TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, October 21, 2009

'Không thể bỏ mặc ngư dân bị ngược đãi'

Chủ tịch HĐND Quảng Ngãi:
Cập nhật lúc 15:06, Thứ Tư, 21/10/2009 (GMT+7)
,
 - Quảng Ngãi đã gửi văn bản chính thức tới Bộ Ngoại giao về vụ việc ngư dân bị phía Trung Quốc ngược đãi. Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Minh Toản, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cho hay, hiện tỉnh vẫn chưa nhận được ý kiến phản hồi từ Bộ.
- Quảng Ngãi chờ đợi câu trả lời như thế nào, thưa ông?
Mô tả ảnh.
Ông Phạm Minh Toản: Không thể bỏ mặc ngư dân. Ảnh: VA
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã đề nghị Bộ Ngoại giao có biện pháp can thiệp ngoại giao để các cơ quan liên quan ở nước bạn tạo điều kiện thuận lợi tối đa, tránh gây thiệt hại cho ngư dân Quảng Ngãi mỗi khi vào trú bão ở những khu vực nhạy cảm.

Đến nay thì tỉnh vẫn chưa nhận được ý kiến phản hồi của Bộ Ngoại giao.
- Cùng với việc kiến nghị Bộ Ngoại giao có biện pháp can thiệp, Quảng Ngãi đã tính tới những phương án nào nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho ngư dân trong lúc nguy cấp tìm đường trú bão?
Lâu nay, Quảng Ngãi vẫn thường xuyên tuyên truyền cảnh báo với người dân để nắm được thông tin về thời tiết mỗi khi đánh bắt trên biển.
Hiện nay, Quảng Ngãi đang tính tới phương án phải trang bị phương tiện hiện đại để ngư dân có thể liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.
Quan trọng nhất là ngư dân có thể liên lạc thường xuyên được với đất liền, với cơ quan chức năng để kịp thời nắm bắt tình hình, tìm được nơi trú bão an toàn, theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp thì các quốc gia liên quan phải tạo điều kiện cho bất kỳ người dân nước nào được an toàn khi vào trú ẩn cũng như tìm mọi cách giúp người dân quay về nước an toàn.
Chuyện những ngư dân trong tình huống cấp bách tìm mọi nơi để trú bão là hết sức bình thường. Trong tình huống như vậy, cần phải tạo điều kiện nhằm đảm bảo an toàn cho họ.
Giải pháp thứ hai là phải thành lập các tổ, các hợp tác xã đánh bắt cá để người dân đi thành từng nhóm, thuận tiện cho việc hỗ trợ lẫn nhau khi đánh bắt cá trên biển.
Miền Trung là địa bàn luôn luôn có bão. Do đó, rất cần phải đầu tư các bến cảng hiện đại hơn, đảm bảo đủ tiêu chuẩn hơn, cũng là nơi để dân có thể vào trú bão.
Như ở Lý Sơn, cầu cảng đã gãy hết cả. Tàu thuyền rất khó khăn để tìm nơi trú ẩn.
Ngoài các động thái của chính quyền, mỗi người dân cũng phải ý thức được trách nhiệm của mình. Sao cho, vừa đảm bảo được cho lao động sản xuất lẫn đảm bảo an toàn tính mạng, lại phù hợp pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
- Trước mắt, tỉnh đã có biện pháp hỗ trợ gì cho những ngư dân bị thiệt hại?
Địa phương sẽ tùy vào tình hình thiệt hại cụ thể để đền bù cho ngư dân.
Quan điểm của tỉnh là phải hỗ trợ để ngư dân có thể tiếp tục khôi phục sản xuất trở lại chứ không thể bỏ mặc dân.
Nếu thiệt hại là do bão số 9 gây ra thì đã có chính sách hỗ trợ của Chính phủ và từ ngân sách của tỉnh, cộng thêm sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.
Tính chung, cơn bão số 9 gây thiệt hại cho Quảng Ngãi khoảng 5 ngàn tỷ đồng. Tất cả sự hỗ trợ trên mới chỉ góp phần giải quyết được khó khăn ban đầu.
Về lâu dài, địa phương sẽ phải huy động thêm nhiều nguồn lực khác nhau mới giải quyết được hết những khó khăn khác.
Đầu tư phương tiện hiện đại và vùng trú bão an toàn đòi hỏi khoản đầu tư lớn, vượt quá khả năng của địa phương.
Tỉnh đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ hỗ trợ trang bị tàu thuyền và bến đỗ để giúp người dân.
  • Lê Nhung

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty