TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, November 4, 2009

'Nhìn lại nước ta, không khỏi chạnh lòng'

Thảo luận dự Luật Thuế tài nguyên:
Cập nhật lúc 19:36, Thứ Ba, 03/11/2009 (GMT+7)
 - "Báo chí gần đây đăng thông tin là chúng ta sẽ xuất quặng sắt. Không hiểu khai thác chi cho thừa mứa, xài không hết đem xuất thô để mai mốt nhập lại sắt thép với giá cao trên trời như những năm 2007 - 2008", ĐB Trần Hồng Việt  (Hậu Giang) phát biểu tại phiên thảo luận sáng nay (3/11) về dự thảo Luật Thuế tài nguyên.
Theo lời ông Việt, đồng bằng sông Cửu Long tiêu tốn 1.000 tỷ đồng đầu tư xây kè chống sạt lở, nhưng bị nhiều tổ chức cá nhân khai thác hàng triệu m3 cát thu lợi lớn, "ngân sách Nhà nước bay theo gió, không ít nhà cửa đất đai, cơ sở hạ tầng lặn mất dưới lòng sông".
"Kiếm vài tỷ quá đơn giản"
Mô tả ảnh.
Ảnh: VNN
Đây là lần đầu tiên, dự thảo Luật Thuế tài nguyên được thảo luận tại hội trường. Do đó, ĐBQH vừa góp ý vào các điều  khoản cụ thể như thuế suất, biểu thuế... vừa bày tỏ quan ngại về tình trạng khai thác kiểu tận thu kéo dài nhiều năm nay.

Theo ĐB Trần Hồng Việt, nhiều quốc gia trên thế giới rất khôn khéo, họ giữ gìn tài nguyên của mình và đi khai thác tài nguyên ở các nước để thu lợi. Nếu khai thác tài nguyên đất nước họ thì cũng rất tiết kiệm, khai thác gắn với tinh chế thành những sản phẩm tiêu dùng rồi mới đưa ra thị trường.
"Nhìn lại đất nước chúng ta trong những năm gần đây không khỏi chạnh lòng, mạnh ai nấy thi đua khai thác tài nguyên vượt tầm kiểm soát của Nhà nước, tổ chức, cá nhân khai thác thu lợi rất lớn, để lại môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng, lâm tặc khai thác gỗ ở đầu nguồn, các dự án sân golf, khu công nghiệp khai thác rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, nạn khai thác vàng trái phép cũng như các loại khoáng sản quý hiếm khác v.v...", ông Việt bức xúc.
ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cũng phản đối việc giảm trần thuế suất ở một số loại.
Ông Minh đặt câu hỏi: Các nước xung quanh còn cất giữ tài nguyên và mua tài nguyên của chúng ta về dự trữ. Tại sao ta lúc nào cũng tự hào giàu tài nguyên khoáng sản để khai thác và bán?
"Chúng ta phải khuyến khích chế biến sâu, xuất sản phẩm tinh chứ không nên chính sách thuế đi ngược lại với chủ trương chung về kinh tế như thế. Hiện nay các đồng chí thấy vàng bị khai thác tràn lan, chỗ nào cũng bảo được cấp giấy phép, rồi gây ô nhiễm môi trường sinh thái, ảnh hưởng đời sống của nhân dân. Chúng ta đang từ 30% ở pháp lệnh bây giờ nâng lên luật còn 25%, tại sao lại có chuyện lạ kỳ như vậy? Như vậy là khuyến khích khai thác vàng tràn lan", ông Minh phân tích.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Quốc hội Nghiêm Vũ Khải bổ sung: "Vì thuế thấp nên khai thác kiểu gì cũng có lãi, moi lên để bán cũng có lãi. Có nhiều trường hợp người ta xin được mỏ rồi bán trao tay, kiếm vài tỷ quá đơn giản, vài chục tỷ tương đối phổ biến, có khi còn hơn thế nữa".
Miễn thuế cho đánh bắt xa bờ
ĐB Nguyễn Đình Xuân - Tây Ninh: Chúng ta đang ăn non
"Những tài nguyên không tái tạo được thì phải thu thuế cao, tài nguyên sắp cạn kiệt  phải bị đánh thuế đặc biệt cao. Ví dụ như than, theo những con số công bố chính thức, năm 2013 chúng ta bắt đầu nhập khẩu, năm 2020 coi như hết sạch than. Vậy mà bây giờ chúng ta vẫn tiếp tục xuất khẩu ồ ạt, điều này không thể hiểu nổi. Mà chúng ta đang xuất với giá chỉ 80 đô la/tấn, nhưng khi nhập lại phải trên 100 đô la. Llàm kiểu này tức là ăn non, sau này lại phải bỏ số tiền rất lớn cho thế hệ sau nhập vào".
Sau khi phân tích nhiều bất cập của chính sách thuế, các ĐBQH tiếp tục bày tỏ sự thất vọng vì cho rằng, dự án luật (được nâng từ pháp lệnh) lần này chưa khắc phục được bất cập. Căn cứ tính thuế, giá tính, mức thuế suất... đều được cho là chưa hợp lý.

Chẳng hạn, theo ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn), biên độ thuế suất quá rộng có thể bị vận dụng tùy tiện, chẳng hạn "từ 5% đến 20%; từ 6% đến 25%"...
Ngay trong bản thuyết minh, ban soạn thảo cũng thừa nhận chưa khắc phục được vấn đề quan trọng mà mục tiêu của dự án luật đề ra, đó là khuyến khích các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên, khoáng sản, tận thu tài nguyên, áp dụng khoa học công nghệ để đem lại hiệu quả cao trong quá trình khai thác và chế biến khoáng sản...
Lắng nghe những ý kiến trên, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh đứng lên giải trình: "Thuế là công cụ quan trọng, góp phần vào quản lý, khai thác tài nguyên chứ không phải là tất cả. Ví dụ nếu như cấm xuất khẩu mà người ta cứ xuất lậu, cấm khai thác mà cứ khai thác, không được cấp phép mà cứ cấp phép thì không phải là thuế có thể hạn chế được những việc đó".
Cũng theo Bộ trưởng Ninh, chính sách thuế điều hòa cả đối với sản xuất trong nước và xuất khẩu. Do đó, cần có lộ trình để tăng dần làm sao sản xuất trong nước chịu đựng được, vì thế khung thuế hơi rộng.
Ông Ninh cũng hứa tiếp thu ý kiến của ĐBQH về chủ trương miễn hẳn thuế với hoạt động đánh bắt xa bờ, vừa để khuyến khích ngư dân, vừa góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền lãnh thổ.
Dự thảo Luật Thuế tài nguyên dự kiến sẽ được hoàn chỉnh và thông qua vào kỳ họp năm tới.
  • Lê Nhung

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty