TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, October 23, 2009

Những ngược đời không chấp nhận được


2009-10-22

Khoảng 5 năm nay, ngư dân Việt Nam thường xuyên gặp nạn trên Biển Đông trong chiều hướng ngày càng đáng ngại. Vấn đề không phải là bão táp phong ba - dù rằng số cơn bão đe dọa VN hiện nhiều hơn trước - mà phát xuất từ xứ đàn anh Phương Bắc.

AFP photo

Nay người ngư dân VN khi ra khơi có hai mối lo: lo bão và lo tàu Trung Quốc

Tổng hợp tin tức, Thanh Quang trình bày vấn đề này sau đây:

Nhân tai Trung Quốc

Vụ "nhân tai" xảy đến cho ngư phủ VN gần đây nhất là hồi cuối tháng 9 vừa rồi, khi bão số 9 ập đến vùng biển Miền Trung VN với những đợt sóng cuồn cuộn dữ dội cao ngất trời trước khi hoành hành nghiêm trọng trong đất liền, thì 16 chiếc tàu đánh cá xa bờ chở hơn 200 ngư dân đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi phải liều mạng, bất kể những đợt nổ súng xối xả trước đó, đã giương cờ trắng tiến vào quân cảng Hữu Nhật mà hải quân TQ xây trên quần đảo Hoàng Sa của VN. Nơi đây, sau 3 ngày tránh bão an toàn, các ngư phủ VN gặp nạn.

Báo mạng VietnamNet thuộc trong số một ít tờ báo trong nước đưa tin này. Hôm Thứ Tư 14 tháng 10, VietnamNet có bài tựa đề "Chuyện kể của những ngư dân trở về từ cõi chết", mở đầu rằng "đã hơn 7 ngày trôi qua, trên gương mặt của những ngư dân trở về từ cõi chết nơi biển khơi xa vẫn chưa hết bàng hoàng. Bởi hơn 200 ngư dân của 17 con tàu đánh bắt không chỉ bị bão quật tơi bời mà còn bị đánh đập, trấn cướp hết tài sản".

Bài báo trích dẫn lời kể của các ngư phủ ấy cho biết hải quân Trung Quốc đã thực hiện "cuộc bố ráp, cướp bóc, đánh đập tàn nhẫn" ngư dân VN.

Vẫn theo bài báo thì "sau 2 ngày đêm bị bão đánh tơi tả. Khi bão tan lại bị cướp và bị đánh, 17 tàu đánh cá của bà con ngư dân lại càng tả tơi hơn. Trên đường trở về đất liền, các tàu đánh bắt không còn máy móc liên lạc, chỉ trông chờ vào chiếc la bàn nhỏ xíu dò dẫm tìm đường về và bị sóng biển sau bão tiếp tục đánh trôi dạt tứ tán."

Nó ngược đời: đối với nhân dân thì hết sức tàn bạo mà đối với kẻ bành trướng nó xâm phạm đất đai của tổ tiên ta thì lại nhún nhường, bạc nhược, ươn hèn đến mức như thế.

Nhà báo Bùi Tín

Gần 3 tuần sau khi xảy ra vụ này, Hà Nội vẫn im hơi bặt tiếng, ngoại trừ Hội Nghề Cá Việt Nam chính thức phản đối Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Việt Nam, cho rằng "hành động ngăn cản, không tiếp nhận và cứu hộ người bị nạn khi gặp bão trên biển của bất kỳ ai đều là hành động vô nhân đạo, không tuân thủ quy định quốc tế về cứu hộ người gặp nạn trên biển. Đặc biệt hành động ngược đãi, đánh đập ngư dân, trong đó có trẻ em, và cướp bóc, phá hoại tài sản, ngư cụ của ngư dân sau khi đã cho trú tránh bão là một hành động dã tâm".

Vụ hơn 200 ngư phủ Việt Nam lâm nạn như vừa nói xảy ra khi chưa đầy 3 tháng trước đó, chiếc tàu đánh cá Quảng Ngãi 2203 đang hoạt động tại vùng biển Việt Nam giữa Bình Định-Phú Yên bị một chiếc "tàu lạ" đâm vào và rồi bỏ chạy mất – diễn biến mà blogger Osin, tức nhà báo Huy Đức, có lần nhận xét liên quan đến giới cầm quyền Việt Nam rằng "Tàu thì lạ, sự hèn hạ thì quen". Báo điện tử Hà Nội Mới hồi tháng 7 vừa rồi trích dẫn lời chủ tàu Quảng Ngãi 2203, ông Đặng Nhâm, cho biết vào lúc trời mưa to, sóng lớn đập vào mạn tàu, thì "đột nhiên mọi người nghe tiếng va chạm 'đùng' rất mạnh ở phía sau khiến chiếc tàu nghiêng hẳn sang một bên. Một số thủy thủ rơi xuống biển, những người còn lại bị va mạnh vào thành tàu. Máu chảy rất nhiều vì hầu hết đã bị thương. Và khi ông nhìn lại thì thấy một chiếc tàu lớn đang chạy qua với tốc độ rất nhanh..."

Cũng hồi tháng 7 năm nay, Trung Quốc bắt giữ một chiếc tàu đánh cá Quảng Ngãi với 13 ngư dân khi họ đang di chuyển tránh áp thấp nhiệt đới tại khu vực đảo Hoàng Sa. Báo mạng Pháp Luật trích dẫn lời thân nhân của số ngư dân bị bắt vừa nói cho biết ông Quốc liên tiếp điện về cho gia đình họ "hối nộp tiền chuộc" tàu (khoảng 450 triệu đồng) và số ngư dân ấy, khiến, theo lời chị Bùi Thị Giàu, vợ một ngư dân lâm nạn, than rằng "....gia đình chị lâm vào cảnh bế tắc và cũng chưa có cơ quan chức năng nào đến thăm hỏi".

Trước đó, tàu cảnh sát biển võ trang của Trung Quốc cũng từng tấn công ngư dân Việt Nam ở phía Tây Vịnh Bắc Bộ khiến gây thương vong tại khu vực hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam; các ngư dân sống sót trở về cho biết họ bị bắn ở địa điểm cách đường phân định 10 hải lý về phía Tây.

Có lẽ một trong những vụ thương tâm nhất là hồi tháng Giêng năm 2005, cảnh tang tóc, đau thương đã diễn ra tại làng chài Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, sau khi 9 tàu hải quân Trung Quốc bao vây 2 chiếc tàu đánh cá Việt Nam ngay trong lãnh hải Việt Nam và nổ súng khiến 9 ngư dân chết tại chỗ, 7 người khác bị thương nặng, 8 người bị bắt giữ cùng toàn bộ tàu thuyền, ngư cụ. Điều trớ trêu là những nạn nhân còn sống sót này bị Tòa án Trung Quốc kết tội hải tặc.

Đó là chưa kể màn ảnh truyền hình của Trung Quốc còn cho chiếu cảnh sát biển Trung Quốc trang bị hùng hậu áp chế tàn nhẫn ngư phủ Việt Nam vốn không một tấc sắt trong tay, khiến họ phải lạy lục xin tha mạng.

Nhún nhường bạc nhược

Giữa lúc ngư dân Việt Nam ngày càng gặp nạn cướp biển từ Trung Quốc ngay tại vùng lãnh hải Việt Nam, thì giới lãnh đạo Việt Nam nói chung ứng phó với xứ đàn anh "môi hở răng lạnh" Phương Bắc ra sao? Từ Paris, nhà báo Bùi Tín, cựu đại tá Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, nhận xét:

Đảng, Nhà nước và nhân dân VN luôn ghi nhớ sự giúp đỡ quý báu của Trung Quốc dành cho Việt Nam.

Thượng tướng Trần Bỉnh Đức

Nhà báo Bùi Tín: Rõ ràng là càng ngày họ càng nhân nhượng. Tôi lấy những cái nhân nhượng rất là nguy hiểm như là họ (để Trung Quốc) lấn đất, lấn biển; thế rồi bão vừa rồi đó, ngư dân ta đến trú ở đấy thì nó (Trung Quốc) cướp, nó đánh ngư dân, thế nhưng mà họ (Hà Nội) im thin thít đấy. Anh là chính quyền thì anh phải bảo vệ dân trước hết chứ! Tại sao anh lại nhu nhược, anh không dám phản đối những cái việc làm phạm pháp, phạm về luật biển, phạm về ký kết giữa hai nước? Trong những trường hợp thiên tai là phải giúp đỡ lẫn nhau cơ mà? Theo tôi thấy là thái độ nhu nhược mà anh em dùng cái chữ gần như là "đầu hàng" đối với kẻ bành trướng, thì thái độ đấy nhân dân ta không có thể chấp nhận nổi. Nó ngược đời: đối với nhân dân thì hết sức tàn bạo mà đối với kẻ bành trướng nó xâm phạm đất đai của tổ tiên ta thì lại nhún nhường, bạc nhược, ươn hèn đến mức như thế.

Đời đời hữu nghị?

Có lẽ một diễn biến minh họa rõ nét nhất cho nhận xét vừa rồi của nhà báo Bùi Tín là hệ thống báo chí "lề phải" của Việt Nam hết lòng ca tụng "đại lễ quốc khánh" ngày 1 tháng 10 của nước đàn anh Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa với "những hoành tráng, vũ khí hiện đại chưa từng có...", giữa lúc giới lãnh đạo Đảng, Quốc Hội, Nhà nước, Chính Phủ CHXHCN Việt Nam gởi "điện mừng" cho lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính Phủ CHND Trung Hoa, rằng "...Chúng tôi rất vui mừng trước sự phát triển ngày càng sâu sắc và những thành quả hợp tác rất quan trọng của mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nhà nước VN-TQ theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt...". "Điện mừng" của Hà Nội cho biết thêm "Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân VN hết sức quý trọng và luôn luôn mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị với Đảng, nhà nước, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc anh em; sẽ làm hết sức mình cùng phía Trung Quốc không ngừng vun đắp cho nhân dân 2 nước Việt-Trung đời đời hữu nghị với nhau..."

Và cho dù có 'lỡ lầm' mất Ải Nam Quan thì cũng cần ghi dấu 'Hận Nam Quan' cho con cháu mai sau biết được rằng: Nước Việt Nam ta hình cong chữ S, liền một dải từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau...

Phó TBT Nguyễn Trung Dân

Cách nay không lâu, hồi tháng 3 vừa rồi, khi Thủ Tướng VN Nguyễn Tấn Dũng long trọng tiếp đón Thượng tướng Trần Bỉnh Đức, Tổng tham mưu trưởng Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, không quên nhắc lại rằng "Đảng, Nhà nước và nhân dân VN luôn ghi nhớ sự giúp đỡ quý báu của Trung Quốc dành cho Việt Nam", thì một tháng trước đó, Phó Thủ tướng VN Phạm Gia Khiêm thực hiện quyết định của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bằng cách ban thưởng huân chương lao động hạng nhì cho ông Vũ Dũng lúc đó còn là thứ trưởng ngoại giao, vì điều gọi là "thành tích xuất sắc trong công tác biên giới, lãnh thổ...Có nhiều sáng kiến, tìm tòi giải pháp, đi đến kết thúc đàm phán và hoàn thành việc phân giới cắm mốc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ" của Việt Nam.

Những cư xử nhã nhặn và đời đời biết ơn đó của Hà Nội đối với Bắc Kinh diễn ra giữa lúc giới cầm quyền Việt Nam gán ghép những tội danh như "xâm phạm an ninh quốc gia", "lợi dụng quyền tự do, dân chủ để xâm hại quyền lợi nhà nước" khiến không ít người dân Việt dám bày tỏ lòng ái quốc để phản đối sự lấn lướt, bành trướng, cao ngạo...không cần che giấu nữa của Phương Bắc, đã không tránh khỏi cảnh tù tội, đọa đày.

Qua bài "Ai Phải Trả Lời" phổ biến hồi tháng rồi, nguyên phó tổng biên tập Nguyễn Trung Dân của tờ Du Lịch bị nhà nước VN đình bản nêu lên câu hỏi "Mà tội gì?", rồi ông viết tiếp rằng "Có chăng là tội muốn nói lên cho mọi người biết rằng VN vẫn có – và có nhiều – những thanh niên sẵn sàng xuống đường (và sẵn sàng chết) cho Hoàng Sa, Trường Sa của VN. Và cho dù có 'lỡ lầm' mất Ải Nam Quan thì cũng cần ghi dấu 'Hận Nam Quan' cho con cháu mai sau biết được rằng: Nước Việt Nam ta hình cong chữ S, liền một dải từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau..."

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty