TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, November 6, 2009

Ông Sam Rainsy nói gì?

Ông Sam Rainsy Ông Sam Rainsy bị cáo buộc là bài Việt Nam Tuần trước, chính phủ Việt Nam lên án hành động của lãnh đạo đối lập Campuchia Sam Rainsy, khi ông này tới khu vực đang phân giới cắm mốc giữa tỉnh Long An và tỉnh Svay Rieng, nhổ sáu cọc dấu tạm thời mang về Phnom Penh hôm 25/10. Việt Nam cũng nói các phát biểu "vu cáo Việt Nam" của ông Sam Rainsy là nhằm mục đích phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia; và yêu cầu chính phủ Campuchia có biện pháp "xử lý thích đáng" đối với ông. Sau đó, chính quyền huyện Chantrea (tỉnh Svay Rieng) của Campuchia đã kiện ông ra tòa. Đài BBC có cuộc phỏng vấn với chính khách người Campuchia này về diễn biến mới nhất. Sam Rainsy: Họ kiện tôi vì tội xâm hại tài sản công cộng, khiêu khích và phá hoại quan hệ Campuchia-Việt Nam. Tôi chưa quyết định có thuê luật sư hay không, nhưng tôi có đủ lý lẽ để tự biện hộ. Chính tôi đang cố gắng bảo vệ nông dân Campuchia, những người đang bị mất đất mất rộng tại khu vực đường biên giới với Việt Nam. BBC: Khi nào ông sẽ ra tòa, thưa ông? Sam Rainsy: Tôi chưa biết, nhưng nếu muốn họ có thể tiến hành quá trình tố tụng rất nhanh chóng. Chính phủ Campuchia đang thử xem phản ứng của dân chúng và quốc tế thế nào rồi sẽ quyết định sẽ tiến hành vụ kiện ra sao. Tòa án Campuchia chỉ là công cụ chính trị của chính phủ và đảng cầm quyền để trấn áp những người đối lập mà thôi. BBC: Ông có thể cho biết chuyện gì đã xảy ra hôm 25/10? Sam Rainsy: Tôi đến tham dự một buổi lễ tôn giáo tại một ngôi chùa làng nằm không xa biên giới (với Việt Nam). Trong buổi lễ, một nhóm dân làng tới nơi gặp các dân biểu có mặt tại chỗ, trong đó có tôi. Họ than phiền rằng chính quyền địa phương và chính phủ Việt Nam đã lấy đất của họ và xin chúng tôi can thiệp để họ có thể tiếp tục giữ quyền sở hữu ruộng đất mà họ đã sinh sống hàng thập niên nay. Trong vị trí đại biểu Quốc hội, tôi không thể làm ngơ trước yêu cầu của họ được. Tiểu sử 1949: Sinh tại Phnom Penh 1965: Sang Pháp 1989: Là đại diện ở châu Âu của Funcinpec 1993: Bộ trưởng tài chính 1994: Bị trục xuất khỏi Funcinpec 1995: Thành lập Đảng Quốc gia Khmer, sau đổi thành Đảng Sam Rainsy 2005: Rời đất nước sau khi mất quyền miễn tố của đại biểu quốc hội 2006: Trở về sau khi được Quốc vương Norodom Sihamoni miễn xá BBC: Nhóm dân biểu mà ông nhắc đến đều thuộc đảng của ông có phải không̣? Có lý do gì mà các ông lại lựa chọn tới khu vực này? Sam Rainsy: Vâng tất cả đều thuộc đảng của tôi (SRP). Mỗi năm chúng tôi, đồng nghiệp, bạn bè đều tổ chức thăm viếng, cúng lễ tại một ngôi chùa xa xôi nào đó. Các chùa nằm xa nhất là các chùa ở khu vực biên giới và thường người dân không có tiền nên chúng ở trong tình trạng khá tiêu điều. Chúng tôi muốn giúp họ ít nhiều để tu bổ lại chùa chiền. BBC: Ông bị nói là đã nhổ cọc mốc biên giới giữa Việt Nam và Campuchia rồi mang về Phnom Penh. Sam Rainsy: Tôi không nhổ cọc, chính người dân đã nhổ chúng rồi vứt đi. Đây là các cọc tạm, dựng lên để xem phản ứng của người dân trước khi họ dựng cột mốc thật, vi phạm quyền lợi của người dân địa phương. BBC: Ông có lấy các cọc mốc đó không? Sam Rainsy: Không, tôi không lấy chúng. Tôi không lấy chúng làm gì cả, các phóng viên hay người nào quan tâm xin cứ đến tận nơi để tìm hiểu. BBC: Ông cũng bị nói là đã đưa ra nhiều phát biểu có tính vu cáo về quan hệ Việt Nam - Campuchia. Ông có chủ trương bài Việt Nam không? Sam Rainsy: (im lặng vài giây) Không. Tôi chủ trương vì Campuchia. BBC: Hồi năm 1998, trong quá trình vận động tranh cử, báo chí nói khá nhiều về việc ông hô hào chống Việt Nam, ông dùng từ 'yuon' (chỉ người Việt một cách miệt thị) nhiều lần trong các phát biểu của mình. Sam Rainsy: Báo chí đã trích dẫn sai lời tôi và đặt các phát biểu của tôi ra ngoài ngữ cảnh. BBC: Ông nghĩ sao về chính sách đối với Việt Nam của chính phủ hiện thời? Chúng tôi hỏi vậy là vì hoạt động vừa rồi của ông diễn ra tại khu vực đường biên với Việt Nam. Sam Rainsy: Không, vấn đề căng thẳng hiện nay của Campuchia lại liên quan tới Thái Lan cơ. Hai nước đang ngày càng căng thẳng về chủ đề biên giới, trong đó có đền Preah Vihear. Campuchia là một nước nhỏ, chúng tôi phải đối phó với nhiều vấn đề từ các nước láng giềng, không đơn cử nước láng giềng nào. BBC: Nhưng rõ ràng ông bị chỉ trích là đã sử dụng lá bài 'bài Việt Nam' để vận động ủng hộ của cử tri... Sam Rainsy: Tôi không cần phải sử dụng lá bài nào cả. Chính phủ đương quyền đã làm nhiều chuyện tồi tệ, Campuchia là một trong các quốc gia tham nhũng nhất thế giới. Trung Quốc luôn luôn là đồng minh của Campuchia, giúp Campuchia bảo vệ độc lập. Sam Rainsy Theo Ngân hàng Thế giới, Campuchia cũng là một trong các nước nghèo nhất thế giới. Thế cho nên chính quyền Hun Sen xứng đáng bị chỉ trích và họ phải thay đổi để cải thiện tình hình của người dân. BBC: Ông có vừa nhắc tới các nước láng giềng. Xin hỏi ông về thái độ của ông đối với Trung Quốc và ảnh hưởng của Trung Quốc tại các nước thuộc Đông Dương cũ? Sam Rainsy: Trung Quốc đang ngày càng có vai trò quan trọng. Nhưng Trung Quốc không có biên giới chung với Campuchia nên chúng tôi không sợ Trung Quốc. Ngược lại, chúng tôi nghĩ là Trung Quốc có thể mang lại ảnh hưởng có tính cân bằng. Trung Quốc luôn luôn là đồng minh của Campuchia, giúp Campuchia bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình. BBC: Ông không quên thời kỳ Khmer Đỏ đấy chứ, thưa ông? Sam Rainsy: Thời kỳ đó chỉ là một tai nạn, chúng ta cần nghĩ tới tương lai lâu dài. Chế độ Khmer Đỏ thực ra chỉ tồn tại có ba năm, nhưng Campuchia và Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong nhiều thế kỷ nữa.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty