Quanh vụ báo chí nước ngoài đưa tin “hối lộ để in tiền polymer”, ông Mai Quốc Bình, phó tổng Thanh tra Chính phủ
SGTT
- Trong mấy ngày qua, tờ nhật báo The Age của Úc tiếp tục đăng tải bài
điều tra về nghi án công ty Securency (có 50% cổ phần của ngân hàng
Trung ương Úc) đã hối lộ hàng triệu USD cho một công ty Việt Nam (công
ty Phát triển công nghệ CFTD tại Hà Nội do ông Lương Ngọc Anh làm tổng
giám đốc) để giành được hợp đồng in tiền polymer cho Việt Nam. Vẫn theo
tờ báo trên, một phần trong số tiền hối lộ đó đã được chuyển vào các
tài khoản ở ngoại quốc, đặc biệt là Thuỵ Sĩ. Những thông tin của tờ The
Age sau đó được đăng lại ở nhiều tờ báo nước ngoài khác, gây nhiều thắc
mắc nơi bạn đọc. Phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị đã phỏng vấn qua điện
thoại ông Mai Quốc Bình, phó tổng thanh tra Chính phủ – cơ quan có
trách nhiệm quan trọng trong công tác phòng chống tham nhũng (cục Phòng
chống tham nhũng trực thuộc Thanh tra Chính phủ).
Thưa
ông, ông có biết câu chuyện mà báo chí Úc và một số báo nước ngoài khác
đưa về vụ việc họ cho là có chuyện một công ty Úc hối lộ một công ty
Việt Nam để in tiền polymer cho Việt Nam? Chính phủ có chỉ đạo gì về
việc làm rõ các thông tin này không?
Tôi
chưa biết. Cái này khó. Nhưng tôi nghĩ, khi có thông tin chính thức thì
chắc chắn Chính phủ sẽ chỉ đạo làm rõ thôi. Vụ này tôi biết cũng chưa
thông tin đến Thanh tra Chính phủ, nếu có chúng tôi sẽ thông tin cho
(phóng viên).
Trước
đây, khi có thông tin ban đầu bên Úc thì Chính phủ đã giao cho bộ Ngoại
giao, bộ Công an tiếp cận, phối hợp với các cơ quan bên Úc để làm rõ vụ
việc?
Đương
nhiên rồi, khi vấn đề có liên quan đến yếu tố nước ngoài thì chắc chắn
phải có sự tham gia của bộ Công an, rồi bộ Ngoại giao, kể cả bên viện
Kiểm sát nhân dân tối cao nữa.
Thanh tra Chính phủ đã có quá trình thanh tra vụ in tiền này rồi, đúng không ạ? Vì sao hồi đó ta chưa phát hiện?
Đúng
là trước đây chúng tôi có đoàn thanh tra vào làm việc tại ngân hàng Nhà
nước, do anh Hào làm trưởng đoàn đó. Đã thanh tra rồi và có ý kiến rồi
đấy. Nhưng mọi việc chỉ dừng lại ở mức độ thôi. Rồi phải chờ xác minh
của ngành công an. Nhưng tôi biết là việc này có làm nhưng thông tin
chưa đến tai thanh tra Chính phủ nên chúng tôi không có ý kiến được.
Hồi đó chúng tôi có khuyến nghị vài điểm mà bên ngành thanh tra không
làm tới được thì chuyển bên ngành công an làm rõ.
Theo
những gì báo Úc đưa thì một số cán bộ ở ta có tài khoản ở các ngân hàng
nước ngoài. Trong nỗ lực chống tham nhũng, ta có ý định làm rõ điều này
không và có quy định gì về bắt buộc kê khai, kiểm soát các tài khoản đó
không?
Cái
này thì lâu nay tôi cũng chưa nhận được bất cứ một sự chỉ đạo, một sự
triển khai nào để mà nói về vấn đề này. Đương nhiên là hiện nay, ta
cũng có quy định khi kê khai tài sản cũng phải kê khai rõ là trong nước
tài sản anh có bao nhiêu, ngoài nước có bao nhiêu. Nhưng đó là quy định
thôi. Chứ thực sự người nào có hay không có thì cũng chưa có nắm được
thực hư thế nào. Vấn đề này nó cũng nhạy cảm mà nó khó lắm. Nếu vụ này
mà không làm cụ thể, làm qua loa đại khái thì không thực hiện được ý
chung của luật (luật Phòng chống tham nhũng).
Mạnh Quân (thực hiện)
No comments:
Post a Comment