mọi thống kê về tự do báo chí, lại còn tăng cường việc đàn áp đối với những ai hay thắc mắc về bản chất của mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam.

Trong chiến dịch càn quét mới đây nhất của công an mạng, thì hai blogger và một nhà báo mạng đã bị bắt giữ và giam cầm trong nhiều ngày trời vì họ bị nghi ngờ là đã "lợi dụng quyền tự do dân chủ" để chống phá nhà nước. Blogger Bùi Thanh Hiếu, xử dụng bút danh "Người Buôn Gió", ký giả Phạm Đoan Trang, làm việc cho báo điện tử VietnamNet và cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người đã viết blog với cái tên Mẹ Nấm, tất cả đều đã viết những lời chỉ trích về mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trên mạng Internet.

Họ đã bị giam cầm sau khi công an đánh hơi được một kế hoạnh có tầm vóc nhỏ để in những áo thun mang khẩu hiệu kêu gọi chấm dứt việc đầu tư gây nhiều tranh cãi của Trung Quốc vào một dự án to lớn, mới mẻ, nhằm khai thác bauxite trên Cao nguyên Trung phần và bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên những quần đảo đang tranh chấp ngoài Biển Đông.

Mặc dù cả ba người này cuối cùng rồi cũng được trả tự do vào đầu tháng này, nhưng máy tính và những vật dụng cá nhân của họ thì bị tịch thu và cô Quỳnh, người đã bị giam giữ suốt 10 ngày, nói rằng cô ta đã chỉ được thả ra sau khi đã cam kết ngưng không viết blog nữa.

Trên đây chỉ là những điều mới nhất trong chiến dịch đàn áp liên tục đối với những người hay mắng nhiếc mối quan hệ ngày càng gần gũi của nhà nước CSVN đối với Trung Quốc. Một số ký giả và nhà văn khác đã bị bắt giữ hoặc mất việc sau khi lên tiếng công khai chỉ trích Trung Quốc vào đầu năm nay.

Cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu đã buộc nhiều công ty quốc tế phải xem xét lại việc đầu tư của họ trong những thị trường mới xuất hiện và mang nhiều rủi ro hơn chẳng hạn như thị trường Việt Nam – là nơi mà nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giảm xuống 82 phần trăm đến mức chỉ còn 10,4 tỷ Mỹ kim trong 8 tháng đầu năm nay, theo những con số do nhà nước đưa ra. Nhà nước Việt Nam vốn đang bị thiếu hụt tiền mặt cũng cảm thấy rất khó khăn để phát hành công phiếu mới, khi lợi suất thị trường cao hơn mức mà họ có khả năng để trả.

Vì thế, nhà nước Việt Nam càng ngày càng phải nhờ cậy vào Trung Quốc. Việt Nam đang gánh chịu một mức thâm thủng thương mại lớn đối với kẻ xâm lăng mình trước đây và đang thúc đẩy Trung Quốc gia tăng đầu tư để tái cân bằng mối quan hệ này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi Trung Quốc trong tháng Tư với một sứ mạng thương mãi trọng đại, ông ta đã gặp Thủ tướng Ôn Gia Bảo và hứa sẽ tạo mọi điều kiện dễ dàng cho các công ty Trung Quốc đến làm ăn tại Việt Nam.

Thái độ ôm ấp Trung Quốc này không làm hài lòng những người yêu nước trên mạng Internet. Nhưng mặc dù sự ngờ vực đối với Trung Quốc có một lịch sử lâu dài tại Việt Nam, thì những blogger và nhiều nhà bình luận khác ở Việt Nam vẫn quả quyết rằng cái cảm giác khó chịu đang lên về việc Trung Quốc mò mẫm xen lấn vào đất nước họ thì nhiều hơn chứ không phải chỉ là tinh thần bài ngoại.

Nhiều người lo sợ rằng Việt Nam sẽ thu được ít và mất rất nhiều từ việc mở cửa cho Trung Quốc vào đầu tư. Họ cũng lo lắng rằng việc nhà nước phải nhờ cậy vào tiền bạc Trung Quốc sẽ dẫn đến một thái độ mềm mỏng về các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở ngoài biển Đông, là nơi được cho là bao quanh bởi những nguồn dự trữ khí đốt và dầu mỏ to lớn.

Những điều lo âu cũng đồng nhất chung quanh sự dính líu của Chinalco, là một tập đoàn chuyên về khai thác mỏ do nhà nước Trung Quốc làm chủ, vào một dự án khai thác bauxite lớn ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Thành phần chỉ trích việc khai thác này gồm từ các nhà tu hành cho tới những khoa học gia và thậm chí cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng lên tiếng chống lại cái dự án ấy vì những lo ngại về an ninh quốc gia và thành tích bảo vệ môi sinh rất tồi tệ của các công ty khai thác quặng mỏ Trung Quốc.

Sau khi tướng Giáp, người soạn thảo và chỉ đạo kế hoạnh đưa đến sự thất bại của Pháp và Hoa Kỳ trong hai cuộc chiến tranh liên tiếp, đã lên tiếng bày tỏ những mối lo ngại của ông một cách công khai hồi đầu năm nay, thì nhà nước Việt Nam dường như cho phép có một cuộc tranh luận về một chính sách quan trọng như vậy ở một mức độ chưa từng thấy trước đây, thậm chí cho cả các khoa học gia lòng đầy hoài nghi được tổ chức một cuộc hội thảo để bàn cãi về dự án khai thác quặng mỏ này.

Tuy nhiên, "mùa xuân Hà Nội" năm nay thì thật buồn bã, nếu không muốn đoán trước là không kéo dài được lâu. Cái nhà nước này có thể đã không ở trong một tư thế để bịt miệng tướng Giáp đã 98 tuổi, nhưng họ thật rõ ràng là không sẵn sàng chấp nhận có sự chỉ trích từ những blogger và những nhà báo khiêm tốn nhắm vào đối tác làm ăn then chốt của họ.

Việc trù dập những tiếng nói chống Trung Quốc là một phần của chiến dịch rộng lớn hơn nhằm càn quét các thành phần bất đồng chính kiến trước kỳ đại hội đảng vô cùng quan trọng vào năm 2011, khi ba vị trí lãnh đạo chính trị chóp bu của Việt Nam có thể sẽ được sắp xếp lại.

Nhà nước CSVN đã đưa ra nhiều hạn chế mới trong tháng 12, biến việc nói về các đề tài chính trị hoặc dùng bút danh để viết của các blogger thành điều bất hợp pháp. Công an cũng bắt giữ nhiều người bị coi là các nguồn đe dọa đến an ninh quốc gia như ông Nguyễn Xuân Nghĩa, một nhà văn đồng thời cũng là một người vận động dân chủ, và ông Lê Công Định, một luật sư nhân quyền khá nổi tiếng.

Trong khi nhà nước Việt Nam đang nắm giữ sự kiểm soát chặt chẽ trên 700 tờ báo và tạp chí được bày bán trên những sạp báo ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thì họ lại thấy khó khăn hơn nhiều để kiểm soát mạng Internet.

Với khoảng 21 triệu người xử dụng Internet và nhắm chừng từ 1 đến 4 triệu blog để giám sát, thì Việt Nam không có đủ nguồn lực hoặc kỹ thuật để bắt chước phương pháp mà Trung Quốc đang dùng để kiểm duyệt mạng Internet, như đặt ra những bức tường lửa bao quát để ngăn chặn những trang web không hợp với chính sách đường lối của họ.

Thay vào đó, thì công an mạng Việt Nam lại thích áp dụng phương pháp được áp dụng bởi Mã Lai Á, Tân Gia Ba và Thái Lan, là rung cây nhát khỉ những blogger được nhiều người biết đến, với hy vọng rằng nó sẽ gây ra một ấn tượng sợ hãi, làm cho những người khác lo sợ khi thảo luận các vấn đề nhạy cảm, ngay cả khi họ chỉ đề cập đến một cách mập mờ.

Nhiều tổ chức tự do báo chí quốc tế như Uỷ ban Bảo vệ Ký giả và Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã lên án những vụ bắt giữ mới đây và cảnh báo rằng việc gia tăng sự kìm kẹp đối với quyền tự do ngôn luận sẽ làm hại cho công cuộc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam. Nhưng nhà nước đã bác bỏ những lời chỉ trích nghiêm trọng này, khi một phát ngôn viên thuộc bộ ngoại giao khẳng định rằng các vụ bắt bớ "phù hợp với luật pháp Việt Nam" và lý lẽ rằng "một số tổ chức và cá nhân đã cố tình phóng đại và bóp méo vấn đề này với ý đồ xấu".

Một số nhà bất đồng chính kiến cho rằng Trung Quốc đã mua đứt nhà nước Việt Nam bằng cách kín đáo ứng trước cho họ 50 tỷ Mỹ kim tiền bailout trong thời gian cao điểm của cuộc khủng hoảng tài chính, mà theo các nhà bất đồng chính kiến thì Việt Nam lúc đó đang nằm bên bờ của sự xụp đổ tài chánh.

Không có bằng chứng nào về những lý thuyết âm mưu (conspiracy theories) như thế, nhưng việc Việt Nam bị bó buộc phải quay sang Ngân hàng Phát triển Á châu vào tuần này để vay mượn 500 triệu Mỹ kim bổ sung cho ngân sách èo uột của mình, thì rõ ràng là nhà nước Việt Nam này không có một vị thế nào để hắt hủi sự gạ gẫm của Trung Quốc.
 
Khưu Bình phỏng dịch từ Vietnam Seeks to Silence its China Critic, Asia Sentinel 21/9/09

1 comment:

  1. hi all
    http://www.tor.com/community/users/menlafurre1979
    http://www.tor.com/community/users/rectfermnemi1986
    http://www.tor.com/community/users/conneocarroa1983
    http://www.tor.com/community/users/childrimrabu1982
    http://www.tor.com/community/users/linkmarete1981

    ReplyDelete

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty