TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, November 5, 2009

"Vụ PCI làm chậm mà chắc" NHƯNG PHẢI "Rốt ráo thực hiện thu phí xe ô tô vào trung tâm TPHCM ."

Rốt ráo thực hiện thu phí xe ô tô vào trung tâm TPHCM

(Dân trí) - Phó Chủ tịch thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài vừa có công văn chỉ đạo Sở GTVT phối hợp cùng các sở ngành liên quan nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách để thực hiện mô hình thu phí tự động đối với xe ô tô.
Ô tô sẽ là nguyên nhân chính gây ùn tắc nghiêm trọng trong tương lai gần.

Thu phí xe ô tô vào trung tâm TP là một trong những giải pháp giảm ùn tắc giao thông mà UBND TP vừa thông qua vào cuối tháng 10/2009.

Theo phương án này, các xe ô tô đi vào một số tuyến đường trung tâm TP trong những khoản thời gian nhất định (giờ cao điểm) sẽ bị thu phí thông qua hệ thống thu phí tự động ERP.

Theo mô hình này, người có xe muốn lưu thông vào các tuyến đường thu phí phải gắn thiết bị thu phí trên phương tiện và mua thẻ nạp tiền qua hệ thống ngân hàng. Khi xe chạy qua cổng ERP đặt ở đầu các tuyến đường trên, thiết bị thu phí gắn trên xe sẽ tự đồng trừ tiền trong thẻ nạp tiền.

Theo ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM, cơ quan đề xuất phương án này thì tại Singapore, người ta đã thực hiện việc thu phí xe ô tô từ năm 1975 và đã giúp giảm thiểu đến 20% số vụ ùn tắc giao thông so với khi chưa triển khai thu phí; đồng thời, nó cũng góp phần hạn chế sự phát triển của xe ô tô cá nhân.

Cũng theo ông Phượng, để đầu tư toàn bộ hệ thống thu phí ERP, Singapore đã đầu tư 197 triệu SGD (gần 2.500 tỷ đồng), chi phí vận hành hệ thống hàng năm là 8 triệu SGD (khoảng 100 tỷ đồng) nhưng nguồn thu là 144 triệu SGD/năm.

Về việc thu phí này, dư luận có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng hầu hết các chuyên gia giao thông đều tỏ ra đồng tình, vì việc hạn chế xe ô tô cá nhân là nên làm ngay từ bây giờ.

Tiến sĩ Khuất Việt Hùng, Giám đốc Trung tâm tư vấn Phát triển giao thông vận tải TPHCM, người đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ TPHCM trong tương lai gần sẽ ùn tắc nghiêm trọng hơn hiện này vì xe ô tô chứ không phải vì xe máy, không chỉ ủng hộ chủ trương này mà ông còn đề nghị phí thu phải đủ cao để lái xe hạn chế đi vào trung tâm, có vậy mới phát huy được hiệu quả của phương án này.

Tuy nhiên, một số chuyên gia lo ngại mô hình thu phí tự động ERP nếu bê nguyên xi vào TPHCM sẽ khó triển khai. Vì trong thời gian kẹt xe, các xe lưu thông san sát nhau và rất hỗn loạn, dù cổng ERP nhận ra xe không có thiết bị thu phí đi qua nhưng camera cũng sẽ không ghi nhận được biển số xe để xử phạt về sau. Đơn cử là giải pháp xử phạt qua camera của Công an TPHCM vẫn chưa tỏ ra hiệu quả.

Hiện TP đã đồng ý cho Công ty Tiên Phong nghiên cứu đầu tư dự án này. Nếu được duyệt, dự án sẽ triển khai thí điểm tại khu vực quận 1, 3 trước.

Tùng Nguyên


Bộ trưởng Công an: Vụ PCI làm chậm mà chắc

Cập nhật lúc 19:40, Thứ Tư, 04/11/2009 (GMT+7)
,

 - Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội chiều nay (4/11) về tiến triển vụ PCI, Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh khẳng định sẽ làm chặt chẽ, chậm mà chắc. 

'>> Vụ PCI không phải là cá biệt' 
>> 'Thông tin từ Úc về tiền polymer có tính chất tham khảo'

Theo Bộ trưởng Công an, qua thông tin được cung cấp từ điều tra của Nhật Bản, vấn đề tiêu cực đối với Huỳnh Ngọc Sĩ, Việt Nam đã điều tra nắm tình hình, phát hiện sự việc cho thuê nhà sai mục đích, lấy tiền chia nhau, vi phạm pháp luật, đã khởi tố, xét xử như đã biết.

Sau đó phía Nhật có cung cấp toàn bộ hồ sơ quá trình điều tra liên quan đến Huỳnh Ngọc Sĩ, khoảng 4.000 trang, chúng ta phải dịch ra tiếng Việt. 

Bộ Tư pháp xem xét tài liệu dịch 

Được biết, công việc dịch thuật đã xong, vậy tài liệu được dịch được xử lý thế nào, thưa Bộ trưởng?

Tài liệu đã dịch xong khoảng hơn nửa tháng rồi, chúng tôi cũng dựa trên đó để xem xét trên cơ sở chứng cứ để buộc tội đối với ông Sĩ nhận tiền như thế nào.

Mô tả ảnh.
Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh. Ảnh: VA

Chúng tôi thấy có cơ sở nhưng việc sử dụng hồ sơ điều tra nước ngoài cung cấp thực ra mới là lần đầu tiên, chưa có tiền lệ, phải coi lại luật pháp của mình như thế nào.

Chúng tôi đã bàn với Viện Kiểm sát, mời tòa án cùng bàn xem sao, khi mình khởi tố thì Viện Kiểm sát có đồng ý truy tố. Truy tố thì tòa phải xử chứ "bác" thì cũng mệt. 

Chúng tôi đã họp, thấy cũng nên trao đổi thêm với Bộ Tư pháp xem sử dụng bộ hồ sơ này thế nào, hiện nay chúng tôi đã có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp xem xét.

Mình làm phải chặt chẽ, chậm mà chắc, phải cân nhắc, tính toán thủ tục.

Làm việc trực tiếp với phía Úc

Thưa ông, về việc báo chí Úc đăng bài điều tra về nghi án Công ty Securency đã hối lộ hàng triệu USD cho một công ty Việt Nam để có hợp đồng in tiền polymer?

Việc này chúng tôi đã giao cơ quan điều tra nắm tình hình. Cũng giống như vụ Huỳnh Ngọc Sĩ, khi có thông tin thì đặt vấn đề xem nước bạn làm thế nào.

Việc này không phải chính thức cơ quan đó đưa tin mà dư luận báo chí đăng tải, nên chúng tôi cử lực lượng tham gia trực tiếp với các cơ quan chức năng của Úc để nắm tình hình.

Đứng về phía góc độ của Bộ Công an, chúng ta có quan hệ, ký kết hiệp định với nhiều nước về phòng chống tội phạm. Đến nay, gần 40 nước đã ký, những thông tin từ nước ngoài, mình cũng đều phải quan tâm xem xét.

"Cha mẹ chững chạc hơn con cái"
 
Dư luận đặt câu hỏi tại sao lại có sự chậm trễ trong điều tra, xét xử các vụ tham nhũng như vừa qua?

Đúng là trong thực tế có sự chậm trễ, khởi tố và điều tra thời gian còn kéo dài. Có những vụ phải gia hạn, thậm chí gia hạn đến mức không thể gia hạn thêm nữa, rồi vì không chứng minh được đã phạm tội nên cuối cùng phải đình chỉ.

Nhưng điều tra lĩnh vực tham nhũng cực kỳ khó khăn, phức tạp trong việc tìm chứng cứ.

Hoặc có những người cũng việc đó nhưng giấy tờ, văn bản mình không có. Có khi hỏi thì họ từ chối, họ bảo không biết, không cung cấp chứng cứ nên mình không lấy được gì.

Một thực trạng nữa là việc đấu tranh chống tham nhũng trong các tổ chức của mình cũng không quyết liệt, còn tình trạng e ngại, nể nang.

Thực tế tôi cũng thấy chưa có vụ tham nhũng nào được phát hiện ngay ở chi bộ Đảng của cơ quan đó.

Đến nay, trong hơn 17 vụ án có liên quan đến tham nhũng thì cơ bản về mặt cơ quan điều tra đã xong. Đã chuyển qua viện kiểm sát, rồi sẽ chuyển qua tòa án và sẽ xét xử sớm trong thời gian tới.

Ông đánh giá thế nào về ý kiến của đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết chiều nay là phải chăng đang có sự bất bình đẳng trong việc xử tội phạm tham nhũng, dường như cán bộ to thì khi xử tội càng nhẹ?

Chiều nay thảo luận, nhiều đại biểu nói về việc phòng chống tội phạm, trong đó có tham nhũng. Tôi cũng đã chuẩn bị để ngày mai đăng ký phát biểu, nói lại một số vấn đề cho rõ. 

Đại biểu Thuyết nói chung vậy thôi chứ cái cụ thể, mình so sánh cấp trên với cấp dưới nhẹ với nặng thì đi vào cụ thể rồi. Cụ thể thì phải xem xét, có thể cùng là xử tham nhũng nhưng mức độ ở cấp trên thấp hơn thì phải xử thấp hơn chứ sao áp đặt được. Ở dưới vi phạm lại có tính chất nặng hơn. Cũng phải xem xét tội phạm liên quan đến lĩnh vực nào, tác hại thế nào, hậu quả ra sao nữa. Ví dụ tham nhũng trong việc gom tiền cứu trợ thì hậu quả để lại rất lớn, đánh giá cũng khác hơn. 

Trong báo cáo của cơ quan phòng chống tham nhũng thì tình hình gần đây số vụ thì giảm xuống, tham nhũng chủ yếu phát hiện được ở cấp xã. Theo Bộ trưởng, có phải là điều tra tham nhũng ở các cấp cao gặp khó khăn?

Không hẳn như vậy đâu, bây giờ mình có hơn 10.000 xã, lực lượng làm ở xã nhân lên cũng lớn hơn ở các cấp trên rất nhiều.

Mặt khác, quản lý của mình ở dưới còn nhiều sơ hở hơn, không chặt chẽ như trên này.

Thứ hai, chất lượng cán bộ cấp càng cao, nói gì thì nói, dù sao tư tưởng cũng đỡ hơn, đỡ lệch lạc hơn cấp dưới. Cũng như trong gia đình, người cha người mẹ cũng chững chạc hơn con cái chút.

Một điều quan trọng nữa là cơ sở bên dưới gần dân nên phát hiện tốt hơn, dân phát hiện tham nhũng tốt hơn cán bộ công chức, cán bộ thấy thủ trưởng tham nhũng nhưng không dám nói.

"...Trong báo cáo của Chính phủ, tội phạm tham nhũng được xếp cùng với tội phạm về môi trường và xếp hàng thứ ba. Xếp thứ nhất là tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, thứ hai là tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội. Tôi cho rằng chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia là hết sức quan trọng, lực lượng an ninh của ta đã có công chặn đứng những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch từ bên ngoài kết hợp với bên trong. Nhưng trong lúc này, chúng ta thử đánh giá xem, những tổ chức mà không mấy ai biết đến ở nước ngoài nó đáng sợ hơn hay nội xâm đáng sợ hơn.

Tôi thì nghĩ nội xâm đáng sợ hơn. Khi cơ thể chúng ta khoẻ mạnh thì không vi khuẩn nào có thể xâm nhập được, dù có xâm nhập chăng nữa cũng không thể "tác oai tác quái được". Nhưng nếu cơ thể chúng ta yếu thì chỉ cần cơn lạnh nhẹ cũng có thể dẫn đến bị cảm cúm.

Tôi cho rằng quan trọng nhất để bảo vệ chế độ là lòng dân... Nếu chúng ta không chống được tham nhũng, không quyết tâm chống tham nhũng, để nhân dân giảm lòng tin thì lúc đó, các thế lực bên ngoài sẽ có điều kiện thuận lợi để kết hợp với những người bất mãn bên trong để âm mưu chống phá chế độ.

Tôi mong rằng tất cả các nhận thức về lý thuyết ấy được các cơ quan tư pháp thể hiện trong thực tế, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đáp ứng yêu cầu của nhân dân". 

                          Trích phát biểu của ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết 

  • Vân Anh - Cao Nhật ghi

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty