Cập nhật lúc 11:49, Thứ Bảy, 31/10/2009 (GMT+7)
-
"Cán bộ thực hiện quy hoạch vừa thiếu vừa yếu, quy hoạch làm xong phải
chỉnh sửa nhiều lần, cán bộ quản lý cũng mỏng và yếu không kém" - GĐ Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM Trần Chí Dũng thừa nhận tại Hội nghị điều trần do Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND TP ngày 30/10.
Chỉ có dân chịu thiệt
Cách
đây hơn 5 năm, ngày 21/5/2004, UBND TP.HCM ký quyết định số 144 phân
cấp cho chủ tịch UBND quận, huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng
1/2000 trên địa bàn do mình quản lý. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng
việc phân cấp này, cho đến nay, còn nhiều điều chưa ổn.
Ảnh: ĐQ |
ĐB
Trương Trọng Nghĩa cho rằng, trong khi quy hoạch chung toàn thành phố
cho đến giờ vẫn đang tiếp tục được điều chỉnh, nhiều quận, huyện còn
chưa có hoặc đang làm quy hoạch chung thì việc phân cấp và yêu cầu phủ
kín quy hoạch chi tiết 1/2000 ở các quận, huyện là thiếu cơ sở và không
khả thi.
“Theo
tôi, việc quy hoạch chi tiết 1/2000 không nên phủ kín một cách đại trà,
đồng loạt mà nên cân nhắc kỹ. Nơi nào đã hoàn chỉnh quy hoạch chung và
cần thiết phải phủ kín quy hoạch 1/2000 do nhu cầu phát triển thì hãy
làm, còn nơi nào chưa có quy hoạch chung hoặc chưa đến mức thật sự cần
thiết thì tạm thời chưa làm”, ông Nghĩa nói.
ĐB Lê Văn Trung thẳng thắn hơn: “Muốn
thành phố phát triển bền vững thì công tác quy hoạch nên tập trung,
không nên dàn trải và chạy theo số lượng. Có như vậy, tính khả thi mới
cao”.
Nhận
xét quy hoạch dàn trải sẽ gây khó khăn và làm ảnh hưởng đến cuộc sống
người dân, cử tri Phạm Văn Ảnh (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) nói: “Không
nên chỗ nào cũng làm quy hoạch. Quy hoạch tràn lan mà không tính đến
khả năng thực hiện thì thành “quy hoạch treo”, chỉ có dân là phải chịu
thiệt thòi”.
Đồng
quan điểm trên, ĐB Phạm Minh Trí nói công tác quy hoạch quan trọng vẫn
là chất lượng chứ không phải là làm cho nhanh, lấy số lượng.
“Tốt
mà thiếu tính khả thi, thiếu giải pháp, khả năng tài chính… thì ắt sẽ
dẫn tới quy hoạch treo. Giống như tôi chỉ đủ tiền xây một căn nhà cấp
4, nhưng anh kỹ sư lại vẽ một căn biệt thự thì làm sao làm nổi…”, ông Trí nói.
Kiến trúc sư Lưu Trọng Hải, nguyên cán bộ Văn phòng Kiến trúc sư trưởng TP.HCM, cũng cho rằng thời
gian qua, do quy hoạch đại trà, không tính đến khả năng thực hiện nên
nhiều quy hoạch bị “treo” vô thời hạn, ảnh hưởng đến cuộc sống người
dân.
“Để
khắc phục điều này, sau khi Viện Quy hoạch - Kiến trúc lập xong quy
hoạch, nên đưa về địa phương, tham khảo thêm ý kiến người dân để quy
hoạch sát hơn với thực tế”, ông Hải chia sẻ.
Theo
Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo, muốn có chất lượng thì quy hoạch lập
ra phải thỏa mãn các điều kiện của sự phát triển, phải có tính thời đại
và tính đặc thù của một thành phố sông nước phương Nam song song với
việc bảo tồn, gìn giữ những công trình lịch sử, văn hóa.
Nhiều
ý kiến đề xuất nên giao việc quy hoạch, kể cả quy hoạch chi tiết
1/2000, về một đầu mối quản lý, phê duyệt, có thể là Sở Quy hoạch -
Kiến trúc hoặc một cơ quan chuyên ngành.
Không nên phân cấp cho quận, huyện
Kiến
trúc sư Lưu Trọng Hải khẳng định quy hoạch đô thị là nền tảng cho việc
phát triển đô thị. Đây là công việc khó khăn, đòi hỏi hàm lượng chất
xám cao, không thể tùy tiện giao cho các cán bộ không đủ chuyên môn.
“Tôi
không có ý định nói cán bộ đô thị quận, huyện nào cũng không đủ chuyên
môn, song thực tế vẫn còn nhiều cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong
bối cảnh như vậy lại càng không nên phân cấp lập và phê duyệt quy hoạch
chi tiết 1/2000 về cho quận, huyện”, ông Hải nói.
GĐ Sở Quy hoạch - Kiến trúc Trần Chí Dũng cũng thừa nhận: “Cán
bộ thực hiện quy hoạch vừa thiếu vừa yếu, quy hoạch làm xong phải chỉnh
sửa nhiều lần trong khi cán bộ quản lý quy hoạch cũng mỏng và yếu không
kém nên công tác quy hoạch chậm, không thể triển khai đồng bộ và có
chất lượng được”.
Thống
kê của Sở Kế hoạch - Đầu tư cho thấy TP.HCM hiện có 376 đơn vị đăng ký
hành nghề tư vấn quy hoạch nhưng chỉ có 33 đơn vị tham gia lập quy
hoạch chung xây dựng và quy hoạch chi tiết và chỉ 3 - 4 đơn vị đạt yêu
cầu.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Thành Tài cho rằng đây không chỉ là chuyện của riêng quận, huyện mà là của cả thành phố. “Chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật để sửa chứ không thể nói đó rồi cho qua”, ông Tài nhấn mạnh.
Theo ông Tài, TP cần có chính sách thu hút cán bộ trong lĩnh vực quy hoạch: “Sắp
tới, phải có chiến lược bồi dưỡng và đào tạo cán bộ quy hoạch. Trong
chương trình đào tạo 300 thạc sỹ và tiến sĩ cho TP, phải chú ý đào tạo
cán bộ quy hoạch, quản lý đô thị”.
-
Đoàn Quý
No comments:
Post a Comment