TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, October 22, 2009

Kỳ 2: Vu An' Tran Ngoc Suong -Tiết kiệm hàng triệu USD cho Nhà nước sao không tính?


Cập nhật lúc 09:00, Thứ Tư, 21/10/2009 (GMT+7)

(VietNamNet) – Bà Trần Ngọc Sương nói tiếp về những cáo buộc liên quan đến trách nhiệm của cá nhân bà trong vụ án nông trường Sông Hậu.

 

Theo bản án hình sự sơ thẩm số 25/2009/HSST của Toà án Nhân dân huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ, bà Trần Ngọc Sương cùng 4 bị cáo khác là Trương Hồng Nhung (nguyên Phó Giám đốc Nông trường Sông Hậu (NTSH)); Đặng Thế Quốc Hưng (nguyên kế toán NTSH); Nguyễn Văn Sơn (nguyên thủ quỹ NTSH); Hoàng Thị Bình (nguyên kế toán NTSH) bị cáo buộc phạm tội "Lập quỹ trái phép" với tổng số tiền 9,4 tỷ đồng từ tháng 1/2001 đến tháng 12/2007.

Số tiền này thu từ các nguồn: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất; thu từ nguồn bán bạch đàn; thu thuế đìa cá; cho thuê đất; quản lý máy; quản lý công trình điện nông thôn; bán ao cá; thu tiền chăn nuôi; tiền khấu hao máy; thanh lý tài sản; hoa hồng mua bảo hiểm; cho thuê mặt bằng; tiền vay ngoài…

 

Trong số 9,4 tỷ đó, số tiền được chấp nhận chi hợp lý là hơn 3,8 tỷ đồng; số tiền bị cáo buộc chi gây thiệt hại là hơn 5,6 tỷ đồng. Cá nhân bà Trần Ngọc Sương bị cáo buộc trực tiếp duyệt chi hơn 4,414 tỷ đồng.

Ngoài ra, toà án cũng yêu cầu tách số tiền cáo buộc bà Sương ""khoản 850 triệu Sương trực tiếp thu được từ việc chuyển nhượng đất của nông trường để sử dụng mục đích cá nhân và số tiền hơn 301 triệu đồng chỉ đạo lấy từ quỹ trái phép để trả nợ tiền mua đất ở Sóc Trăng cho cá nhân và chiếm dụng" để điều tra làm rõ dấu hiệu tham ô tài sản.

 

Toà án huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) buộc tội bà Trần Ngọc Sương "là người có quyền lực tối cao trong việc quyết định lập quỹ, là người chủ mưu, điều hành, sử dụng quỹ và cũng là người sử dụng quỹ nhiều nhất (2.985.317.048 đồng)". Nhận định "tại toà, bị cáo Sương cho rằng nếu bị cáo làm sai thì bị cáo chịu, ngoài ra nếu phải buộc các bị cáo khác bồi thường thì bì cáo bồi thường thay" nên Toà án nhân dân huyện này buộc bà Sương bồi thường toàn bộ số tiền này (4.349.533.289 đồng) để trả lại cho nông trường./.

 

Bà Trần Ngọc Sương nói tiếp về những cáo buộc và quan điểm luận tội nêu trên:

 

Tiết kiệm gần 7 triệu đô la sao không tính?

 

- Bà là giám đốc (GĐ) 1 nông truờng, chịu trách nhiệm tối cao ở nông trường và  tại tòa sơ thẩm, tất cả những người liên quan và những bị cáo khác đều khai rằng bà Sương chỉ đạo?

 

Những phần chi bên Ban chấp hành công đoàn tôi không can thiệp vì người ta độc lập. Mấy đồng chí suy nghĩ coi, chừng nào GĐ doanh nghiệp yêu cầu, mà công đoàn không chịu chắc tôi mắc cỡ chết quá.

 

Có những khi dùng quỹ công đoàn giúp cho doanh nghiệp, hoặc bán đất công đoàn bù vào cho doanh nghiệp, công đoàn đứng ra vay mượn giùm doanh nghiệp, dù là vay nóng, sau đó lấy nguồn khác bù vào… Giờ nói tôi "ăn" số tiền 9 tỷ mấy. Sự thật là anh em lấy nguồn này bù nguồn kia, không nhập vào mà có được nguồn nào thì trả ra ngay, coi như vay nóng. Việc bán đất bị kết luận làm sai cũng chỉ có thế thôi.

 

Cô Bình (nguyên kế toán NTSH, một bị can trong vụ án "Lập quỹ trái phép" - NV) nói với tôi "mình ăn 1 củ, trả 2 củ", chính là chuyện vay nóng này.

 

"Cho tới 2005, NTSH được phép chi gần 6 triệu đô la tiền phần trăm xúc tiến thương mại trên doanh số, nhưng tôi không sử dụng một đồng nào. Sao không tính?", bà Sương đặt vấn đề.

Anh em tôi nó dở. Nếu họ biết áp dụng các thông tư, nghị định của Bộ Tài chính cho phép chi xoay vòng xúc tiến thương mại, được phép chi 3% trong tổng doanh thu. Mà cho tới 2005, NTSH được phép chi gần 6 triệu đô la trên doanh số, nhưng tôi không sử dụng một đồng nào.

 

Chưa kể trong 3 năm tôi đi nước ngoài mà họ áp đặt tôi là theo cái thông tư của Bộ Tài chính dành cho người quản lý nhà nước, công an... Tôi là doanh nghiệp, không phải là người nhận ngân sách.

 

Có một số anh em trong cuộc người ta mới nói đúng là chị Ba quá tiết kiệm.

 

Sự việc xảy ra là do bộ phận tài vụ của tôi quá non yếu, không đọc các văn bản của Chính phủ để áp dụng cho hợp pháp vì số tiền không có lớn so với cái tôi được phép chi tới gần 7 triệu đô la. Trong bản giải trình tôi có nói rất rõ.

 

Cái gì cũng quy tội cho tôi hết là sao?

 

- Vậy số tiền hơn 300 triệu mà bà bị cáo buộc là bán đất lấy tiền trả nợ riêng mua đất ở Sóc Trăng mà hiện tại toà đang yêu cầu điều tra làm rõ tội tham ô tài sản thì sao?

 

Ba tôi mất rồi, không có để lại gì. Tôi có đứa em trai út nó nghèo và mắc nợ thì tôi mới mượn con nhỏ em tôi một số tiền. Cô thủ quỹ Bích Sơn mới cho mượn cái nhà của cô ở dưới Cần Thơ đi cầm. Hai cái chỉ được mấy chục triệu, ba tôi chết để lại mấy chục triệu mới mua miếng đất cho cậu em.

 

Khi cô thủ quỹ Bích Sơn nghỉ, cô ấy mới đòi lại cái nhà để làm ăn, thành ra các em ở bên công đoàn mới bàn nhau lấy miếng đất của công đoàn đi cầm lấy tiền trả cho cô này. Nhưng hàng tháng cô này vẫn đóng lãi thay cho tôi. Khi nông trường khó khăn, cô Nhung này, chú Hưng (nguyên Phó GĐ và kế toán NTSH, 2 bị can trong vụ án - NV) mới lên lấy miếng đất của công đoàn bán đi. Tổng cộng là 301 triệu.

 

Thật ra cái chuyện tôi mua miếng đất này nó hình thành trước khi bán miếng đất của công đoàn. Không phải tôi bán miếng đất công đoàn vì quyền chức. 

 

Tôi nghĩ đơn giản: làm mấy chục năm trời nông trường chưa cho tôi một đồng, trong khi các cán bộ khác bị bệnh là 4 -5 chục triệu, có khi cả trăm triệu tôi chỉ đạo lo cho họ.

 

Một sinh nhật cũng có tội, cái công đoàn cho cũng có tội, tiền nuôi con bé cũng kết tội, miếng đất cũng vậy còn cái nhà nữa.

 

"Nếu tôi là người tham ô, ăn hối lộ thì đâu phải đi mượn nợ tùm lum như vậy?"

- Việc chuyện cái nhà cụ thể ra sao?

 

Lúc đó ba tôi mất, cái nhà đó là hậu trạm của nông trường. Nhà ẩm thấp, cũ mèm thì ông phó GĐ, Bí thư đảng uỷ, kiêm Chủ tịch công đoàn (ông Nguyễn Xuân Quỹ, một người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án - NV) mới làm văn bản xin uỷ ban bán nhà cho tôi, nhưng em tôi đứng ra trả tiền.

 

Tới 2003, công đoàn mới thấy bác Năm (ông Trần Ngọc Hoằng, người khai phá NTSH, ba của bà Sương - NV) cho các cán bộ nhà, cấp xe còn chị Ba không được cấp cái gì hết thì mới áp dụng chế độ nhà ở, cộng thêm tiêu chuẩn Anh hùng lao động của tôi, nên bên công đoàn đem tiền trả cho em tôi, coi như tặng tôi cái nhà.

 

Sau đó tôi có làm cái hợp đồng, tôi mượn cho em tôi số tiền đúng số tiền công đoàn cho nhà. Nếu 2 năm tôi trả thì thôi, không trả thì nhà là của nó. Sau đó 3 năm thì tôi không trả được. Nhà ấy bây giờ em tôi sống.

 

Hôm đó toà (phiên tòa sơ thẩm - NV) buộc tội cô Nhung phải trả tiền mà công đoàn ký cho tôi, tôi nói trước toà: "Cô Nhung chỉ thực hiện theo BCH công đoàn. Nếu bắt tội đền cho tôi thì để tôi phải lo, mà bắt tôi lo thì tội nghiệp".

 

Nếu tôi là người tham ô, ăn hối lộ thì đâu phải đi mượn nợ tùm lum như vậy?

 

- Vậy thì thông tin về 39 miếng đất sử dụng quỹ trái phép để mua bán ở ngoài thì sao?

 

Không phải, Đó là tài sản nông trường.

 

- Vậy tại sao những miếng đất đó lại đứng tên người khác?

 

Chính vừa rồi có người nói tại tôi quá khôn. Khi làm ở nông trường, làm đất, phải xin giấy làm dự án. Có 39 miếng dất, người có vài ngàn m2, người có mẫu mấy thì mỗi lần mua phải làm một dự án, sao làm được?

 

Tại vì một doanh nghiệp khi muốn cấp sổ đỏ phải làm dự án. Một dự án chỉ vài ngàn mét vuông, làm dự án kiểu gì? Đó là cái khó của nông trường.

 

Cái thứ 2, thời điểm đó gọi là đất thuê. Có một thời gian, theo luật đất đai, nông trường muốn mua thì bắt người dân phải ký là đất thuê.

 

Có 2 cái khó đó, nên việc này có nghị quyết của Đảng ủy nông trường. Sau đó, cô Nhung chọn các em cán bộ có uy tín đứng tên giùm cho nông trường, nhưng đều ký giấy cam kết bảo lãnh là tài sản của nông trường.

 

Có nghị quyết, có chỉ đạo mà bây giờ đổ lỗi cho mình tôi là sao?

 

"Tôi làm cho nông trường được đất chứ đâu có mất đất?"

- Tiền mua những mảnh đất đấy lấy từ ngân sách hay là từ "quỹ trái phép"?

 

- Tiền của nông trường, bên doanh nghiệp, thể hiện trên các chứng từ, thu chi thể hiện hết.

 

- Vậy rõ ràng quỹ trái phép này nằm ngoài sổ sách?

 

Quỹ này thu lặt vặt như tôi đã nói đó. Nó có lâu rồi, từ năm 1981 - 1982. Cái 39 miếng đất này nằm trong sổ sách.

 

Kiểm toán nhà nước vô mấy lần có sao đâu, bởi tôi đưa vô sổ sách hết. Đáng lẽ phải khen tôi khôn ngoan chứ? Tôi làm cho nông trường được đất chứ đâu có mất đất.

 

- Cái này có phải là số tiền 850 triệu không?

 

Không. khi Đảng ủy có nghị quyết là đưa nông trường ra lộ (mặt đường - NV), nên phải mua sạch hết, chứ dân ở lôm côm thấy kỳ lắm.  

 

Có 2 cậu mua 2 miếng đất, bên này tôi mới kêu 2 cậu này tới bảo là bán lại cho công đoàn, mấy đứa làm như vậy là không được. Tại vì có kế hoạch rồi, mà bên nông trường chưa có tiền, bên công đoàn tạm mua, sau này nông trường có tiền trả lại.

 

Cô Nhung, chú Hưng (nguyên Phó GĐ và kế toán NTSH, 2 bị can trong vụ án này -NV) khó khăn đã nhiều lần đi vay tiền của ông Trương Anh Dũng. Khi người ta tới đòi tôi mới biết. Khi đó tụi nó nói nông trường khó khăn, tụi nó vay thôi.

 

Mấy người đó đề nghị tôi bán 2 miếng đất để trả. Tụi nó đưa giá 1,2 -1,3 tỷ, mắc quá không ai dám mua. Tôi mới kêu người mua giùm mảnh đất 1,2 tỷ để trả nợ.

 

Bán xong cố phiếu cá nhân, được 1.560 triệu, tôi trả 1.5 tỷ cho ông Dũng (ông Trương Anh Dũng, một người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án - NV), còn 65 triệu trả lãi suất. Nhưng không hiểu tại sao Sơn với Hưng (nguyên 2 kế toán của NTSH -NV) chỉ nhập vô quỹ chỉ 550 triệu, còn 950 triệu làm gì tôi không biết. Trong bản án cũng vậy, chỉ chấp nhận 550 triệu, vậy thì 950 triệu đi đâu?

 

Rồi bây giờ tất cả quay qua đổ là do chỉ đạo của chị Ba.

 

- Bởi vì nguyên tắc pháp luật nêu rất rõ phải bóc tách trách nhiệm của các bị cáo trong vụ án. Và ở đây, trong bản án sơ thẩm ghi: Các bị cáo khác, duyệt chi theo chỉ đạo của giám đốc không mưu lợi cá nhân nên đề nghị bị cáo Sương bồi thương toàn bộ thiệt hại này để hoàn trả lại cho nông trường số tiền 4.349 triệu?

 

-Trước tòa tôi có nói, cô Nhung làm theo lệnh của công đoàn mà bắt cô Nhung chịu là tội cho cô. Chuyện đó để gia đình tôi tự lo, chứ cô ấy không lo được.

 

Tôi chưa ký trong một bản nào thanh toán bên công đoàn. Tôi chưa hề chi quỹ trái phép.

 

"Đốt một cuốn sổ thì có giá trị gì"?

 

-Tôi muốn trở lại điểm xuất phát đầu tiên của vụ án, khi thanh tra tiến hành làm việc với bà, toàn bộ những nội dung này bà đã giải trình  với thanh tra chưa?

 

Cái này thanh tra không có làm. Thanh tra chỉ làm: nợ phụ thu, nợ phải trả, quy chế dân chủ…

 

- Bà có biết cơ quan điều tra đề nghị khởi tố bà bao nhiêu tội danh?

 

Khởi tố này là khởi tố nông trường, chưa có cá nhân nào hết. Trong quá trình điều tra, lấy hồ sơ thì CQĐT lấy được mấy cuốn sổ từ mấy đứa nhỏ chứ trong thanh tra không có nội dung này. Vì vậy, bản kết luận của thanh tra phá sản gần hết. Cái này (việc bị cáo buộc "Lập quỹ trái phép" - NV) trong quá trình điều tra bên công an mới lấy được.

 

- Và bà chỉ đạo đốt sổ?

 

Bây giờ tôi hỏi lại: nếu tôi là người điều hành quỹ này thì một tờ giấy lấy không được chứ là cuốn sổ. Tôi kêu đốt một cuốn sổ trong bao nhiêu cuốn sổ thì có giá trị gì không?.

 

Rồi lại nói tôi chỉ đạo bằng miệng, điện thoại. Lúc đó tôi nằm bệnh viện, không biết gì hết. Mọi người lại nói là tôi chỉ đạo, mà tôi có ký cái giấy tờ gì đâu.

 

"Trong vụ án này, tôi chỉ buồn là tôi chưa giữ được cơ đồ này của Đảng, Nhà nước, mà ba tôi là người gầy dựng nên suốt 30 năm qua", bà Sương nói với VietNamNet.

- Tòa án huyện Cờ Đỏ nhận định bà không chỉ là chủ mưu mà theo như quyết định tại toà án phiên sơ thẩm thì bà bị áp điểm s khoản 1,2 điều 46, điểm a khoản 1 điều 48, khoản 4 điều 166 BLHS xử phạt 8 năm tù giam và bà phải chịu trách nhiệm dân sự hơn 4,3 tỷ, đồng. Bà tiêu gì để hết số tiền 4,3 tỷ này?

 

Nói tôi chịu trách nhiệm 4 tỷ mấy mà tôi cũng không biết là cái gì nữa. Bây giờ tôi đang nhờ luật sư chụp tất cả những bút lục cho tôi coi, chứ không hiểu. Tại vì tôi không có biết.

 

Hiện tại bây giờ tôi còn giữ một bản tài liệu do ba tôi duyệt, sau khi công đoàn, tổ chức họp thống nhất. Ông già dặn tôi sau này bán số đất, bạch đàn này (số tài sản làm ra từ nguồn quỹ bị cáo buộc trái phép - NV) thì chia cho mấy đứa nhỏ cất cái nhà ở ngoài nông trường, chứ ở trong nông trường đâu có được cấp sổ đỏ. Nhưng đâu có tiền tại vì chưa có bán bạch đàn, chưa bán đất.

 

- Nhưng trong bản án sơ thẩm kết luận: "Bị cáo Sương là người có quyền lực tối cao nhất trong nông trường" và áp theo luật doanh nghiệp Nhà nước thì bà phải chịu toàn bộ trách nhiệm?

 

"Quyền lực tối cao" nhưng phải có chứng cớ chứ. Tôi duyệt cái gì, các chứng cứ tôi duyệt ở đâu. Trong vụ án này, tôi chỉ buồn là tôi chưa giữ được cơ đồ này của Đảng, Nhà nước, mà ba tôi là người gầy dựng nên suốt 30 năm qua.

 

(Còn tiếp) 

  • Trường Minh

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty